Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tri thức địa phương trong sử dụng cây dược liệu của người dân địa phương
Đời sống của người dân ở đây chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng và một số hộ làm dịch vụ, buôn bán nhỏ. Trong khu vực, chủ yếu là cộng đồng người H’mông và người Dao. Cộng đồng người H’mông và người Dao ở địa phương từ lâu đời vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh. Trải qua vài chục năm trong thời kỳ kinh tế bao cấp, vốn tri thức bản địa này không được phát huy đúng mức. Song từ hơn chục năm trở lại đây, Nhà nước đã chú trọng khôi phục và kết hợp giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại, trong việc chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Với chủ trương này, nhiều bà con dân tộc ở đây đã có cơ hội đem những bài thuốc truyền thống, để chữa chạy ngay cho những người có bệnh ở trong cộng đồng và ở cả những địa phương khác. Được biết, một số chứng bệnh nan giải về xương khớp, bệnh về gan, thận, bệnh đường ruột đã được điều trị có hiệu quả bằng chính những cây thuốc vốn có ở trong rừng. Vì vậy, nghiên cứu tri thức bản địa của người dân không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tính đa dạng trong sử dụng cây thuốc tại địa phương mà còn có ý nghĩa trong việc đề xuất các biện pháp bảo tồn. Qua Báo cáo về tình hình kinh tế của 4 xã thuộc khu bảo tồn và phỏng vấn ngẫu nhiên cán bộ xã, cán bộ khu bảo tồn và người dân được kết quả tổng hợp chi tiết trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tri thức địa phương trong việc khai thác và sử dụng cây dược liệu
TT Loài cây
Tên khoa học
Mùa vụ khai thác
Bộ phận
sử dụng
Hiện trạng
khai thác
Thu
nhập Công dụng Phân bố, hiện trạng
1 Giảo cổ lam
Gynostemma pentaphyllum
(Thunb.)
Tháng 3- tháng 8
Thân,
lá Nhiều Cao
Trị gan, sốt cao, cảm nắng, an thần
Mọc ở độ cao từ thấp đến 1500m (Còn nhiều)
2 Cây gai
Randia henryi E.
Pritz
Quanh năm
Lá, thân,
củ
ít
Trị đại tiện, tiểu tiện, động thai
Độ cao 800 - 1300m. (Còn nhiều)
3 Chân chim
Schefflera heptaphylla
(L.) Frodin
Quanh
năm thân ít
Trị xương khớp, tê bại, còi xương, tiêu hóa kém
Mọc dưới tán rừng, ở độ cao 700 - 1700m
4 Mía dò
Costus speciosus (Koenig) Sm.
Tháng 3- tháng 8
Thân ít Trị mụn nhọt, mát
gan, nhiệt môi, mẩn ngứa
Mọc dưới tán RTS, trảng cây bụi, ở độ cao từ thấp đến 1500m (Có nhiều)
5 Diếp cá
Houttuynia cordata
Thumb
Quanh
năm lá Nhiều Cao Thanh nhiệt, mát gan, hạ sốt
Ven khe suối, ở độ cao từ thấp đến 500m (Có nhiều)
6 Cam thảo
Scoparia dulcis L
Quanh năm
Thân,
lá Nhiều Cao
Thanh nhiệt, lợi tiểu
Mọc ở nơi sáng và ẩm, các bãi hoang, ven đường (Có nhiều)
7 Củ Dòm
Stephania dielsiana C. Y.
