Phân tích tình hình và lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên

Một phần của tài liệu Tổ chức y tế chương trình y tế quốc gia (Trang 77 - 83)

1.1, Phan tich tinh hinh thuc tai (analyzing situation)

Để phân tích tình hình, người quản lý cần thu thập và sử dụng thông tin.

Không có thông tin, lập kế hoạch là một quá trình mò mẫm, rồi rạc.

Thông tin có thể được thu thập từ các số sách, báo cáo như từ số thống kê; sổ

khám chữa bệnh; báo cáo định kỳ của các trạm y tế, phòng khám, bệnh viện.

Thông tin cũng có thể có được từ các quan sát trực tiếp như qua các đợt khảo sát, điều tra; hay có thể thu thập được từ các cuộc phỏng vấn cộng đồng.

Những thông tin cần thu thập bao gồm:

°_ Những chỉ số về sức khoẻ và bệnh tat v.v...;

-_ Những số liệu về dân số, nhóm tuổi; những chỉ số về kinh tế, văn hoá — xã hội như trường học, giáo dục, nông nghiệp v.v...;

°_ Những số liệu về nguồn lực như con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, kinh phí v.v...;

Khi thu thập thông tín, nên đặt các câu hỏi nhằm giải thích nguyên nhân của van dé, vi dụ như:

-_ Nhân dân có hiểu lợi ích của giữ vệ sinh tốt không?

* Thai dé va thoi quen gây ra vấn đề sức khoẻ là gì?

-_ Nguồn nước có an toàn không? Nếu không thì tại sao?

+ Nhân dân có nhà vệ sinh không? Có sử dụng nhà vệ sinh không? Nếu không thì tại sao?

Những câu trả lời sẽ cung cấp những thông tin giải thích vấn đề sức khoẻ chính xác hơn những số liệu tìm được trong ghi chép.

Nên biết những kết quả đã đạt được hoặc chưa đạt được trong các chương trình y tế, lập danh sách những đối tượng cần được can thiệp trong các chương trình đó.

Để đánh giá một chương trình, nên ghi nhận các ý biến của cộng đồng uê các bhía cạnh sau:

*_ Nhân dân có ủng hộ và tham gia vào chương trình không?

-_ Sau các đợt tập huấn, học viên có áp dụng những gì họ đã được học không?

-- Nội dung truyền đạt của các lớp tập huấn như thế nào? Có phù hợp với thực tế của địa phương không?

- Có những trở ngại gì mà chương trình y tế chưa đạt được hiệu quả? Có những biện pháp gì để giảm bớt hoặc loại bỏ những trở ngại đó?

-_ Có cần phải thay đối đối tượng can thiệp không?

Từ tình hình thực tế, người cán bộ y tế nêu ra các vấn đề sức khoẻ (health problem) tổn tại cần giải quyết, và các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân trong cộng đồng để chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên giải quyết.

Để xác định vấn đề sức khoẻ, chúng ta có thể sử dụng bảng điểm với bốn tiêu chuẩn như dưới đây:

Bảng tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ

Điểm số

Tiêu chuẩn để xác định vấn để sức khoẻ

VB 4 Vb 2 VÐ 3

1. Các chỉ số biểu hiện vấn đề ấy đã vượt quá mức bình thường?

2. Cộng đồng đã biết đến vấn dé ay và đã có phản ứng rõ ràng?

3. Nhiều ban ngành hay đoàn thể đã có dự kiến

hành động?

4. Ngoài số cán bộ y tế, trong cộng đồng đã có một nhóm người khá thông lhạo về vấn đề đó?

z var

* Cách cho điêm:

3 điểm: rất rõ ràng 2 điểm: rõ ràng

1 điểm: có ý thức, không rõ ràng lắm

0 điểm: không có, không rõ

+ Cách nhận định két qua:

9-12 điểm: có vấn đề sức khoẻ trong cộng đồng dưới 9 điểm: vấn đề chưa rõ.

