Các lý thuyết ứng dụng

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc trợ cấp đời sống tinh thần cho người cao tuổi tại trung tâm công tác xã hội tiền giang (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các lý thuyết ứng dụng

1.1.1.1. Tiếp cận dựa trên thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Abraham Maslow khẳng định nhu cầu của mỗi con người trên nhân loại trong hệ thống thứ bậc nhu cầu phải được thỏa mãn mối tương quan với môi trường xung quanh để con người phát triển toàn diện các khả năng của bản thân.

Thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow đã sắp xếp thứ tự các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Ông cũng cho rằng nhu cầu cơ bản bậc thấp của con người phải được đáp ứng trước khi có mơ ước về nhu cầu khác bậc cao. Maslow cũng đặt ra thuật ngữ

"siêu năng lực" để mô tả động lực của một số người vượt quá phạm vi của các nhu cầu cơ bản và phấn đấu để cải thiện liên tục. 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:

Hình 1. Tháp Thang nhu cầu của Maslow

Tầng thứ nhất: Đây là những nhu cầu cơ bản hàng ngày của mỗi cá thể con người như: ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi, nhu cầu tình dục và không khí để thở, nơi sinh

19

sống…Đây là những nhu cầu thiết yếu cơ bản và mạnh mẽ nhất của con người. Nếu như nhu cầu này không được đáp ứng thì con người không phát triển và tồn tại được.

Tầng thứ hai: Khi các nhu cầu cơ bản đã đƣợc đáp ứng thì nhu cầu về việc làm, gia đình, sức khỏe thể chất và tinh thần hay nhu cầu an toàn về thân thể sẽ là những nhu cầu mà con người mong muốn có được. Hầu như ai cũng vậy có sức khỏe tốt và phát triển ổn định thì con người phải được sống trong một môi trường an toàn. Đây là nhu cầu khá cơ bản của con người. Để tồn tại và phát triển con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu an toàn.

Tầng thứ ba: Mong muốn thuộc về một nhóm, một bộ phận, một tổ chức nào trong cộng đồng, muốn có được một gia đình hạnh phúc, bạn bè và người thân thương yêu. Nếu nhu cầu này không đƣợc thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.

Tầng thứ tư: Hầu hết con người ai cũng muốn mình nhận được sự tôn trọng, kính mến và tôn trọng của người khác.

Tầng thứ năm: Đây chính là nhu cầu đƣợc sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt thành quả trong xã hội.

Ứng dụng của lý thuyết trong nghiên cứu: Thông qua lý thuyết về thang bậc nhu cầu của A. Maslow chúng ta thấy NCT cũng giống nhƣ tất cả các đối tƣợng khác trong xã hội ai cũng đều có những nhu cầu về vật chất và tinh thần. Không những là nhu cầu về ăn, mặc ở hay những nhu cầu về sự an toàn mà hơn hết NCT cần đƣợc người khác tôn trọng, kính mến, họ cần phải được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động tập thể để họ thấy đƣợc mình vẫn còn có ích trong xã hội. Vì vậy, thông qua quan điểm của thuyết này NVCTXH cần phải thu thập thông tin để tìm hiểu nhu cầu của NCT đặc biệt cần chú ý vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ để từ đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ đáp ứng theo nhu cầu và thứ tự ưu tiên để kết nối với chương trình dịch vụ phù hợp với nhu cầu của NCT.

1.1.1.2. Tiếp cận dựa trên thuyết vai trò xã hội

Thuyết vị trí vai trò trong xã hội đề cập và nhấn mạnh đến các bộ phận cấu thành của xã hội và cho rằng mỗi con người có một vị trí xã hội nhất định, được thừa nhận trong cơ cấu xã hội, gắn liền với những quyền lợi, nghĩa vụ hay kỳ vọng để định

20

hướng cho những hành vi xã hội của cá nhân đó. Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau.

Lý thuyết về vị trí - vai trò xã hội cho rằng, mỗi cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác nhau. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và quyền hạn kèm theo. Mỗi cá nhân có vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: vị thế đơn lẻ, vị thế tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là vị thế có sẵn - đƣợc gắn cho, vị thế đạt đƣợc, một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt đƣợc. Vai trò của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi đó luôn dựa vào các chuẩn mực của xã hội. Tùy thuộc vào đặc thù văn hóa của mỗi vùng, của mỗi dân tộc mà có những chuẩn mực riêng của nó. Vì vậy, một vị thế xã hội nhƣng tùy vào đặc thù của xã hội đó mà có những vai trò khác nhau.

Ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu: Trong CTXH thuyết này đƣợc ứng dụng để khi tiếp cận với đối tƣợng thì NVCTXH phải hiểu rõ từng vị trí mà họ đƣợc thừa nhận trong gia đình và ngoài xã hội. Khi con người có tiếng nói riêng và thể hiện quan điểm cá nhân của mình, được gia đình và xã hội tôn trọng thì đương nhiên họ sẽ thực hiện tốt các vai trò của mình và sẽ đáp ứng được nhiều mong đợi từ người khác. Lý thuyết vị trí - vai trò xã hội đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mục đích nói lên rằng trong CTXH khi hoạt động ở từng lĩnh vực cụ thể thì cũng có những vai trò cụ thể đối với từng lĩnh vực. Trong công tác chăm sóc và trợ giúp NCT thì CTXH có vai trò nhƣ thế nào để NCT sống lâu, sống khỏe và sống có ích. Trong quá trình chăm sóc NCT thì NVCTXH phải hiểu rõ vai trò và vị thế của NCT trong gia đình và xã hội. Từ việc hiểu rõ vai trò này thì NVCTXH dễ dàng thực hiện các công việc chăm sóc NCT.