Wu
Quanh
năm Củ Ít Thấp Bổ thận, tráng dương
Mọc dưới tán rừng, ở độ cao 700 - 1500m (Có ít)
TT Loài cây
Tên khoa học
Mùa vụ khai thác
Bộ phận
sử dụng
Hiện trạng
khai thác
Thu
nhập Công dụng Phân bố, hiện trạng
8 Củ mài
Dioscorea persimilis Prain & Burk
Quanh
năm Củ Ít
Trị bệnh đường ruột, tiêu chảy, suy nhược cơ thể
Mọc dưới tán rừng, ở độ cao dưới 1000m (Có nhiều)
9 Sa nhân
Amomum longiligulara
T. L. Wu
Quanh
năm Củ Nhiều Cao
Kích thích tiêu hóa, ăn không tiêu, đại tiện kém, hóa thấp,
Mọc dưới tán rừng ẩm, ở độ cao từ 500 - 1700m (Có ít)
10
Dây quai ba lô
Tetrastigma planicaule
(Hook. f.) Gagnep
Quanh năm
Lá,
thân Ít
Trị gãy xương, mụn mủ, quai bị
Mọc rải rác ven rừng, ở độ cao 300 - 1500m (Có nhiều)
11 Mã đề Plantago major L
Quanh năm
Thân,
lá Nhiều Cao
Trị viêm thận, sỏi niệu, giải nhiệt, viêm khí quản, lợi tiểu, cảm lạnh ho,
Gặp ở nơi sáng và ẩm,
các ven
đường, ở từ thấp đến 1700m (Có nhiều)
12 Thồm
lồm Polygonum chiensis L.
Quanh năm
Thân
Lá ít Thấp
Trị thanh nhiệt, giải độc, mụn nhọt, lở loét ngoài da
Nương rẫy, ở độ cao 600 - 1800m (Có nhiều)
13 Khế Averhoa carambola L
Quanh năm
Lá,
thân ít Thấp
Trị ngứa, lợi tiểu, tiêu viêm, mẩn ngứa
Mọc ven làng bản
(Còn nhiều)
14
Ngải cứu rừng
Artemisia japonica
Thunb
Quanh năm
Thân,
lá ít Thấp
Trị viêm gan, viêm xoang, rối loạn đường ruột cấp tính, điều hòa kinh nguyệt,
Mọc ven rừng, ven nương rẫy, gặp ở độ cao dưới 700 m ( Có nhiều)
TT Loài cây
Tên khoa học
Mùa vụ khai thác
Bộ phận
sử dụng
Hiện trạng
khai thác
Thu
nhập Công dụng Phân bố, hiện trạng
15 Lá khôi
Ardisia silvestris
Pitard
Tháng 8- tháng
12
Lá, rễ ít
Trị đau bụng, dạ dày, kiết lỵ ra máu
RNS, RTS, mọc ở độ cao từ 300 - 700m (Có nhiều)
16 Đơn nem
Maesa indica (Roxb.) A. DC
Quanh năm
Thân,
lá ít
Trị đau răng, mụn nhọt, ho, bệnh đường hô hấp
RTS, ở độ cao dưới 700m (Có nhiều)
17 Hoàng đằng
Fibraurea tinctoria Lour.
Tháng 8- tháng
10
Rễ,
thân Nhiều Cao
Trị viêm gan, đau mắt, mất ngủ, mụn nhọt, giảm viêm
RNS, RTS, mọc ở độ cao dưới 1700m (Có ít)
18 Ích mẫu
Leonurus japonicus
Houtt
Tháng 10- tháng
12
Thân,
lá ít
Trị điều kinh nguyệt
Ưa sáng và ẩm, đất phù sa, đất thịt, mọc dọc các suối gần đường (Có ít) 19 Cứt
lợn
Ageratum conyzoides L.
Quanh năm
Cả
cây ít
Trị viêm xoang, Độ cao dưới 700m (Có nhiều)
20
Dây quai tròn
Tetrastigma obtectum
(Wall.) Planch.
Quanh năm
Lá,
thân ít
Trị quai bị, nhức đầu
Mọc rải rác ven rừng, ở độ cao 300 - 1500m (Có ít)
21 Ba gạc
Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill
Quanh năm
Rể
lá ít Thấp
Trị thanh nhiệt, an thận, huyết áp cao, mất ngủ, sởi, rắn cắn, ghẻ lở
Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 700 - 1500m (Có nhiều)
TT Loài cây
Tên khoa học
Mùa vụ khai thác
Bộ phận
sử dụng
Hiện trạng
khai thác
Thu
nhập Công dụng Phân bố, hiện trạng
22 Sâm cau
Peliosanthes teta Andr
Quanh năm
Thân,
lá Nhiều Cao
Trị đau bụng, vàng da, bệnh trĩ, ôn thận, tăng cường sinh lý, thư giãn thần kinh, tăng miễn dịch, đau lưng, viêm khớp, suy nhược cơ thể
Mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát, gặp ở độ cao dưới 700m
(Còn ít)
23 Kha tử Terminalia chebula Retz.
Tháng 9- tháng
11
Quả ít
Trị ho, viêm họng, tiêu chảy mãn tính
RTS, ở độ cao đến 1000m.
