Điều tra theo tuyến có sự tham gia của người cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 43 - 46)

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Điều tra theo tuyến có sự tham gia của người cung cấp thông tin

Phương pháp này thường được áp dụng để xác định thành phần loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu; Đặc điểm phân bố các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu.

Trong điều tra tài nguyên cây thuốc hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Người cung cấp tin thường là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực (thầy lang, người thu hái cây thuốc,…). Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài, cách sử dụng cây dược liệu trong khu vực. Các bước thực hiện bao gồm:

- Xác định tuyến điều tra

Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để bảo đảm tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, người ta lấy trung tâm cộng đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điểu tra, tuyến điều tra được chọn như sau: Lấy UBND xã Nà Hẩu làm trung tâm từ đó đi theo 4 hướng khác nhau.

+ Tuyến 1: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 21046’13’’; E 1040 34’00’’ đi theo hướng tây bắc dài 9km độ cao 900m lần lượt qua 3 điểm:

Điểm 1 có tọa độ N 210 47’39’’, E 1040 32’45’’;

Điểm 2 có tọa độ N 210 48’33’’, E 1040 32’45’’

Điểm 3 có tọa độ N 210 49’42’’, E 1040 49’55’’

+ Tuyến 2: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 21 46’13’’;E 104 34’00’’

đi theo hướng bắc hướng đến xã Đại Sơn dài 11km độ cao 850m lần lượt qua 3 điểm:

Điểm 1 có tọa độ N 210 48’30’’, E 1040 33’42’’;

Điểm 2 có tọa độ N 210 50’33’’, E 1040 33’01’’

Điểm 3 có tọa độ N 210 51’56’’, E 1040 31’24’’

+ Tuyến 3: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 210 46’13’’; E 1040 34’00’’ đi theo hướng đông nam hướng đến xã An Lương dài 7km độ cao 700m lần lượt qua 3 điểm:

Điểm 1 có tọa độ N 210 44’25’’, E 1040 35’52’’;

Điểm 2 có tọa độ N 210 43’20’’, E 1040 36’01’’

Điểm 3 có tọa độ N 210 42’9’’, E 1040 35’26’’

+ Tuyến 4: Bắt đầu từ UBND xã Nà Hẩu tọa độ N 21 46’13’’;E 104 34’00’’

đi theo hướng Tây hướng đến xã Phong Dụ Thượng dài 7km độ cao 650m lần lượt qua 3 điểm:

Điểm 1 có tọa độ N 210 45’24’’, E 1040 32’46’’;

Điểm 2 có tọa độ N 210 45’39’’, E 1040 31’24’’

Điểm 3 có tọa độ N 210 44’26’’, E 1040 30’23’’

Tọa độ và tuyến được đo bằng máy định vị GPS 78 hệ tọa độ UTM

- Thu thập thông tin tại thực địa

Người cung cấp tin và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kì cây nào gặp trên đường đi hay khi có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây cỏ xuất hiện trong khu vực đó. Thông tin cần phỏng vấn: tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách sử dụng,… Các thông tin khác có thể được thu thập phụ thuộc vào thời gian có trong quá trình điều tra. Để tiết kiệm thời gian có thể in sẵn một sổ thu mẫu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kì cây nào được người cung cấp tin xác định là cây dược liệu đều được thu thập để xác định tên khoa học.

- Xử lí thông tin

Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có tính chất định tính, bao gồm: danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận dùng, công dụng,...), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra.

- Thu mẫu tiêu bản

Mỗi loài cây thuốc cần thu từ ba đến năm mẫu và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin về kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm thu mẫu và người thu mẫu. Trong một vài trường hợp cần thiết cho việc định danh chính xác loài thì cần thu cây con hay thân ngầm dạng củ để làm mẫu tiêu bản sống. Trong quá trình thu mẫu, chụp hình các bộ phận của cây, sinh cảnh, bộ phận làm dược liệu. Sử dụng máy định vị GPS đánh dấu tọa độ điểm thu mẫu để ghi nhận nơi phân bố của cây thuốc trong vùng.

- Phỏng vấn

Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp trên các cá thể loài đã được đeo nhãn sử dụng một câu hỏi như nhau cho mỗi cây và mỗi người cung cấp tin. Nội dung phỏng vấn có thể biến đổi tuỳ mục đích điều tra nhưng tối thiểu bao gồm: tên cây (tên địa phương), có làm thuốc/ không làm thuốc, bộ phận dùng. Số lượng người cung cấp tin có thể dao động tuỳ thuộc mức độ điều tra, có thể chỉ là những người cung cấp tin quan trọng, hay là các đối tượng xã hội khác nhau, như giới (phụ nữ, đàn ông), lứa tuổi (già, trung niên, trẻ,…), giàu nghèo,…

- Định danh thực vật

Mỗi loài thực vật được người cung cấp tin đề cập được định danh ngay tại thực địa nếu có mang cơ quan sinh sản (hoa, trái). Sau khi về phòng thí nghiệm, tên

khoa học của loài sẽ được kiểm tra bằng cách đối chiếu, so sánh với các tài liệu mô tả thực vật, từ điển cây thuốc dựa trên các đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt), cơ quan sinh dưỡng (thân, lá,…) và môi trường sống kết hợp với tên địa phương cũng như so mẫu chuẩn ở phòng tiêu bản (nếu có).

Sử dụng khóa phân loại, tra cứu sách “Cây cỏ VN” của Phạm Hoàng Hộ, Thực vật chí Việt Nam, Thực vật chí Đông Dương, Từ điển cây thuốc của Võ Văn Chi để định danh cây thuốc. Định danh làm theo các bước sau: Định danh tại thực địa, sau đó các chuyên gia về thực vật khác giám định lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)