1.3. Xác định uấn đề sức khoẻ u tiên (Identifying prioritized health problem) Trong một cộng đồng, cùng một lúc có thể có nhiều vấn đề sức khoẻ cùng hiện hữu. Các vấn đề sức khoẻ này có thể có những mức độ trầm trọng khác nhau, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Ngoài ra, nguồn lực của địa phương cũng có những biến thiên và thay đối. Do vậy, cùng một lúc không thể giải quyết hết tất cả mọi vấn dé sức khoẻ trong một cộng đồng dân cư. Xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên nhằm giải quyết. các vấn đề sức khoẻ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trong một thời điểm cụ thể.

Để xác định, chúng ta có thể dựa vào Hệ thống Định bậc Ưu tiên Cơ bản = BPRS (Basic Priority Rating System). Đây là cách xác định vấn đề sức khoẻ và chon ưu tiên khi cân nhắc các yếu tố.

BPRS = (A + 2B) x C

A. Diện tác động của vấn đề, thường thể hiện bằng các tần suất mắc bệnh hay các tỷ lệ tử vong,

B. Mức độ trầm trọng của vấn để, căn cứ trên tính chất cấp bách, mức độ trầm trọng của hậu quả xã hội mà vấn đề đó gây ra.

C. Hiệu quả của chương trình can thiệp để giải quyết vấn đề đó: căn cứ vào khả năng nguồn lực có cho phép hay không? Chi phí bỏ ra có tương xứng với hiệu quả mang lại hay không? Có được người dân chấp thuận hay không? có phù hợp với quy định, pháp luật hay không?

Công thức trên cho thấy, yếu tố B được xem là quan trọng gấp hai lần yếu tế A và yếu tố C, bao trùm lên hai yếu tế A và C. Xem xét vấn đề nào có thể giải quyết có kết quả thì ta chọn ưu tiên.

Cũng có thể xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên bằng cách cho điểm số dựa vào các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này cũng tương đồng với các yếu tố A, B, và C như 6 BPRS.

Bảng tiêu chuẩn lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên

be Điểm số

Tiêu chuẩn để xác định vấn để sức khoẻ ưu tiền Vb 4 Vb 2 VD 3

1. Mức độ phổ biến của vấn dé (nhiều người mắc hoặc liên quan)

|2 Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, lổn hại kinh tế, xã hội...)

3. Ảnh hưởng đến lớp người có khó khăn (nghèo khổ, mù chứ,

vùng hẻo lánh...)

4. Đã có kỹ thuật, phương pháp, phương tiện giải quyết.

5. Kinh phi chấp nhận được

6. Cộng đồng sắn sàng tham gia giải quyết Xem xét các yếu tố của BPRS và các tiêu chuẩn trong bảng cho điểm, ta nhận

thấy rằng, tiêu chuẩn 1 tương đồng với yếu tố A; tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 3 tương ứng với yếu tố B (quan trọng); ba tiêu chuẩn còn lại đồng nhất với yếu tố €.

+ Cách cho điểm

Điểm TC 1 TC 2 TC 3 TC 4 T€ 5 T© 6

- 0 Rất thấp Không Khong | Không thể Cao Không

1 Thấp Thấp Ít Khó khăn Trung binh Thấp

2 Trung bình Trung bình Tương đối Có thể Thấp Trung bình

i 3 + Cách nhận định kết quả Cao Cao Nhiéu Chắc chắn Rất ít Cao

15-18 diém:

12-14 diém:

Dưới 12 diém:

1.3. Lap mang lướt nguyên nhan (web of causation) Uu tién

Có thể ưu tiên

Xem xét lại, không rên ưu tiên

Sau khi lựa chọn được vấn đề sức khoẻ ưu tiên, chúng ta cần xác định nguyên nhân của vấn đề sức khoẻ.

Các nguyên nhân có thể được phân loại theo góc độ:

— Từ phía nhà cung cấp y tế;

- Từ điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội;

— Từ nguồn sử dụng dịch vụ y tế.

Nguyên nhân cũng có thể phân thành:

— Do thiếu các nguồn lực;

— Do tổ chức thực hiện yếu kém, không hợp lý;

— Do cộng đồng không chấp nhận được hoặc phản ứng.

Phân tích nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề y tế không đơn giản. Tuy nhiên, nếu chúng ta phân tích càng kỹ thì càng bớt suy đoán chủ quan. Qua mạng lưới

nguyên nhân, nhà quản lý sẽ có một cái nhìn toàn điện hơn về vấn đề sức khoẻ trong cộng đồng trước khi ra quyết định.