(Còn ít)
24 Cỏ lào
Eupatorium odoratum L.
Quanh
năm Lá, rễ ít
Trị cầm máu, tiêu hóa nhẹ, kháng khuẩn, đau nhức xương khớp, chống viêm, tiêu chảy
Ở độ cao dưới 700m
Còn nhiều
25
Thủy xương
bồ
Acorus calamus L.
Tháng 9- tháng
11
Củ ít
Trị Cảm cúm, viêm thận
Mọc nơi ẩm, ven suối, ở độ
cao đến
1000m (Còn nhiều)
26 Dứa dại
Pandanus odoratissimus
L.f.
Quanh năm
Quả
lá ít Thấp
Thanh nhiệt, ích huyết cường tâm, bổ tỳ, giải độc rượu
Ven rừng, ven đường, ở độ cao dưới 700m (Có nhiều)
TT Loài cây
Tên khoa học
Mùa vụ khai thác
Bộ phận
sử dụng
Hiện trạng
khai thác
Thu
nhập Công dụng Phân bố, hiện trạng
27
Dây đòn gánh
Gouania javanica Mid
Quanh năm
Dây
lá ít Thấp
Giải độc, giảm sốt, cảm gió, chữa sài giật
Dưới tán rừng ở độ cao dưới 1000m
28 Rau sắng
Melientha suavis Pierre
Tháng 4 - tháng 9
Thân
lá Nhiều Cao
Trị nhiệt miệng, sở ho, đái rắt
Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, chân các núi đá vôi, dưới 700m (Có ít)
29 Rau má
Centella asiatica (L.)
Urb.in Mart
Quanh năm
Cả
cây ít
Trị mát gan, giải nhiệt, thanh nhiệt
Mọc ven
đường, làng
bản (Có
nhiều)
30 Bưởi bung
Acronychia pedunculata
(L.) Miq
Quanh năm
Quả Lá, thân
ít
Trị cảm cúm, kém ăn, vàng da, mụn nhọt
Ven rừng, RTS, gặp ở độ cao từ 700 - 1600m (Có nhiều)
31 Vối thuốc
Schima wallichii (DC.)
Korth
Quanh
năm Lá Nhiều Cao
Trị bỏng, lở ngứa
Ven rừng, RTS, ở vùng núi cao dưới 700m (Có nhiều)
32 Ba kích
Morinda officinalis
How
Quanh
năm Củ Nhiều Cao
Bổ thận, tráng dương
Gặp trong
rừng ẩm
thường xanh, rừng thứ sinh (Có ít)
TT Loài cây
Tên khoa học
Mùa vụ khai thác
Bộ phận
sử dụng
Hiện trạng
khai thác
Thu
nhập Công dụng Phân bố, hiện trạng
33 Găng gai
Randia henryi E. Pritz
Quanh
năm Quả ít
Trị giải độc, đái rắc, tiểu vàng
RTS, trảng cây bụi, ở độ cao 800 - 1300m (Có nhiều)
34 Rau sắng
Melientha suavis Pierre
Tháng 5- tháng8
Ngọn,
lá rễ Nhiều Thấp
Trị giải nhiệt, lợi tiểu, dị ứng, đái đầm, giải độc
Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, chân các núi đá vôi, dưới 700m (Có nhiều)
35 Re hương
Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn
Quanh năm
Rễ,
vỏ ít
Chữa trụy tim, ôn trung tán hàn, tiêu thực hóa tuệ, đau tê thấp
RTN, mọc ở độ cao 500 - 1000m (Còn ít)
36 7 lá 1 hoa
Paris polyphylla
Smith
Tháng 3- tháng 8
Rễ ít
Tăng cường sinh lý,
Mọc trong rừng cây lá rộng thường xanh, rừng ở độ cao 1000 - 1700m (Có ít)
37 Cà gai Solanum incanum L.
Quanh năm
Thân,
lá ít
Trị viêm gan, rắn cắn, chảy máu chân răng,
Bìa rừng, ở độ cao 700 - 1000m (Nhiều)
38 Đương quy
Angelica sinensis (Oliv.)
