KINH NGHIỆM CỦA ĐỊA PHƯƠNG KHÁC TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI

1.3. KINH NGHIỆM CỦA ĐỊA PHƯƠNG KHÁC TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI

Tình trạng người lang thang ăn xin, bán hàng rong đã trở thành vấn đề nhức nhối ở các đô thị Việt Nam hiện nay, riêng đối với Đà Nẵng, tình trạng đó sẽ cản trở sự phát triển du lịch và làm xấu đi bộ mặt của thành phố. Các đối tượng người lang thang ăn xin, bán hàng rong tại Đà Nẵng đa phần đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế…,có hành vi mượn cớ bán hàng rong, đánh giầy, bán vé số để xin tiền , đeo bám khách du lịch, tại nhiều chùa lớn còn xuất hiện nhóm người già yếu, tàn tật hoặc giả tàn tật để ăn xin, số đối tượng từ các tỉnh phía Bắc chiếm 43,62%, phía nam 30,97% và TP Đà Nẵng 22,88%.

Nhằm giữ vững mục tiêu “Thành phố không có người lang thang xin ăn”, ngày 03/12/2009 UBND TP ĐÀ Nẵng đã có Quyết định số 9055/QĐ- UBND phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu “Không có người lang thang xin ăn" đến năm 2015. Đề án được xây dựng để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội trong việc ngăn chặn không để xảy ra tình trạng người lang thang xin ăn và người tâm thần lang thang; đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời người từ các địa phương khác đến Đà Nẵng lang thang xin ăn; có giải pháp tích cực đưa đối tượng về hòa nhập cộng đồng và hạn chế tái diễn; đặt mục tiêu 100% xã, phường không có người lang thang xin ăn, phát hiện kịp thời và tập trung 100% số người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn thành phố vào các cơ sở bảo trợ xã hội để phân loại, nuôi dưỡng, giáo dục,

h

chữa bệnh, dạy nghề và giải quyết đưa về cộng đồng.

UBND Đà Nẵng đã tổ chức gặp mặt, đối thoại với những đối tượng lang thang ăn xin, bán hàng rong trên địa bàn để thuyết phục họ tự giác chấp hành quy định của thành phố, động viên các đối tượng không có hộ khẩu Đà Nẵng về lại địa phương, siết chặt việc đăng ký tạm trú, tạm vắng tại các nhà trọ; lập danh sách số người lưu trú và hoạt động trên từng địa bàn trọng điểm để tập trung kiểm tra, giám sát. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương rà soát, thống kê, phân loại đối tượng, phân công các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát các khu vực trọng điểm, duy trì hoạt động của Tổ phối hợp liên ngành cấp xã, phường, quận, huyện, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; để tăng hiệu quả công tác, UBND TP ĐÀ Nẵng cũng lập đường dây nóng nhằm nhanh chóng tiếp cận, xử lý, thu gom các đối tượng, chi thưởng cho người phát hiện, báo tin kịp thời. Bên cạnh đó thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, Đảng viên, hội đoàn viên và quần chúng nhân dân hưởng ứng chủ trương của thành phố.

Kết quả TP Đà Nẵng đã tổ chức truy quét và tập trung 2.000 lượt người lang thang xin ăn, có 320 người tập trung lần thứ hai trở lên. Có 781 đối tượng được Tổ thường trực tiếp nhận và xử lý thông tin về người lang thang xin ăn vận động gia đình bảo lãnh đưa về lại địa phương nơi cư trú. Hiện có 202 người đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Đà Nẵng.

Để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng nguời lang thang xin ăn, ngành LĐTB&XH TP Đà Nẵng đã kêu gọi các tổ chức nhân đạo từ thiện đầu tư 19 dự án chăm sóc các đối tượng xã hội với tổng kinh phí hơn 7.585 triệu đồng. Lập thủ tục giải quyết cho 7.832 lượt đối tựợng xã hội được hưởng chế độ trợ cấp, cứu trợ thường xuyên, 68.838 lượt người được cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh miễn phí, Hỗ trợ vốn phục hồi kinh tế cho 259 gia đình khó khăn có trẻ em có

h

nguy cơ dẫn đến lang thang xin ăn.

Ðà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện thành công đề án Không có người lang thang xin ăn, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt của một đô thị trẻ đang trên đà phát triển, đó là kết quả của những quyết sách đúng đắn và nhân văn, cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương ở Ðà Nẵng. Bắt đầu từ việc chú trọng việc hoàn thiện hạ tầng cơ sở, vừa quan tâm đến an sinh xã hội, Ðà Nẵng đã tạo được hướng đi để từng bước thay đổi cách nghĩ, cách hành động của người dân khi đứng trước chủ trương lớn này của thành phố. Cần nhấn mạnh rằng, chính quyền TP Đà Nẵng không chủ trương cấm tất cả các loại hình kinh doanh, buôn bán hàng rong trên địa bàn thành phố, vì mục tiêu an sinh xã hội, thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tập thể kinh doanh, buôn bán mưu sinh, tuy nhiên, các hoạt động buôn bán phải văn minh, đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị, không tạo hình ảnh xấu về Đà Nẵng trong mắt du khách trong và ngoài nước. Thành công của TP Đà Nẵng trong việc thực hiện một số nội dung của công tác An sinh xã hội là kinh nghiệm đáng được học tập về sự chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo thành phố, sự phối hợp chặc chẽ của các Sở, Ban, Ngành và sự đồng lòng của người dân, và đó cũng là nền tảng cơ bản để thực hiện công tác an sinh xã hội trong tình hình hiện nay.

h

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)