9.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Tác giả dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: Trong việc nghiên cứu CTXH nhóm với NCT, cần phải phân tích mối quan hệ giữa NCT với các mối quan hệ xung quanh để
14
xem đâu là vấn đề tác động đến NCT để từ đó NVCTXH có những giải pháp hỗ trợ nâng cao đời sống tinh thần cho NCT.
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử: Nghiên cứu CTXH nhóm với NCT ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang cần phải xem xét và phân tích thực trạng cuộc sống hiện tại của NCT, các nguyên nhân dẫn đến những vấn đề khó khăn của NCT đang gặp phải, từ đó ứng dụng phương pháp CTXH nhóm trong việc hỗ trợ NCT.
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: Nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, thuyết nhu cầu của A.Maslow, Thuyết tâm lý xã hội của E.Erikson. Từ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tâm lý, sinh lý, quá trình phát triển của con người, nhất là NCT, cũng như các yếu tố có liên quan như các dịch vụ hỗ trợ cho NCT, các hoạt động CTXH với NCT tác động tới quá trình phát triển về thể chất và tinh thần.
Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh khi đưa vào nghiên cứu phải được giữ vững quan điểm, cần phải được cụ thể hóa bằng những chính sách, chủ trương, nghị quyết, đường lối của đảng trên cơ sở bám sát nhu cầu và quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước đều nhằm mục đích tạo sự công bằng trong mọi tầng lớp nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bám sát vào vấn đề nghiên cứu trong phạm vi đề tài này tác giả chủ yếu sử dụng các thuyết chính sau: Thuyết nhu cầu, lý thuyết quyền con người, thuyết thân chủ là trọng tâm, thuyết vai trò xã hội.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 9.2.1. Các phương pháp nghiên cứu định lượng 9.2.1.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Nhằm khảo sát thực trạng đời sống tinh thần của NCT tại TTCTXH cũng nhƣ công tác chăm sóc NCT tại Trung tâm, cuộc sống hiện nay của NCT và đánh giá nhận thức của NCT trong việc tham gia các hoạt động tại Trung tâm cũng nhƣ cách họ giải quyết vấn đề trong cuộc sống nhƣ thế nào để có giải pháp hỗ trợ hiệu quả.
Nội dung: Thu thập dữ liệu, thông tin qua điều tra bằng bảng hỏi, từ đó tiến hành đánh giá thực trạng về nhận thức, hành vi, mức độ khó khăn. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ hiệu quả.
15
Bảng hỏi chính thức gồm có 2 phần, 22 câu hỏi dạng trắc nghiệm, có sự đóng góp ý kiến của các nhân viên công tác xã hội, lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội.
Phần I: Có 07 câu hỏi về thông tin cá nhân của NCT gồm có: Họ và tên, năm sinh, giới tính, tôn giáo, trình độ học vấn, tình trạng gia đình, sức khỏe bản thân…
Phần II: Có 15 câu hỏi về nhận thức về NCT, nhận thức về đời sống tinh thần của NCT, nhu cầu tinh thần của NCT, hoạt động công tác xã hội trong việc trợ giúp NCT và những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ cho NCT…
Cách thực hiện: Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở lý luận của đề tài, phương pháp luận, có sự đóng góp của lãnh đạo và NVCTXH của Trung tâm Công tác xã hội.
Bảng hỏi được phát trực tiếp cho người được khảo sát sau khi đã xin ý kiến thống nhất cho thực hiện của người đứng đầu Trung tâm, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một mẫu bảng hỏi đã được in sẵn. Người tham gia trả lời ý kiến của bản thân bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo quy định. Có 90 NCT được chọn trên tổng cộng 176 NCT đang đƣợc Trung tâm nuôi dƣỡng.
9.2.1.2. Phương pháp phân tích thống kê toán học
- Mục đích: Nhằm thống kê, phân tích số liệu thu thập đƣợc để đánh giá kết quả của đề tài nghiên cứu một cách khách quan.
