Tình hình thực hiện công tác An sinh xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội tỉnh bình định (Trang 75 - 107)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.3. Tình hình thực hiện công tác An sinh xã hội

Công tác Bảo hiểm xã hội được thực hiện bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội

h

dưới sự quản lý nhà nước của Sở Lao động, thương binh và xã hội và các cơ quan có liên quan.

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cu t chc BHXH Vit Nam

Hội đồng quản lí BHXH Việt Nam là cơ quan quản lí cao nhất của BHXH Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương, gồm có:

- Ở trung ương : Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương( gọi chung là tỉnh) là BHXH tỉnh trực thuộc BHXH Việt Nam.

- Ở các quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh( gọi chung là huyện) là BHXH huyện trực thuộc BHXH tỉnh.

Các loại hình bảo hiểm chính là Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp.

h

* Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay được qui định tại 3 văn bản là: Luật bảo hiểm xã hội, Nghị định số 152/2006/NĐ–CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30-1-2007 của Bộ lao động – thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP. Mặc dù các qui định về bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật bảo hiểm xã hội mới chính thức có hiệu lực từ ngày 01-01- 2007, nhưng do các qui định này chủ yếu kế thừa các qui định về bảo hiểm xã hội trong các văn bản trước đây, có sự sửa đổi bổ sung một số nội dung cho phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn hiện nay.

Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: gồm người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân…

Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được qui định tại Điều 91 và Điều 92 Luật bảo hiểm xã hội như sau: i) người lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước mắt vẫn đóng với mức 5% tiền lương và tiền công hàng tháng vào quĩ hưu trí và tuất tử; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng bằng 8%; ii) người sử dụng lao động hàng tháng đóng 3% vào quĩ ốm đau, thai sản, 1% vào quĩ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, 11%

vào quĩ hưu trí và tử tuất (riêng với quĩ này từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức là 14%).

Thứ ba, về chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng năm: chế độ bảo hiểm ốm đau, chế độ bảo hiểm thai sản, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, chế độ bảo hiểm hưu trí và chế độ tử tuất.

h

* Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Thứ nhất, về đối tượng tham gia, khoản 5 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội qui định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không phải là đối tượng áp dụng của bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, hàng tháng người lao động đóng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập là cơ sở để tính bảo hiểm xã hội được thay đổi tùy theo khả năng của người lao động trong từng thời kì, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

Thứ ba, về chế độ chi trả bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo qui định của Luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ thực hiện chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

* Bảo hiểm thất nghiệp: Theo qui định tại khoản 3 và 4 Điều 2 luật bảo hiểm xã hội, đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (từ ngày 01-01- 2009) bao gồm: người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động qui định tại khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội: người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động qui định tại khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội có sử dụng từ 10 lao động trở lên.

Người lao động phải đóng phí bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm. Về nguyên tắc, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào mức đóng góp và thời gian hưởng trợ cấp cũng như khả năng cân đối quỹ. Về thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp: khoản 2 Điều 82 Luật bảo hiểm xã hội qui định: 03 tháng nếu có đủ

h

12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 06 tháng, nếu có đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 09 tháng, nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 12 tháng, nếu có đủ từ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên

Từ những chính sách về BHXH, BHTN đã được thể chế hoá, các cơ quan chức năng căn cứ vào đó thực hiện những nội dung chính sau:

- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN - Cấp sổ BHXH, đến từng người lao động; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ BHXH, BHTN đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH

- Thực hiện việc thu BHXH, BHTN

- Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHXH, BHTN

- Thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn

- Quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH

- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về BHXH

- Hằng năm, báo cáo Chính phủ và quốc hội về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu

- Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện công tác BHXH, BHTN.

Mặc dù còn gặp không ít khó khăn thách thức, nhưng các cơ quan thực hiện công tác BHXH Bình Định đã co nhiều cố gắng phối hợp với các sở,

h

ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật BHXH đến người lao động; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách pháp luật BHXH, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhờ đó việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả tích cực. Lao động tham gia BHXH tăng qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ lao động tham gia BHXH tăng bình quân 3%/năm. Năm 2010 có 76.355 người tham gia; Năm 2011 có 81.433 người; Năm 2012 co 82.249 người tham gia; số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp chiếm tỷ lệ trên 84% tổng lao động tham gia BHXH bắt buộc

Phối hợp triển khai, tuyên truyền, hình thành tổ chức thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp, năm 2010 có 765 người lao động đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm; 852 người nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp; Quyết định hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 797 người với số tiền là 2.405.507.164 đồng, Năm 2011 có 946 lao động đăng ký thất nghiệp;

