Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc trợ cấp đời sống tinh thần cho người cao tuổi tại trung tâm công tác xã hội tiền giang (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI

3.3. Công tác xã hội đối với người cao tuổi

3.3.3. Tiến trình công tác xã hội nhóm

3.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm

Ở giai đoạn này tác giả xây dựng thực hiện mục tiêu 1 là vận động NCT tham gia sinh hoạt nhóm và hoạt động ở mục tiêu này là xin phép lãnh đạo trung tâm tham gia vào cuộc họp hàng tháng dành cho đối tƣợng tại Trung tâm để vận động NCT đồng ý tham gia sinh hoạt nhóm để từ đó thành lập nhóm hỗ trợ đời sống tinh thần NCT những hoạt động sẽ đƣợc thực hiện nhƣ xác định mục đích cần hỗ trợ nhóm; đánh giá khả năng thành lập nhóm nhu cầu nhóm, tiêu chí để thành lập nhóm; lựa chọn thành viên tham gia nhóm.

Xác định mục đích hỗ trợ nhóm

Qua việc khảo sát thực trạng về đời sống tinh thần của NCT tại Trung tâm, tác giả thấy đƣợc tại Trung tâm chƣa có nhiều hoạt động tổ chức vui chơi, giải trí dành riêng cho nhóm NCT, hoặc nếu có tổ chức thì tổ chức cùng chung với các nhóm đối tượng khác đang sống tại Trung tâm nhưng các hoạt động này chưa duy trì thường xuyên thiếu công tác tổ chức bị đùn đẩy qua lại giữa các phòng nghiệp vụ của Trung tâm điều này dẫn đến tâm lý NCT dễ bị chán nản.

Các phương thức hoạt động truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe cho NCT còn hạn chế vì nhiều nguyên nhân nhƣ nhân viên y tế có chuyên môn những kỹ năng còn hạn chế, lựa chọn chủ đề chƣa phù hợp. Vì vậy, việc tạo ra và duy trì môi

65

trường sinh hoạt nhóm thường xuyên, thân mật, cởi mở sẽ giúp cho NCT có được một sân chơi lành mạnh vui vẻ, họ sẽ đƣợc nâng cao kiến thức, kỹ năng trong cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân; Đồng thời qua các buổi sinh hoạt họ sẽ có dịp chia sẻ khó khăn, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, hạn chế các mối quan hệ mâu thuẫn xảy ra để cùng nhau giải quyết một số vấn đề nhằm mang lại niềm vui, sự phấn khởi trong đời sống tinh thần vốn chịu nhiều thiệt thòi mà họ đang gặp phải, đi đôi với việc đƣợc nâng cao đời sống thì sức khỏe, thể lực sẽ đƣợc cải thiện đó chính là mục đích mà nhóm NCT hướng đến.

Trong việc xác định mục đích nhóm NVCTXH nhấn mạnh mục đích nhóm đƣợc thành lập và hoạt động dựa trên nhu cầu và sự tự nguyện tham gia của chính các thành viên trong nhóm. Mục đích hoạt động nhóm có đạt đƣợc kết quả khả quan hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các thành viên trong nhóm từ đó giúp các thành viên xác định đƣợc vai trò của mình trong nhóm.

Đánh giá khả năng thành lập nhóm

* Khả năng tham gia của các thành viên nhóm

Trong buổi họp đối tƣợng hàng tháng của Trung tâm Công tác xã hội tác giả đã trình bày với lãnh đạo đơn vị và tất cả đối tƣợng tham dự cuộc họp để trình bày những dự định trợ giúp nhóm NCT có nhu cầu cần đƣợc hỗ trợ đời sống tinh thần. Tại buổi gặp mặt này tác giả và NCT đã có sự tương tác cùng nhau để bàn luận về vấn đề hỗ trợ cho NCT đƣợc tiếp cận với các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động truyền thông để nâng cao đời sống tinh thần. Đồng thời tác giả cũng nêu lý do vì sau ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm vào quá trình trợ giúp cho NCT để họ hiểu được và tự nguyện tham gia.

* Khả năng tài trợ nhóm và các nguồn lực khác

Thuận lợi của tác giả trong quá trình ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm để trợ giúp cho NCT là nhận đƣợc sự ủng hộ của Lãnh đạo Trung tâm và những nhân viên đang làm việc tại đây vì có một số nhân viên họ có nghiệp vụ CTXH nên trong quá trình thực hiện kế hoạch họ sẽ là nhân tố hỗ trợ thực hiện. Thông qua buổi làm việc đầu tiên tác giả và các thành viên đã xác định nhiệm vụ nâng cao đời sống tinh thần cho NCT là công việc quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm

66

sóc và trợ giúp cho NCT tại Trung tâm. Vì thế, khi xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhóm tác giả nhận được sự hưởng ứng và khích lệ từ lãnh đạo đơn vị cho đến nhân viên của Trung tâm từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động. Đặc biệt tác giả sẽ vận động nhóm NCT đang sống trên địa bàn xã Tân Mỹ Chánh tham gia giao lưu cùng NCT tại Trung tâm để tạo nên sự sinh động và giúp cho NCT có dịp tham gia với những NCT khác đang sống ngoài cộng đồng.

