Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây dược liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 77 - 80)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây dược liệu

3.5.1. Tuyên truyn, nâng cao nhn thc v vic thu hái cây dược liu để đảm bo tính đa dng.

Trước hết cần có những chương trình mở rộng tuyên truyền, tổ chức các khóa tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về các nội dung sau:

- Mục đích, ý nghĩa của việc thiết lập Khu BTTN Nà Hẩu.

- Không khai thác cây dược liệu ở vùng lõi Khu bảo tồn, nhất là những cây thuốc nằm trong diện bảo tồn cấp Quốc gia. Khai thác cây dược liệu và các loại tài nguyên thực vật rừng khác ở Khu bảo tồn là việc làm vi phạm pháp luật.

- Bảo vệ cây dược liệu và các tài nguyên thực vật rừng khác ở Khu bảo tồn không chỉ là nhiệm vụ của ngành Kiểm lâm, mà là của mọi người dân. - Hạn chế người dân khai thác trái phép cây dược liệu trong khu bảo tồn, chỉ giới hạn trong việc sử dụng cây thuốc tại chỗ phục vụ chữa bệnh trong thôn, không có hình thức thượng mại hóa.

Theo qui chế quản lý các VQG và Khu BTTN, người dân địa phương được phép khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ ở vùng đệm, trong đó có cây thuốc. Tuy nhiên, việc khai thác này phải đảm bảo tính bền vững. Để góp phần duy trì sự khai thác lâu dài nguồn cây thuốc ở đây cần tuân thủ theo các bước sau:

- Lập danh sách các loài cây dược liệu có nhu cầu khai thác hiện có, cùng với sự phân bố sơ bộ của chúng tại vùng đệm của Khu bảo tồn (không có tên những loài quí hiếm cần bảo tồn ở Việt Nam), để hướng dẫn cho người dân khai thác.

- Hướng dẫn qui trình khai thác cây dược liệu cho bà con. Trong đó, mỗi loài cây thuốc có qui trình cụ thể riêng, về tiêu chuẩn tuổi khai thác; thời gian khai thác và cách khai thác

- Thu hái đảm bảo tốt cho tái sinh tự nhiên, đồng thời cũng cho dược liệu có chất lượng cao; vấn đề chừa lại cây và các chùm quả để gieo giống. Ngoài ra, căn cứ vào các kết quả điều tra đã có và sự hiểu biết về khả năng tái sinh tự nhiên của cây thuốc mà có thể ấn định khối lượng được phép khai thác hàng năm, chu kỳ tái khai thác đối với mỗi loài.

3.5.2. Trng cây thuc vùng đệm để bo tn và phát trin các bài thuc địa phương Nguồn cây dược liệu mọc tự nhiên dù có phong phú, nếu cứ khai thác liên tục nhiều năm, không chú ý tới bảo vệ, tái sinh thì cũng dẫn tới cạn kiệt, mất dần khả năng khai thác của chúng. Do vậy, cần phát triển trồng cây thuốc để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.

Cây dược liệu trồng sẽ thay thế dần cây mọc tự nhiên, do không được tự do vào Khu bảo tồn để khai thác; nhất là những cây dược liệu quí hiếm, ngay bây giờ đã không có để sử dụng.

Chỉ bằng con đường trồng trọt mới chủ động tạo ra khối lượng lớn dược liệu, đáp ứng cho nhu cầu ngày một tăng hiện nay.

Phát triển trồng cây thuốc ở vùng đệm, là góp phần bảo tồn cây thuốc và các bài thuốc gia truyền của địa phương làm tăng cơ cấu cây trồng, tạo thêm thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho người dân. Trồng cây dược liệu luôn mang lại lợi ích kinh tế cao hơn một số cây trồng nông - Lâm nghiệp khác.

Trồng các cây dược liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai ở vùng đệm có: Ba kích, Thảo quả,… Thảo quả là cây đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con với giá trị hiện tại khoảng 280.000 đồng/kg.

3.5.3. Gii pháp bo v, phát trin rng để hn chế các tác động xu đến loài cây dược liu

Tăng cường thêm lực lượng và phương tiện cho các trạm bảo vệ rừng.

Làm tốt công tác tuyên truyền bảo vệ, bảo tồn các nguồn gen thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học; thông qua phát tờ rơi, lấy cam kết giữa Khu bảo tồn với các hộ dân trong vùng.

Trồng thử nghiệm dưới tán rừng những loài quý hiếm như: Lan một lá, Ba kích, Bình vôi bằng cây giống có nguồn gốc tại chỗ làm tiền đề cho việc bảo tồn rộng rãi sau này.

Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy và lửa rừng

Giao khoán bảo vệ rừng cho dân, hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật phòng chống lửa rừng. Đẩy mạnh công tác phòng chống cháy rừng.

3.5.4. Gii pháp nghiên cu khoa hc

Xây dựng kế hoạch cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn gen thực vật cây thuốc.

Chú ý tới việc nghiên cứu, phát triển kiến thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của người dân với các cơ sở điều trị và kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...

Trên đây là một số giải pháp có thể là chưa đầy đủ, song là những hệ quả đã được rút ra từ kết quả điều tra khảo sát trực tiếp trên thực địa, cũng như từ tình hình thực tế khai thác sử dụng cây thuốc tại các địa phương ở xung quanh Khu BTTN Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)