Diels
Quanh
năm Rễ ít Cao
Bổ huyết, điều kinh, giảm đau, thông đại tiện
Mọc ven rừng, độ cao dưới 1800m (ít)
TT Loài cây
Tên khoa học
Mùa vụ khai thác
Bộ phận
sử dụng
Hiện trạng
khai thác
Thu
nhập Công dụng Phân bố, hiện trạng
39
Đỗ trọng
nam
Parameria laevigata
(Juss.) Moldenke
Quanh
năm Vỏ, lá ít Thấp Hạ áp
Mọc ở ven rừng, ven đường rừng, trong RTS, dưới 700m (Có nhiều)
40 Bồ công
anh Lactuca indica L.
Quanh năm
Lá,
cành ít Trị dạ dày,
nhọt độc
Trảng cỏ; bãi hoang ven suối, mọc ở độ cao dưới 1800m (Có nhiều)
41
Hoàng tinh hoa trắng
Disporopsis longifolia
Craib
Tháng 8- tháng
12
Rễ,
thân ít
Trị đau lưng, thấp khớp, thuốc bổ
Mọc ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, ở độ cao 500 -1000m (gặp ít)
42
Thiên niên kiện
Homalomena occulta (Lour.)
Schott
Tháng 8- tháng
12
Củ, lá ít
Trị khó tiêu, xương khớp, đau dạ dày
Mọc dưới tán
rừng ẩm
thường xanh, ở độ cao dưới 1800m (Có nhiều)
43 Rau sam
Portulaca oleracea L.
Quang năm
Cả
cây ít
Trị mát gan, thanh nhiệt
Mọc ven
đường, làng
bản (Có
nhiều) 44 Đùm
đũm
Quanh năm
Thân,
lá ít Bìa rừng, ven
khe suối,
TT Loài cây
Tên khoa học
Mùa vụ khai thác
Bộ phận
sử dụng
Hiện trạng
khai thác
Thu
nhập Công dụng Phân bố, hiện trạng
Rubus alcaefolius
Poir
Trị đái tháo đường, sạn thận,
nương rẫy, ở độ cao đến 1500m (Có nhiều)
45
Cà dại hoa trắng
Solanum torvum Swartz
Quang
năm Quả ít
Trị đau lưng, dạ dày, thần kinh
RTS, trảng cây bụi, ven đường, ở độ cao dưới 1500m (Có nhiều)
46
Dây chìa vôi
Cissus repens Lamk
Quanh năm
Lá,
thân ít
Trị xương khớp, thoái hóa cột sống
Mọc rải rác ven rừng, ở độ cao 700 - 1500m (Có nhiều)
47 Chè
súm Eurya nitida Korth
Quanh năm
Lá,
thân Nhiều Thấp
Trị đái rắc, đái ra máu, viêm thận,
RTS, trảng cây bụi, ở độ cao 500 - 1300m (Có nhiều)
48 Trôm
mề gà Sterculia lanceolata Cav
Quanh
năm Vỏ, lá ít Trị mát gan, giải độc gan
Dưới tán rừng ở độ cao dưới 700m (Có ít)
49
Ké đầu ngựa
Xanthium inaequilaterum
DC
Quanh năm
Thân,
lá ít
Trị mờ mắt, viêm mũi, lở loét, chứng phong thấp
Mọc ven làng
bản (Có
nhiều)
50
Móc đùng đình
Quanh năm
Vỏ, rễ, quả
ít
Cây ưa ẩm, mọc dưới tán, rải rác trong
TT Loài cây
Tên khoa học
Mùa vụ khai thác
Bộ phận
sử dụng
Hiện trạng
khai thác
Thu
nhập Công dụng Phân bố, hiện trạng
Caryota mitis Lour
Trị mụn nhọt, ghẻ lở. đau răng
rừng thường xanh và RTS, ở độ cao dưới 1000m (Có nhiều)
51 Ba
chạc Euodia lepta (Spreng.) Merr
Quanh
năm Lá, rễ ít Thấp
Giảm mỡ máu, hạ huyết áp
Mọc rải rác bìa rừng, ở độ cao từ thấp đến 700m (Có nhiều)
52 Dây chẽ ba
Illigera dunniana Levl
Quanh năm
Thân
lá ít
Trị ghẻ, mụn nhọt, đái vàng, sài giật
Mọc ở độ cao 500 - 1500m (Có ít)
53 Nhọ
nồi Eclipta prostrata (L.)
