Tính đa dạng về thành phần loài, dạng sống và đặc điểm phân bố của các loài cây dược liệu tại khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 47 - 50)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tính đa dạng về thành phần loài, dạng sống và đặc điểm phân bố của các loài cây dược liệu tại khu vực

3.1.1. Đa dng thành phn loài s dng làm thuc đã ghi nhn được ti KBT Kết quả điều tra, thu thập trên tất cả các tuyến điều tra đã phát hiện và thống kê được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Yên Bái có 67 họ, 110 loài cây thuốc, thuộc thực vật bậc cao có mạch thuộc 4 ngành thực vật được sử dụng làm thuốc.

Tập danh lục cây thuốc được xây dựng ngắn gọn, song đảm bảo tính khoa học và cũng đầy đủ các thông tin chủ yếu, nên thuận lợi cho việc tra cứu về các cây thuốc đã biết ở Khu bảo tồn. (Chi tiết xem tại phụ lục 01. Danh mục các loài cây thuốc tại KBTTN Nà Hẩu).

Sự đa dạng về thành phần loài cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được thể hiện cụ thể tại bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Đa dạng bậc ngành cây dược liệu trong Khu bảo tồn

STT Tên phổ thông Tên khoa học

Họ Loài

Số lượng

Phần trăm (%)

Số lượng

Phần trăm (%)

1 Ngành Thông đất Lycopodiophyta 2 3,0 2 1,8

2 Ngành Dương xỉ Polypodiophyta 2 3,0 2 1,8

3 Ngành Thông Pinophyta 1 1,5 1 0,9

4 Ngành Ngọc lan Magnoliophyta 62 92,5 105 95,5

Tổng 4 Ngành 67 100 110 100

Với 110 loài cây thuốc là thực vật bậc cao có mạch làm thuốc đã ghi nhận được chắc chắn là chưa đầy đủ. Song qua số liệu trên cho thấy cây dược liệu tại khu vực là khá phong phú và đa dạng.

Cây thuốc mọc tự nhiên ở Khu BTTN Nà Hẩu có các đại diện nằm trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, gồm 110 loài thuộc 67 họ. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số loài nhiều nhất với 105 loài (chiếm tới 95,5% tổng số loài cây thuốc đã biết ở Khu bảo tồn. Sau ngành Ngọc lan, ngành Dương xỉ (Polypodiphyta) và ngành Thông đất (Lycopodiophyta) phát hiện có 2 loài làm thuốc. Ngành Thông (Pinophyta) mới chỉ phát hiện 1 loài là Dây Gắm.

3.1.2. S phong phú và đa dng v dng sng

Rừng nhiệt đới được coi là nơi có mức độ phong phú và đa dạng cao nhất về thành phần loài, về các dạng sống cũng như về giá trị sử dụng tài nguyên.

Với kết quả phát hiện và ghi nhận được 110 loài có công dụng làm thuốc, 67 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch đã khẳng định sự phong phú về thành phần chủng loại và giá trị sử dụng làm thuốc rộng rãi của nhóm tài nguyên này.

Về dạng sống, qua thống kê và phân loại sơ bộ 110 loài cây thuốc đã biết cho thấy:

- Cây thân thảo/cỏ: bao gồm cả cây thân thảo sống bám (Phụ sinh), cây thảo sống 1 năm và cả cây thảo sống nhiều năm: 42 loài (chiếm 38,18%).

- Cây bụi: bao gồm cả cây bụi mọc dựa: 25 loài (chiếm 22,73%).

- Dây leo: 29 loài (chiếm 26,36%).

- Cây gỗ: gồm 12 loài chiếm 10,91%.

- Cây thân dạng gỗ bao gồm 2 loài (chiếm 1,82%).

Như vậy cây dược liệu mọc tự nhiên ở Khu BTTN Nà Hẩu cũng rất phong phú về các dạng sống cơ bản của giới thực vật. Trong đó, nhóm cây thảo có nhiều loài nhất (42 loài), sau đó đến dây leo (29 loài), nhóm cây bụi (25 loài), nhóm cây gỗ (12 loài) và cuối cùng là nhóm cây thân gỗ (2 loài). Đây cũng là tỷ lệ chung về dạng sống của nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta.

Ngoài ra, các loài cây thảo, cây bụi và dây leo là những nhóm cây thường ở gần nơi sinh sống của con người, nên trong quá trình tìm tòi cây làm thuốc cũng được người dân tiếp cận nhiều hơn so với nhóm cây gỗ và cây thân dạng gỗ.

Tỷ lệ dạng sống của các loài cây thuốc được thể hiện tại hình 3.1 sau.

Hình 3.1. T l dng sng ca các loài cây thuc 3.1.3. Đặc đim phân b ca các loài cây dược liu ti khu vc

Với sự đa dạng về địa hình, Khu BTTN Nà Hẩu là nơi hội tụ hầu hết các bậc phân chia độ cao địa hình. Chính vì lẽ đó mà thực vật nói riêng và sinh vật nói chung ở Nà Hẩu rất đa dạng và đặc biệt. (Chi tiết xem tại phụ lục 01. Danh mục các loài cây thuốc tại KBTTN Nà Hẩu, cột 5: Phân bố theo độ cao của cây thuốc khi bắt gặp loài).

Các loài thực vật có giá trị làm dược liệu có sự thay đổi rất lớn theo đai cao.

Những cây trong họ Cỏ chiếm tỷ lệ lớn ở độ cao dưới 700m. Từ độ cao 700m trở lên những cây trong họ Cỏ chiếm tỷ lệ thấp dần, nhường chỗ cho những loài cây bản địa như: dây Ba kích, dây Củ bình vôi, Tắc kè đá. Điều này khẳng định càng lên cao thì tác động của con người đến các loài cây thuốc càng giảm vì do địa hình dốc, khó tiếp cận.

Các loài cây dược liệu trong khu bảo tồn được phân bố theo sinh cảnh sống, độ cao và chủ yếu theo sinh cảnh rừng, một số khác phân bố ở trảng cây bụi, ven khe suối, ven làng bản, bìa rừng và nương rẫy. Phân bố theo độ cao từ 300m cho đến trên 1700m so với mặt nước biển cụ thể: Phân bố ở độ cao dưới 1000m là 45/110 loài bằng 40,9%; Phân bố ở độ cao từ 1000m trở lên là 65/110 loài chiếm 59,1%.

Như vậy, với kết quả đạt được đã chứng minh rằng, KBTTN Nà Hẩu rất đa dạng và phong phú về loài cây dược liệu. Vì vậy, đây là cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng, các nhà khoa học có những chính sách nghiên cứu chuyên sâu và hợp lý để có kế hoạch bảo tồn thích hợp và phát triển bền vững chúng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng loài cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, tỉnh yên bái (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)