Trên thực tế nguyên nhân của một vấn đề khá phức tạp nên có thể mô tả theo

"cây căn nguyên"

A As Ag A; B; Đụ Bs Bs

Ap Ag By Bạ

Vấn đề

Mạng lưới nguyên nhân

Để vẽ nên mạng lưới nguyên nhân, ta dùng kỹ thuật đặt câu hỏi “nguyên nhân do đâu” hay “nhưng tại sao?”. Liên tục đặt các câu hỏi như vậy để tìm hiểu cặn kẽ vấn đề.

2. Xây dựng mục tiêu (objective set)

Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được của một chương trình hay một hoạt động. Mục tiêu cần phải được xác định rõ ràng vì đó là cơ sở cho việc xây dựng một bản kế hoạch hành động, và nó cũng là cơ sở cho việc đánh giá một chương trình hay một hoạt động.

Khi xây dựng mục tiêu, nó phải được viết một cách ngắn gọn, rõ ràng và đảm bảo đầy đủ năm dac tinh co ban (SMART). Muc tiéu phải đủ: 2Ð + 3T

2.1. Dac thu (Specific): khéng lẫn lộn vấn đề này với vấn đề khác.

2.2. Do luong dudc (Measurable): có thể theo dõi, có thể quan sát, có thể đánh giá được.

2.3. Thích hợp, phù hợp (Applicable): với vấn đề sức khoẻ đã được xác định, phù hợp với chiến lược, chính sách y tế, hoặc giúp giải quyết vấn đề cộng đồng đang muốn giải quyết.

2.4. Thực tế (Realistie): người ta có thể đạt được mục tiêu đó với nguồn lực có sẵn tại địa phương, và có thể vượt qua những khó khăn, trở ngại.

9.5. Thời khoảng (Từne -bound): khoảng thời gian phải được quy định rõ để đạt được những điều mong muốn đã nều.

3. Lua chon giai phap

Giải pháp (solution) là con đường hay phương cách nhằm để đạt được mục tiêu, hay là cách để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn để. Giải pháp là phương tiện, phương thức để đạt được mục tiêu.

Một giải pháp tốt khi nó đạt được năm tiêu chuẩn dưới đây:

3.1. Có tính thực thi cao (ƒeasible): biện pháp phải rõ ràng, cụ thể và thích ứng với điều kiện của địa phương.

3.2. Chấp nhận dược (acceptable): kình phí để giải quyết phù hợp với điều kiện kinh tế—-xã hội của địa phương.

3.3. Có hiệu lực (eƒfficient): giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tổn tại nhưng với kinh phí chấp nhận được.

ở.4. Thích hợp (appropridte): giải quyết được vấn đề với nguồn lực của địa phương.

3.5. Duy tri duoc (suistainable): giải pháp không những giải quyết vấn đề sức khoẻ trong một giai đoạn khẩn cấp mà còn có thể duy trì để hạn chế và phòng ngừa vấn đề này xảy ra trong tương lai.

Một nguyên nhân gốc rễ có thể có nhiều giải pháp để giải quyết. Song ta chỉ nên chọn những giải pháp nào đáp ứng được các tiêu chuẩn trên.

4. Lập kế hoạch hoạt động

Hoạt động là những việc cụ thể sẽ làm. Nó chỉ tiết hơn các giải pháp.

Kế hoạch hoạt động (action plan) đảm bảo cho mọi việc thực hiện theo trình tự và thời gian dự kiến, đạt được mục tiêu đề ra. Khi lập một kế hoạch hoạt động thì người viết cần phải trả lời các câu hỏi sau:

ô Ai làm”(Who) e Làm cái gì? (What) e Làm khi nào? (When) e Lam G dau? (Where) e Lam nhu thé nao? (How) e Két qua dat dude (Outcome)

Khi viết một kế hoạch hoạt động thì cần đủ các nội dung sau:

~ Thời gian thực hiện hoạt động, bao gồm cả thời gian khởi đầu và hạn cuối (deadline) của hoạt động phải hoàn thành; địa điểm thực hiện hoạt động; người

— Nguồn kinh phí, vật tư.

- Kết quả dự kiến.

Một phần của tài liệu Tổ chức y tế chương trình y tế quốc gia (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)