1.217 người nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp; đã chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 1.295 người với số tiền chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề là 4.315.066.626 đồng. Năm 2012 có 1.609 lao động đăng ký thất nghiệp (tăng 170% so với năm 2011); 2.778 người nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (tăng 228% so với năm 2011); đã chi trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 2.469 người với số tiền chi trợ cấp thất nghiệp 15.516.276.294 đồng, hỗ trợ học nghề cho 55 người với tổng số tiền là 57.545.000 đồng;

Bng 2.3: Đăng ký hưởng chế độ bo him thp nghip Năm

Thực hiện 2010 2011 2012

Tạo việc làm mới 4.500 4.000 4.000

Số người nộp hồ sơ hưởng chế độ

bảo hiểm thấp nghiệp 852 1.217 2.778

(Nguồn: Sở Lao động – TB & XH tỉnh Bình Định)

h

4.500

852

4.000

1.217

4.000 2.778

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500

năm 2010 năm 2011 năm 2012

Tạo việc làm mới

Số người nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo

Biu đồ 2.2: S người np h sơ hưởng chế độ bo him tht nghip Tăng cường phối hợp kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện Kế hoạch tuyên truyền pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình

- Số người tham gia BHXH: năm 2010 có 76.355 người; Năm 2011 có 81.433 người; Năm 2012 có 82.249 người

- Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp tham gia BHXH: năm 2010 có 36.652 người; Năm 2011 có 40.920 người; Năm 2012 có 41.549 người.

- Số lao động HCSN và xã, phường tham gia BHXH: năm 2010 là 32.436 người; năm 2011 là 33.185 người; năm 2012 là 34.184 người.

- Số người tham gia BHXH tự nguyện: năm 2010 là 709 người; 2011 là 2.339 người; 2012 là 2.841 người

- Số người tham gia BHTN: năm 2010 là 63.100 người; 2011 là 68.429 người; 2012 là 70.037 người.

- Số Doanh nghiệp tham gia BHTN: năm 2010 là 34.054 người; 2011 là 38.654 người; 2012 là 39.388 người.

h

- Số cơ quan, đơn vị HCSN: năm 2010 là 26.090 người; 2011 là 26.877 người; 2012 là 27.862 người.

Số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp chiếm tỷ lệ trên 84% tổng lao động tham gia BHXH bắt buộc.

Bng 2.4: Các ch tiêu BHXH, BHYT, BHTN

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I. Bảo hiểm xã hội

1. Số người tham gia 76.355 81.433 82.249

2. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp

36.652 40.920 41.549

3. Số lao động HCSN và xã phường. 32.436 33.185 34.184 4. Số người tham gia BHXH tự

nguyện

709 2.339 2.841

II. Bảo hiểm Y tế

1. Số người tham gia 831.410 957.904 953.162

2. Số cơ quan đơn vị tham gia BHYT bắt buộc

81,8% 77,2% 78.3%

3. Số người tham gia BHYT tự nguyện

23,4% 34,9% 34,4%

III. Bảo hiểm thất nghiệp

1. Số người tham gia 63.100 68.429 70.037

2. Doanh nghiệp 34.054 38.654 39.380

3. Hành chính sự nghiệp 26.090 26.877 27.862

(Nguồn: Sở Lao động – TB & XH, Sở Y tế, BHXH tỉnh Bình Định)

h

Biu đồ 2.3: Các ch tiêu tham gia BHXH ca DN, HCSN, T nguyn b. Công tác y tế

Công tác y tế đuợc thực hiện bởi hệ thống các cơ sở y tế phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội duới sự quản lý nhà nước của Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan. Ngoài việc tổ chức khám, chữa bệnh thông thường, để bảo đảm An sinh xã hội, Đảng và nhà nước đã rất quan tâm việc thực hiện các chính sách Bảo hiểm y tế. Cùng với ngân sách nhà nước dành cho y tế, bảo hiểm y tế đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho việc khám bệnh, chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Luật Bảo hiểm y tế đã được Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ tư, ngày 14-11-2008, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác y tế. Theo Luật Bảo hiểm y tế và các Nghị định, thông tư sửa đổi, hướng dẫn thực hiện, Bảo hiểm y tế bao gồm các nội dung Bảo hiểm y tế bắt buộc, Bảo hiểm y tế tự nguyện:

* Bảo hiểm y tế bắt buộc: là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở bắt buộc người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác phải tham gia theo quy định của pháp luật..

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000

năm 2010 năm 2011 năm 2012

Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp Số lao động HCSN và xã phường.