Lựa chọn thành viên tham gia nhóm

+ Thông tin về các thành viên tham gia nhóm

Khái quát chung: Qua khảo sát nhóm có 12 thành viên có 07 NCT nữ và 05 NCT nam có độ tuổi từ 63 -74 tuổi, nghề nghiệp của các thành viên trong nhóm chủ yếu là làm nông nghiệp, buôn bán, làm công nhân và làm giáo viên. Tất cả các thành viên trong nhóm đều tự nguyện tham gia sinh hoạt vì họ có nhu cầu cần đƣợc hỗ trợ về đời sống tinh thần.

STT

Họ tên

Thông tin chung về nhóm viên

Giới tính

Năm sinh

Đƣợc bố trí ở khu

Nghề nghiệp

trước khi vào

TT

Hoàn cảnh gia đình

Đánh giá về trạng thái tinh

thần

1

N.T. Đ Nữ 1957 Khu A

Buôn bán

Không có người thần từ nhỏ sinh sống trong chùa.

Đời sống tinh thần lạc quan vui vẻ, tuy nhiên đôi lúc cũng hay suy nghĩ và buồn về số phận.

2

N.T. B Nữ 1948 Khu A

Thợ may

Không có gia đình từ nhỏ sống tại Trung tâm

Hay trầm tƣ ít giao tiếp với mọi người xung quang kể cả nhân

67

cho đến nay. viên.

3

N.T. N Nữ 1951 Khu B

Buôn bán

Có chồng nhƣng chồng đã mất, có một người con gái bị khuyết tật vận động.

Tâm trạng không đƣợc tốt nên ít tham gia vào các hoạt động của Trung tâm hay nhớ lại quá khứ.

4 Đ.T. T Nữ 1955 Khu B

Buôn bán

Chồng qua đời từ lâu, có 2 người con nhƣng đã từ lâu không liên hệ.

Luôn cảm thấy cô đơn tủi thân vì nhớ lại bị con cháu bỏ rơi.

5 D.T.A.

M

Không có chồng con sống nhờ vào các cháu.

Tâm trạng ƣu phiền ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

6 N.T.C Nữ 1952 Khu

B

Nông dân

Có chồng, 3 con nhƣng hoàn cảnh gia đình khó khăn

Không muốn giao tiếp với mọi người

7 N.T. T Nữ 1951 Khu B

Nông dân

Không có người thân

Lo lắng cho sức khỏe của bản thân nên hạn chế giao tiếp với mọi

68

người

8 D.V. L Nam 1953 Khu B

Nông dân

Có vợ, 1 con nhƣng đã rất lâu người vợ không còn liên hệ, thỉnh thoảng con trai cũng có ghé thăm nhƣng hoàn cảnh của người con này cũng khó khăn

Cảm thấy vui vẻ nhƣng còn lo lắng vì con trai chƣa có việc làm ổn định.

9 T.M.H Nam 1957 Khu

B GV

Góa vợ, 1 con. Trước khi vào Trung tâm thì sống với cháu ngoại.

Buồn phiền, cô đơn; lo lắng cho con, cháu.

10 N.H. L Nam 1949 Khu B

Nông dân

Có vợ, 2 con. Vợ đã mất từ rất lâu, Các con sống với mẹ ngay từ khi ly hôn. Đã từ lâu không còn mối

Buồn phiền, cô đơn vì vợ đã qua đời, cảm thấy tủi thân vì con cháu không quan tâm chăm sóc.

69

quan hệ với con.

11 T.Đ.Q.V Nam 1948 Khu E GV

Không có vợ con từ nhỏ sống với cha mẹ khi cha mẹ qua đời ông bị tai biến nhẹ nên xin vào Trung tâm sinh sống.

Tâm trạng cũng buồn phiền vì vậy muốn tham gia các hoạt động tập thể để vui chơi trong thời gian nhàn rỗi.

12 N.V.T Nam 1952 Khu E Công chức

Độc thân không có người thân trước khi vào Trung tâm sống với người anh ruột.

Tính tình vui vẻ cởi mở thích tiếp xúc với mọi người xung quanh nhƣng đôi lúc cũng cảm thấy buồn phiền, cô đơn, không vợ con.

Cơ cấu tổ chức nhóm: Nhóm gồm có 01 nhóm trưởng và 11 thành viên. Trong thời gian đầu thành lập nhóm tác giả sẽ đóng vai trò là người trưởng nhóm để điều phối các hoạt động của nhóm, sau khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nội quy hoạt động của nhóm tác giả sẽ chuyển giao vai trò lãnh đạo cho nhóm trưởng và chỉ hỗ trợ nhóm trong quá trình sinh hoạt. Ở giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động từng thành viên bắt đầu có sự tương tác trong việc nắm bắt các thông tin về nhau (việc này thuận lợi vì cơ bản nhóm NCT cũng đã có sự quen biết từ trước do sống tại Trung tâm). Xây dựng nội quy

70

sinh hoạt và cơ cấu tổ chức nhóm; tìm hiểu những khó khăn về đời sống tinh thần của NCT.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc trợ cấp đời sống tinh thần cho người cao tuổi tại trung tâm công tác xã hội tiền giang (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)