- Nội dung: Phương pháp này sẽ thống kê mô tả tính hệ số trung bình cộng, tính tỷ lệ phần trăm, sắp xếp kết quả theo thứ bậc, so sánh sự khác biệt... để có kết quả về vấn đề nhu cầu tinh thần của NCT nhƣ đã đề cập ở trên.
- Cách thực hiện: Bằng cách sử dụng phần mềm SPSS for Windows 16.0.
9.2.2. Các phương pháp nghiên cứu định tính 9.2.2.1. Phương pháp quan sát
Mục đích: Phương pháp quan sát cung cấp các thông tin về thái độ, hành vi của NCT và nhân viên chăm sóc NCT, NVCTXH.
Nội dung: Quan sát trực tiếp và gián tiếp các hành vi thực tế hàng ngày của NCT hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi, cử chỉ. Thỉnh thoảng quan sát gián tiếp thêm một số dấu hiệu phản ánh những hành vi nhƣ đi, đứng, trò chuyện, ăn uống…
Cách thực hiện: Quan sát trực tiếp qua tiếp xúc trực tiếp với NCT. Quan sát gián tiếp qua băng ghi hình hoặc quan sát từ xa.
16 9.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Phỏng vấn để tìm hiểu cuộc sống của NCT, sinh hoạt và biện pháp hỗ trợ NCT. Phỏng vấn lãnh đạo, NVCTXH để định hướng các giải pháp hỗ trợ cho NCT.
Nội dung: Phỏng vấn cách tiếp cận thông tin về bản thân, những ảnh hưởng của môi trường, xã hội đến cuộc sống của NCT, nhu cầu của NCT.
Cách thực hiện: Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu các nội dung về nhận thức cuộc sống hiện tại của NCT, mối quan hệ xã hội, hình thức hỗ trợ của NVCTXH dành cho NCT. Đƣa ra các giải pháp nâng cao vai trò của CTXH nhóm trong việc trợ giúp đời sống tinh thần cho NCT. Số lƣợng phỏng vấn nhƣ sau: 04 NCT, 01 lãnh đạo Trung tâm, 02 NVCTXH.
9.2.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Mục đích: Phân tích tài liệu nhằm thu thập những thông tin từ một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, sách, báo, báo cáo các số liệu đã đƣợc thống kê, những nghiên cứu chính thức về các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu để trợ giúp cho NCT. Qua đó làm cơ sở lý luận để xác định những yếu tố tác động đến việc trợ giúp cho NCT tại Trung tâm Công tác xã hội.
Nội dung: Phân tích thực trạng, các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến cuộc sống của NCT để có giải pháp can thiệp hỗ trợ.
Cách thực hiện: Tác giả sẽ thu thập thông tin từ các nguồn nhƣ: Hồ sơ xã hội của bản thân NCT, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, sách báo, báo cáo, tạp chí có liên quan ảnh hưởng đến cuộc sống của NCT đồng thời dựa trên cơ sở khảo sát, thu thập, báo cáo từ thực trạng đề tài nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và đƣa ra giải pháp phù hợp.
9.2.2.4. Phương pháp công tác xã hội nhóm
Mục đích: CTXH nhóm giúp cho NCT tương tác và hỗ trợ cùng nhau để giải quyết vấn đề. Thông qua CTXH nhóm, NCT đƣợc chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, tăng cường sự hiểu biết, được giao lưu và hợp tác với nhau.
Nội dung: Cung cấp những kiến thức có liên quan đến NCT; kỹ năng giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT là những chủ đề chính đƣợc đƣa ra trong các buổi sinh hoạt, thảo luận. Thông qua
17
phương pháp CTXH nhóm NCT sẽ dần thay đổi những nhận thức và hành vi tiêu cực, tăng cường dần những hành vi tích cực trong việc tham gia các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
Cách thực hiện: Thành lập nhóm; khảo sát nhóm; duy trì nhóm và kết thúc.
18 NỘI DUNG