L.
Quanh năm
Cả
cây ít
Trị mề đay, sốt cao, chảy máu cam, bệnh trĩ ngoại, phát bang, viêm họng
Mọc ở nơi đất ẩm ven làng, đồng ruộng, ở độ cao dưới 700m (Có nhiều)
54 Tắc kè
đá Drynaria fortunei J.Sm
Quanh năm
Thân,
rễ ít
Trị xương khớp Trên đỉnh núi, ven suối, dưới 1200 -1700m (Có ít)
55 Mã
tiền Strychnos ignatii Berg
Quanh
năm Lá Nhiều Thấp
Trị sưng đau, phong thấp, thương hàn, họng sưng
Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 400 - 1700m (Có nhiều)
Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng người dân sử dụng các loại dược liệu có trong rừng và xung quanh địa phương để sử dụng trị các bệnh chủ yếu như: Đau dạ dày, tiêu chảy, đái rắt, ho, trị xương khớp... Đây là những bệnh thường ngày và phổ biến trong cộng đồng.
Đối với các cây dược liệu, một số cây có thể sử dụng toàn bộ để làm thuốc.
Đây cũng là một cảnh báo đối với tình trạng khai thác, sử dụng bởi người dân sẽ nhổ luôn cả gốc cây để sử dụng. Nếu không có biện pháp bảo tồn hiệu quả thì những loài này sẽ giảm dần số lượng và không còn tại địa phương. Ngoài ra, có thể sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc như lá, rễ, quả, vỏ..
Có 2 thời điểm để hái thuốc tốt nhất là từ sáng sớm tới 9 giờ sáng và từ 4 giờ chiều tới tối. Cây thuốc hái tại thời điểm này sẽ cho công dụng tốt nhất. Tuỳ từng bộ phận sử dụng mà các cây thuốc này có thể được khai thác quanh năm hay theo mùa.
Người dân thường sử dụng các dụng cụ phổ biến như dao, tay nhổ, thuổng, cuốc xẻng để hái thuốc. Và tuỳ các vị thuốc có thể sử dụng tươi hoặc sơ chế phơi khô. Thông thường, nếu đem sơ chế phơi khô một chút thuốc sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Tuy nhiên, đa số lại sử dụng tươi vì vừa nhanh, vừa đơn giản và quan trọng nhất là mang ý nghĩa cấp cứu kịp thời cho người bệnh.
Một số cây dược liệu thường sử dụng tươi như Cỏ lào, Lá lốt, Nhọ nồi, Ngải cứu rừng, Ba gạc,… Sau khi thu hái về các bộ phận cây dùng làm thuốc như lá, thân, cành, rễ và củ sẽ được rửa sạch. Sau đó, tùy theo yêu cầu của từng bài thuốc có thể để sử dụng theo các cách khác nhau. Có thể để nguyên đem sắc đun nước uống hoặc nhai, giã đắp vết thương hoặc giã nhỏ rồi bọc vào lá chuối cho vào tro bếp cho nóng, rồi ra bọc lên chỗ bị thương. Theo kinh nghiệm của người dân, mỗi loại sử dụng các cách khác nhau để phát huy tốt nhất công dụng của các vị thuốc.
Một số cây dược liệu sử dụng khi đã phơi khô như Sa nhân, Thủy xương bồ, Máu chó, Dứa dại, Vối thuốc,… Cây thuốc sau khi thu hái về cũng được rửa sạch.
Sau đó, đem phơi khô rồi có thể thái hay băm thành miếng đem cất theo các thang thuốc, đến khi dùng đem sắc uống, đun nước uống hằng ngày.
Bên cạnh đó, một số loài được người dân đem ngâm thành rượu thuốc đem uống hoặc xoa bóp: Ba kích, Nghệ đen, Chuối rừng... Những loại này sau khi ngâm rượu sẽ phát huy công dụng tốt hơn.