CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Công tác Bảo hiểm xã hội: Diện bao phủ của BHXH mới chỉ tập trung vào các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, chưa bao phủ được các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các công ty sản xuất có số lượng công nhân lao động nhiều, số người tham gia BHXH có tăng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ chưa cao. Các doanh nghiệp thường tìm cách từ chối, hoặc lách luật bằng cách ký Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng để không thực hiện đóng BHXH cho người lao động, thậm chí nhiều đơn vị chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động trong thời gian dài mà không đóng cho cơ quan BHXH dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tính đến năm 2013, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT (bao gồm cả BH thất nghiệp) trên địa bàn tỉnh là hơn 132 tỉ đồng. Số nợ đọng BHXH lớn, kéo dài buộc BHXH tỉnh phải kiện ra tòa cũng gia tăng đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng này là việc kinh doanh của một số DN không được thuận lợi, nên họ gặp khó khăn về mặt tài chính. Tuy nhiên, cũng có một số DN quá nặng về kinh doanh mà quên đi lợi ích chính đáng của người lao động, “lách luật”. Về phía người lao động, một số người chưa hiểu rõ quyền lợi khi được đóng BHXH, nhiều người vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” bởi sợ bị sa thải, mất việc làm. Nếu năm 2012, khởi kiện 4 DN thì trong 10 tháng đầu năm 2013, BHXH tỉnh đã chính thức gửi đơn cho TAND TP Quy Nhơn khởi kiện 7 DN. Tuy nhiên, nhiều DN sau khi BHXH tỉnh khởi kiện ra tòa hoặc không thi hành hoặc thi hành theo kiểu nhỏ giọt và tiếp tục nợ. Trước đó, trong năm 2012 và 2013, BHXH tỉnh và BHXH TP Quy Nhơn đã khởi kiện 15 doanh nghiệp nợ dây dưa BHXH, BHYT, BHTN
h
với số tiền 9,4 tỉ đồng. Tuy nhiên, mới có 7 đơn vị thi hành án với số tiền 1,4 tỉ đồng. Đến năm 2014, số nợ của 15 đơn vị này đã tăng lên 11,5 tỉ đồng.
Chưa có chế tài, biện pháp xử lý hiệu quả đối với các các đơn vị kinh tế không tham gia BHXH hoặc tham gia nhưng xảy ra nợ đọng BHXH kéo dài, cơ quan BHXH không có thể xử phạt đơn vị mà chỉ có thể kiện ra tòa án, tuy nhiên khả năng thi hành án để thu được nợ là rất thấp, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.
- Công tác y tế: Đối với tỉnh nghèo và địa bàn tương đối phức tạp như Bình Định, công tác y tế luôn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất khám chữa bệnh thiếu và lạc hậu, số lượng giường bệnh và bác sĩ trên đầu người thấp, việc triển khai BHYT bắt buộc cũng gặp khó khăn tương tự như BHXH, đối tượng BHYT tự nguyện mới chỉ dừng lại ở các đối tượng được hưởng các chính sách trợ cấp của nhà nước như gia đình chính sách, người nghèo, các đối tượng khác tỉ lệ tham gia thấp. Bảo hiểm y tế đang gặp những trở ngại và thách thức lớn như: diện bao phủ thấp, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế chưa chiếm đa số; một số tổ chức, đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa nghiêm túc thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế cho người lao động. Số người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thường là những người có bệnh mãn tính và có nguy cơ mắc bệnh cao; thái độ phục vụ của một số bộ phận cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh bào hiểm y tế còn gây không ít bức xúc cho người bệnh. Mức đóng bảo hiểm của các đối tượng chưa tương xứng với mức độ gia tăng của chi phí khám, chữa bệnh cùng với việc lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật cao dẫn đến quỹ khám chữa bệnh của BHYT luôn có nguy cơ thâm hụt. Tình trạng các cơ sở khám chữa bệnh lập hồ sơ khống để thanh toán tiền BHYT diễn ra phức tạp khó kiểm soát.
- Công tác Cứu trợ xã hội: Do đặc điểm tự nhiên của tỉnh, tình trạng thiên tai, bão lũ xảy ra với tần suất cao, tỉ lệ dân cư ở các vùng sâu, vùng xa,
h
vùng nông thôn, biển đảo, vùng có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai lớn là gánh nặng cho công tác cứu trợ khẩn cấp. Nguồn lực từ ngân sách không đủ chi cho công tác cứu trợ, hàng năm tỉnh phải xin trợ cấp từ ngân sách của Trung ương và huy động nguồn lực của xã hội để thực hiện công tác cứu hộ cứu đói, phòng ngừa và khắc phục ảnh hưởng của thiên tai. Các chương trình CTXH chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay, tỉ lệ đối tượng được hỗ trợ thấp, thời gian tổ chức trợ giúp không được kịp thời và phần lớn phải chờ nguồn kinh phí trung ương, các dịch vụ xã hội chưa phát triển, các hoạt động cứu trợ tự phát chưa bảo đảm được yêu cầu đặt ra.