Số người tham gia BHXH tự nguyện

h

Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc mà đối tượng tham gia bao gồm: Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức; Người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; Người có công với cách mạng theo qui định của Pháp luật; người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng…

Thứ hai, về điều kiện hưởng bảo hiểm y tế bắt buộc. Để được hưởng bảo hiểm y tế, các đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm y tế theo qui định thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27-7-2005 của liên bộ Bộ y tế - Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP qui định về mức đóng góp và phương thức đóng góp bảo hiểm y tế bắt buộc. Đối tượng thuộc phạm vi áp dụng bảo hiểm y tế bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thể hiện bằng việc đóng phí bảo hiểm y tế cho cơ quan bảo hiểm, mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc căn cứ vào mức tiền lương, tiền công, tiền sinh hoạt phí, tiền lương tối thiểu… tùy vào từng đối tượng cụ thể.

Thứ ba, về các hình thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Hiện nay các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta đang áp dụng cá hình thức thanh toán theo phí dịch vụ và thanh toán theo định suất, trong đó chủ yếu thanh toán theo phí dịch vụ. Ngoài ra, cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám chữa bệnh còn đang nghiên cứu và chuẩn bị đề xuất các phương thức thanh toán khác như: chi trả theo chuẩn đoán, theo ngày điều trị nội trú bình quân…trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người bệnh bảo hiểm y tế, quyền lợi của cơ sở khám chữa bệnh và khả năng an toàn của quỹ bảo hiểm y tế.

h

* Bảo hiểm y tế tự nguyện:

Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm: thành viên hộ gia đình; học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; hội viên các hội, đoàn thể, tổ chức nghiệp đoàn, tôn giáo…; thân nhân của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động… đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc; thân nhân của hội viên đoàn thể đang tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Thứ hai, về thủ tục tham gia mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện. Theo thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC, về cơ bản các thủ tục để được hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện được tiến hành giống như thủ tục của bảo hiểm y tế bắt buộc. Tuy nhiên, kể từ ngày 15-4-2007 qui định về thủ tục tham gia và mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện đã có một số thay đổi.

Thứ ba, về giải quyết quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Theo thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC: quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện hoàn toàn giống với người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

Căn cứ vào những chính sách đã được thể chế hoá nêu trên, Ngành Y tế và BHXH phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng, cấp thẻ BHYT và thực hiện công tác quản lý người tham gia đến đơn vị, thu và quản lý sử dụng quỹ khám chữa bệnh (KCB) BHYT chi trả cho hoạt động khám chữa bệnh của người thụ hưởng, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT nhằm thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về BHYT, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, phối hợp trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT, công tác KCB BHYT; phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh tại các cơ sở KCB trong quá trình thực hiện công tác KCB

h

BHYT; phối hợp trong việc cung cấp thông tin, báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT cho các cấp có thẩm quyền.

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Bảo hiểm y tế trong toàn ngành. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và BHYT được quan tâm và duy trì thực hiện có hiệu quả tại 100% cơ sở điều trị và trạm y tế. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh bước đầu triển khai khám chữa bệnh BHYT tại một số cơ sở hành nghề ngoài công lập, góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế công lập. Tiếp tục thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển hệ thống y tế dự phòng; xây dựng và phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đạt Chuẩn quốc gia theo Quyết định số 4696/QĐ-BYT ngày 27/11/2008 của Bộ Y tế. Từng bước kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh đến cơ sở. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ y tế; công tác phục vụ và chăm sóc người bệnh toàn diện; quan tâm đúng mức đến các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.

Năm 2010: giường bệnh kế hoạch do tỉnh quản lý: 3.300, đạt 22,1 giường/10.000 dân (số giường bệnh công lập: 3.250, đạt 21,8 giường/10.000 dân). Tổng số xã có bác sĩ công tác là 151/159 xã, đạt tỷ lệ 94,9% (131 xã có bác sĩ tại chỗ, 20 xã có bác sĩ tăng cường từ tuyến trên về. 12 xã được công nhận Chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã đạt Chuẩn lên 146/159 xã, đạt tỷ lệ 91,82%; số thôn, làng, khu vực được công nhận "Làng văn hóa sức khỏe": 728/1.117, đạt tỷ lệ 65,2%. Năm 2011 số giường bệnh kế hoạch do tỉnh quản lý: 3.400, đạt 22,8 giường/10.000 dân; trong đó, giường bệnh công lập: 3.350, đạt 22,4 giường/10.000 dân (ước tính dân số toàn tỉnh: 1.493.000 người). Tổng số xã có bác sĩ công tác: 152/159 xã, đạt tỷ lệ 95,6% (133 xã có bác sĩ tại chỗ, 19 xã có bác sĩ tăng cường từ tuyến trên về). Có 04 xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã đạt Chuẩn lên 150/159 xã, đạt tỷ lệ

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác an sinh xã hội tỉnh bình định (Trang 75 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)