1.1.1.3. Tiếp cận thuyết về quyền con người

Quyền con người là một khái niệm toàn cầu được thể hiện và thừa nhận trong tuyên bố của Hội nghị Thế giới Vienna về quyền con người năm 1993 và một số nghị

21

quyết của Liên hợp quốc đã đƣợc thông qua nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1998.

Tư tưởng về quyền con người được thể hiện trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1976 đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh khi người đọc bản tuyên ngôn độc lập của nước ta vào ngày 02/9/1945 trước toàn thế giới. “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa quyền con người không chỉ đƣợc thực hiện trong phạm vi một dân tộc hay một quốc gia mà nó đƣợc thể hiện ở toàn thế giới. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn đặt quyền và lợi ích của con người lên trên hết, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển toàn của đất nước vì Đảng ta xác định quyền con người và quyền công dân có chiều hướng ngày càng được nâng cao, nó không chỉ dừng lại ở các quyền thiết yếu cơ bản của con người mà nó phải luôn tồn tại trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, chính trị tư tưởng và các quyền đó được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu: Quyền con người cho thấy xã hội thừa nhận và đặc quyền và lợi ích của con người lên trên hết, NCT cũng là một cá thể trong sự vận động của guồng máy xã hội nên họ cũng phải đƣợc đảm bảo đầy đủ quyền lợi của một công dân. Nhƣng suy cho cùng sự đóng góp của NCT trong giai đoạn sinh thời thì họ phải càng nhận đƣợc sự tôn trọng và tri ân của cộng đồng xã hội. Ứng dụng quyền con người vào đề tài sẽ làm cho NCT nhận thấy được sự tôn trọng và họ sẽ có cái nhìn khác và tự tin để thể hiện các quyền công dân mà họ đáng được hưởng.

NVCTXH khi thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội dành cho NCT cần phải lắng nghe những tâm tƣ nguyện vọng chính đáng của NCT và tạo điều kiện phù hợp nhất để họ đƣợc tham gia vào những hoạt động sinh hoạt của cộng đồng xã hội.

1.1.1.4. Tiếp cận dựa trên thuyết thân chủ là trọng tâm

Bên cạnh lý thuyết nhu cầu của A.Maslow NVCTXH ngoài việc tìm hiểu và đáp ứng các nhu cầu của NCT không chƣa đủ mà cần phải vận dụng lý thuyết lấy thân chủ làm trọng tâm, bởi lý thuyết lấy thân chủ làm trọng tâm là một trong những nền tảng lý

22

luận rất lớn cho sự xây dựng và phát triển mối quan hệ tin tưởng giữa NVCTXH và NCT. Bởi nếu không tạo lập và phát triển đƣợc mối quan hệ tốt với NCT chúng ta không thể nào thực hiện tốt việc chăm sóc và hỗ trợ cho NCT.

Theo Carl Rogers mỗi cá thể trong xã hội đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng để họ có thể phát triển một cách cơ bản toàn diện. Nếu nhƣ một cá nhân nào đó gặp phải vấn đề khó khăn về tâm lý, có những hành vi, cử chỉ và cách cƣ xử không phù hợp là do họ sống trong môi trường không lành mạnh nên bị tác động. Lý thuyết này cho rằng các vấn đề khó khăn của cá nhân do họ tập nhiễm những cách ứng xử không phù hợp, họ cần đƣợc giúp đỡ để phát triển tâm lý một cách tích cực. Nhiệm vụ của NVCTXH trong tiến trình trợ giúp cho NCT đặc biệt là với nhóm NCT yếu thế trong xã hội là giúp họ tháo gỡ bỏ các rào cản trong môi trường xã hội, giúp họ hiểu đƣợc chính họ, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân phát huy các năng lực, sở trường để đạt được trạng thái cân bằng.

Nhiệm vụ của NVCTXH là giúp NCT biết đƣợc những điểm mạnh của họ, đồng thời giúp cho NCT có đƣợc điều kiện thuận lợi để thực hiện những điểm mạnh đó thông qua việc cải thiện môi trường xã hội xung quanh họ. Thuyết thân chủ trọng tâm nhấn mạnh giá trị nhân văn của loài người đó là tình yêu, tính tự trọng, tính sáng tạo và quyền tự do, tự quyết các vấn đề có liên quan của con người. Khi ở trong tình huống khó khăn con người thường bị mặc cảm, tự ti và trở nên lệ thuộc. Nhiệm vụ của NVCTXH là giúp NCT nhận thấy đƣợc và chấp nhận những vấn đề cơ bản của mình, những điểm mạnh của cá nhân cũng nhƣ nguồn lực có thể. Điều này sẽ giúp cho NCT có động lực hơn, quyết đoán trong giải quyết vấn đề có liên đến cuộc sống hàng ngày.

Ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu: Lý thuyết thân chủ là trọng tâm cho chúng ta cái nhìn tích cực và vô cùng nhân văn về con người. Theo ông mỗi con người ai cũng có những tiềm năng, thế mạnh và hạn chế riêng của bản thân. NCT cũng không nằm ngoài quan điểm đó và nhiệm vụ quan trọng của NVCTXH là hỗ trợ NCT tìm ra những thế mạnh và tiềm năng của họ, để làm đƣợc điều đó NVCTXH phải chấp nhận thân chủ một cách vô điều kiện đồng thời phải thể hiện sự thấu cảm đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội NVCTXH phải xem NCT mình hỗ

23

trợ là tâm điểm vì đây vừa là sự tôn trọng NCT vừa giúp NCT tin tưởng vào sự hỗ trợ của NVCTXH.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc trợ cấp đời sống tinh thần cho người cao tuổi tại trung tâm công tác xã hội tiền giang (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)