PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Tổ chức y tế chương trình y tế quốc gia (Trang 70 - 74)

Để công tác quản lý thông tin y tế dam bao tinh day du, kịp thời và có chất lượng ta cần thực hiện một số công việc sau:

1. Xây dựng bộ chỉ số thống kê cơ bản

Xác định chỉ số thực sự cần thiết cho ngành Y tế nhằm giảm bớt gánh nặng công tác thống kê ở các tuyến, đặc biệt là các chỉ số liền quan đến SKSS.

2. Soạn thảo từ điển chỉ số y tế

Để thống nhất thuật ngữ, nâng cao chất lượng thông tin, mỗi chỉ số cần có hướng dẫn chi tiết về định nghĩa, khái niệm công thức và phương pháp tính, nguồn số liệu, phạm vì và giai đoạn thu thập thông tin.

3. Tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ y tế (CBYT)

CBYT thường quen thuộc với loại báo cáo định kỳ và ít có điều kiện thu thập số liệu qua việc điều tra khảo sát, điều tra chọn mẫu. Do vậy, cần tập huấn việc sử dụng biểu mẫu trước khi tiến hành thu thập và báo cáo vì khi đưa một chỉ số mới vào biểu mẫu thì CBYT phải hiểu rõ được ý nghĩa và cách thu thập như thế nào.

+ Tất cả cán bộ chuyên trách TKYT và CBYT cơ sở cần được tập huấn về quản lý thông tin y tế. Các nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi cần được tập huấn để thu thập các chỉ số liên quan đến SKSS.

+ Cần bố trí đủ thời gian để cán bộ cơ sở nêu khó khăn, vướng mắc đang gặp phải để cùng giải quyết cụ thể và rút kinh nghiệm cho các đơn vị khác.

+ Để làm tốt công tác này, khi tập huấn về phương pháp, cần có tài liệu hướng dẫn cụ thể và cần chú ý đến: nội dung điều tra, đối tượng điều tra, phương pháp thu thập số liệu, biểu mẫu và thời gian điều tra.

De pan > ne A a” w? z an? ~ ` z z

4. Cái tiên sưa đôi hệ thống số sách, biêu mâu và báo cáo

Thông tin thu thập phải được ghi chép dây đủ và đúng quy định, muốn vậy ngoài việc tập huấn cho cán bộ làm công tác thống kê ta phải xem xét đến nội dung của các sổ sách, biểu mẫu có phù hợp và sắp xếp có hệ thống không. Sổ sách, biểu mẫu báo cáo phải được thống nhất và cấp phát từ đầu năm để các đơn vị có điều kiện ghi chép kịp thời.

ð. Phương tiện thu thập và xử lý thông tin

Cần thiết lập hệ cơ sở đữ liệu chung cho dân số và y tế, từng bước tăng cường hệ thống máy vì tính từ trạm y tế xã cho đến tuyến cao hơn và cán bộ phải được tập huấn để sử dụng. Từng bước nối mạng nội bộ và áp dụng hệ thống quản lý thông tin dia ly — GIS.

6. Xây dung va củng cố mạng lưới y tế thôn, bản (YTTB)

Xây dựng đội ngũ YTTB đều khắp cho tất cả thôn, bản, tìm nguồn hỗ trợ kinh phí để đội ngũ này được duy trì và hoạt động tốt.

7. Lập hệ thống giám sát

Xây dựng hệ thống và quy chế hoạt động giám sát về quản lý thông tin y tế, có kế hoạch giúp đỡ tuyến dưới về công tác thống kê, báo cáo v.v...

8. Phối hợp y tế tư nhân (YTTN)

Hiện nay y tế tư nhân (VTTN) đã có quy chế hoạt động, nhưng trong thực tế

việc áp dụng còn chưa triệt để. Nhằm khắc phục việc thiếu thông tin, ta cần có quy chế chặt chẽ để phối hợp với YTTN trong việc thu thập thông tin về người bệnh.

Các cơ sở YTTTN phải báo cáo định kỳ cho cơ quan y tế Nhà nước về tình hình bệnh nhân đang điều trị để việc theo dõi tình hình bệnh tật được kịp thời.

9, Xây dựng thí điểm hệ thống thông tin y tế hộ gia đình

Do chỉ khoảng 30 — 40% số lượt người ốm đến cơ sở y tế Nhà nước nên cần xây dựng mô hình thu thập thông tỉn y tế từ hộ gia đình thông qua nhân viên YTTB để

rút kinh nghiệm nhân rộng ra các vùng.

10. Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế

Đẩy nhanh tiến độ sử dụng bảo hiểm y tế để quản lý thông tin về người bệnh

thông qua cd quan này.

11. Khen thưởng

Đưa việc cải tiến quản lý thông tin y tế vào kế hoạch công tác của các tuyến y tế và có đánh giá định kỳ, có thì đua khen thưởng hàng năm.

TỰ LƯỢNG GIÁ

Câu hỏi lựa chọn (Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng) 1. Thông tin y tế được sử dụng để:

A. Lập kế hoạch y tế, giám sát hoạt động y tế B. Quá trình Quản lý y tế

C. Lập kế hoạch y tế, giám sát và đánh giá hoạt động y tế

D. Lập kế hoạch, giám sát, đánh giá, kiểm tra các hoạt động y tế.

2. Các thông tin đầu vào của một chương trình hay hoạt động y tế bao gồm:

A. Nhân lực và trang thiết bị

B. Nguồn lực và trình độ kỹ thuật để giải quyết vấn đề y tế

C. Nhân lực và phương tiện kỹ thuật D. Nhân lực và kinh phí.

3. Tỷ lệ tử vong của từng bệnh để đánh giá:

A. Mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng B. Sự nguy hiểm của bệnh trong cộng đồng

C. Yếu tố quyết định lựa chọn vấn đề ưu tiên cần giải quyết D. Kết quả của chương trình can thiệp.

4, Tính chính xác của thông tìn là:

A. Đánh giá đúng tình trạng sức khoẻ thực tế của cộng đồng

B. Phản ánh đúng tình hình thực tế

C. Do lường được tình trạng sức khoẻ của cộng đồng

D. Đo lường và đánh giá tình trạng sức khoẻ thực tế của cộng đồng.

5. Thông tin được xác định trong các dạng như sau:

A. Số lượng và định lượng B. Định tính và định lượng C. Số lượng và tỷ lệ

D. Số lượng và định tính.

Câu hỏi đúng sai (Đánh dấu X vào cột Ð cho câu đúng và cột S cho câu sai) Những thông tin sau là thông tin về số lượng:

TT Câu hỏi Đ §

6 | Bà mẹ có kiến thức về chăm sóc trẻ đúng cách 7 | Số mắc bệnh Lao

8 | Số phụ nữ từ 15

9 | Hộ gia định sử dụng hố xí hợp vệ sinh đúng quy định

10 | Số trẻ được ăn theo ô vuông thức ăn quy định

Câu hồi truyền thống

11. Anh/chị hãy phần tích ưu và nhược điểm của lưu trữ, bảo quản thông tin bằng số sách và báo cáo tại trạm y tế cơ sở?

12, Anh/chị hãy trình bày việc báo cáo và thông báo y tế?

Bai 13

Một phần của tài liệu Tổ chức y tế chương trình y tế quốc gia (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)