- Công tác Ưu đãi xã hội:Được quan tâm chỉ đạo nhưng vẫn gặp nhiều hạn chế, công tác xác định người có công gặp khó khăn do trải qua thời gian dài ,thất lạc thông tin trong chiến tranh, các đối tượng thụ hưởng chưa hiểu rõ chính sách ưu đãi của nhà nước dẫn đến khiếu nại kéo dài, cán bộ thực thi chưa làm hết trách nhiệm, thậm chí sai phạm, tham nhũng. Một số lượng lớn thân nhân chưa có thôn tin về liệt sĩ hi sinh trong chiến tranh. Hoạt động tìm mộ liệt sĩ trong thời gian qua được sự quan tâm của toàn xã hội, bên cạch các công tác rà soát hồ sơ, bút tích, di vật, thông tin quy tập mộ liệt sĩ của Cục người có công, còn có sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học kỹ thuật, các chuyên gia trong và ngoài nước tuy nhiên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế., chưa đáp ứng được mong mỏi của thân nhân liệt sĩ, người có công.
- Công tác Xóa đói giảm nghèo: Các chương trình, chính sách phát triển KT – XH gắn với xóa đói giảm nghèo phát huy hiệu quả chưa cao, việc đầu tư còn dàn trải, tiếp cận của người dân với các chương trình còn khó khăn, thủ tục hành chính còn rườm rà chậm khắc phục, xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tỷ lệ hộ nghèo tại một số xã miền núi vẫn còn cao, số hộ tái nghèo sau từng năm chiếm tỷ lệ lớn (40%-50%) so với
h
hộ thoát nghèo. Một bộ phận hộ thoát nghèo còn có nguy cơ tái nghèo vì phải sống trong những vùng không thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, thiếu việc làm và việc làm không ổn định, thu nhập thấp. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều ngay trong các xã của huyện và giữa các huyện, các vùng có điều kiện giống nhau; vùng miền núi tỷ lệ nghèo vẫn đang ở mức cao như huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão. Một số huyện có tiềm năng, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội nhanh nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao như:
An Nhơn, Phù Cát. Năng lực trình độ của cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa nắm bắt, tiếp cận nhanh những kỷ năng, nghiệp vụ, chuyên môn khoa học kỹ thuật, nên khi chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật mới cho người dân không đầy đủ, hiệu quả đạt được còn thấp; Việc giao dự án về cho UBND xã làm chủ đầu tư nhằm nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các dự án có nơi vẫn chưa đạt theo yêu cầu do năng lực quản lý, tổ chức còn hạn chế.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước chưa cao, còn lãng phí, chất lượng xây dựng các công trình đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, chợ còn thấp…, một số dự án đầu tư không đúng chỗ, chưa phát huy hết tác dụng dẫn đến các công trình xây dựng xuống cấp nhanh. Nhận thức của một số chính quyền các địa phương chưa thật sự sâu sắc, đầy đủ về công tác xóa đói giảm nghèo, trong chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện còn nhiều lúng túng, hiệu quả đạt được chưa cao. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục người nghèo chưa làm triệt để, chưa lấy bản thân người nghèo làm trọng tâm để tuyên truyền, giáo dục khơi dậy mỗi bản thân người nghèo ý thức của sự tự vươn lên phát triển sản xuất thay đổi bản thân, cuộc sống để thoát nghèo. Vì vậy tư tưởng ỷ lại, trông chờ của một bộ phận người nghèo vào sự hỗ trợ của Nhà nước còn rất nặng nề.
b. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân điều kiện tự nhiên: Địa hình tỉnh phức tạp vừa có vùng
h
cao, vùng sâu, vừa có bãi ngang, biển đảo, địa hình trải dài gây khó khăn cho công tác quản lý. Vị trí giáp biển và bờ biển kéo dài, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu nên khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, xâm thực biển thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn nhất là vùng nông thôn, miền núi, ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của người dân.
- Nguyên nhân kinh tế: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng, thất nghiệp ngày càng tăng, các dự án kinh tế lấy đất nông nghiệp bị đình trệ làm nông dân vừa mất đất vừa không được đền bù, tái định cư và đào tạo nghề. Điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh còn hạn chế, kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ, kinh tế tư nhân kém phát triển không tạo ra nhiều việc làm, nhiều đơn vị kinh tế không thực hiện đúng các quy định về phúc lợi đối với người lao động, nguồn ngân sách của tỉnh rất hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu công tác ASXH.
- Nguyên nhân xã hội: Hệ thống chính sách ASXH, công tác thực hiện, chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, cán bộ địa phương trình độ hạn chế, có nguy cơ xảy ra sai phạm, tham nhũng trong công tác. Nhận thức về chính sách, pháp luật, chế độ ASXH của người dân, người lao động, và các đối tượng thụ hưởng khác còn hạn chế. Người dân nông thôn chịu tác động của đô thị hóa có xu hướng di dân làm phức tạp thêm cho công tác ASXH, tâm lý ỷ lại của người nghèo và chính quyền địa phương vào các chế độ trợ cấp gây khó khăn cho công tác an sinh xã hội.
h
CHƯƠNG 3