NỘ I DUNG GIẢ I QUY ẾT VIỆ C LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyên phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

1.2. NỘ I DUNG GIẢ I QUY ẾT VIỆ C LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Các lý thuyết về giải quyết việc làm nêu trên đều tập trung luận giải các xu hướng việc làm trong quá trình phát triển kinh tế. Mặc dù các lý thuyết đó chưa làm rõ vai trò của chính phủ trong việc kết hợp các chính sách kinh tế với các chính sách xã hội để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, song nó có tác dụng gợi mở cho chúng ta những cách thức, biện pháp để tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

1.2. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.2.1. Hướng nghiệp a. Khái nim

Hướng nghiệp là những dịch vụ hoặc hoạt động với mục đích hỗ trợ các cá nhân ở mọi lứa tuổi và vào mọi thời điểm trong cuộc đời đưa ra những lựa chọn về đào tạo, học tập và nghề nghiệp và quản lý sự nghiệp của mình..

h

Với trình độ văn hóa thấp, lao động nông thôn cần phải có sự hỗ trợ của hoạt động hướng nghiệp, nhằm giúp họ có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp và năng lực. Qua đó, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế và xã hội một cách toàn diện.

Về giáo dục, hướng nghiệp đưa ra những thông tin về thế giới nghề nghiệp, giáo dục thái độ đúng đắn đối với lao động và tạo ra sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp.

Về kinh tế, hướng nghiệp góp phần bố trí hợp lý nguồn lao động dự trữ bảo đảm sự phù hợp nghề, giảm sự thuyên chuyển nghề, đổi nghề và là phương tiện quản lý công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở khoa học.

Về xã hội, hướng nghiệp giúp họ tự giác đi học nghề, khi có nghề sẽ tự tìm việc làm, Giảm tỉ lệ thất nghiệp và ổn định được xã hội.

b. Ni dung

Hình 1.2: Nội dung hoạt động hướng nghiệp

Lao động nông thôn cần phải có sự hỗ trợ của chuyên viên tư vấn hướng nghiệp, hoặc những người thực sự có kinh nghiệm hướng nghiệp – chọn nghề để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với mình.

h

Ở các trung tâm giới thiệu việc làm_gần nơi ở nhất, người lao động sẽ được chuyên viên tư vấn sẽ dựa trên những đặc điểm riêng của bản thân (mong muốn - khả năng) và nhu cầu của xã hội, để đưa ra kết luận về mức độ phù hợp với nghề.

Đặc biệt, để hoạt động hướng nghiệp cho lao động nông thôn đạt được hiệu quả thiết thực và bền lâu khi nó được tiến hành sớm, thường xuyên, liên tục ngay cả khi còn là học sinh ở các trường trung học và phổ thông. Đó là hoạt động nhằm định hướng nghề nghiệp bằng một quá trình chuẩn bị lâu dài và tích cực nhất. Việc thực hiện hướng nghiệp với các đối tượng này cần có sự phối hợp giữa trung tâm giới thiệu việc làm, nhà trường và phụ huynh. Qua đó, thay đổi sẽ thay đổi một cách tích cực các nhận thức về nghề của phụ huynh_lao động nông thôn hiện tại và học sinh_lao động nông thôn tiềm năng.

c. Tiêu chí đánh giá

- Số lượng học sinh nông thôn được hướng nghiệp.

- Số lượng lao động nông thôn được hướng nghiệp.

1.2.2. Đào tạo nghề a.Khái nim

Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kĩ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học hành được một nghề trong xã hội.[16]

Như vậy, khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến thức kĩ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản. Nó thể hiện sự đầy đủ hơn về vấn đề tinh thần và kỉ luật lao động – một yêu cầu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất vơí công nghệ và kĩ thuật tiên tiến hiện nay.

Đối với lao động nông thôn, đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển ở nông thôn.

h

b. Ni dung

Đào tạo nghề ở nông thôn được đẩy mạnh theo 2 hướng là ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, với các hình thức đào tạo ngắn hạn và dài hạn, nhưng quan trọng là việc đào tạo nghề phải phù hợp với nhu cầu thị trường.

Hoạt động này có sự tham gia của: trung tâm dạy nghề, các làng nghề và doanh nghiệp. Trong đó, giảng dạy là các giáo viên, các thợ thủ công và công nhân có tay nghề cao.

Thực tế, công tác đào tạo nghề đã được triển khai mạnh mẽ ở các cấp học và mọi lứa tuổi, nhưng sự phù hợp của nghề không cao, do sự rập khuôn và máy móc trong đào tạo. Do đó, cần xem xét các nguyên tắc đào tạo nghề.

Hình 1.3: Các nguyên tắc đào tạo nghề cho lao động c. Tiêu chí dánh giá

- Số lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề.

- Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề tìm được việc làm.

- Số lượng lao động nông thôn tham gia các hình thức giảng dạy.

1.2.3. Giới thiệu việc làm a. Khái nim

Giới thiệu việc làm là hoạt động giải quyết việc làm thông qua kết nối

h

cung lao động và cầu lao động.

Đối với lao động nông thôn, hoạt động này có giúp họ dễ tiếp cận với doanh nghiệp; đồng thời, nó trang bị chính sách, chế độ, tiêu chuẩn... về lao động và việc làm của Nhà nước. Qua đó, lựa chọn được công việc phù hợp với trình độ, khả năng, chuyên môn và sở trường cá nhân.

b. Ni dung

Giới thiệu việc làm, cụ thể gồm các hoạt động: thực hiện tư vấn cho người lao động về chính sách lao động, cung cấp thông tin về việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động, làm chiếc cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Hình 1.4: Nội dung của hoạt động giới thiệu việc làm.

Hoạt động giới thiệu việc làm có thể thực hiện thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm…Do đó, cần mở rộng các giao dịch việc làm là cơ hội để người lao động tìm được việc làm và đem cơ hội việc làm đến cho người lao động.

c. Tiêu chí đánh giá

- Số lao động được giới thiệu việc làm.

- Tỷ lệ lao động được giới thiệu việc làm có việc làm.

h

1.2.4. Xuất khẩu lao động a.Khái nim

Xuất khẩu lao động là hoạt động giải quyết việc làm thông qua kết nối lao động và việc làm trên thị trường nước ngoài.[17]

Ở nông thôn của nước ta, với thời gian chưa sử dụng lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Trong đó, đa số người tham gia xuất khẩu lao động là lao động phổ thông gồm những người nông dân hay là người nghèo, người dân tộc muốn tăng thêm thu nhập.

Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị..

b.Ni dung

Hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước theo các chương trình hợp tác nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Thực hiện hoạt động này là các trung tâm và doanh nghiệp môi giới và xuất khẩu khẩu lao động, với các nhiệm vụ là: Khai thác thị trường sức lao động; củng cố và thiết lập mối quan hệ với các đối tác nước ngoài; thu thập thông tin về đối tác và thị trường tiếp nhận lao động; đàm phán và ký kết hợp đồng; triển khai hợp đồng; quản lý lao động ở nước ngoài; thanh lý hợp đồng lao động.

c. Tiêu chí đánh giá

- Số lao động nông thôn được xuất khẩu.

- Tỷ lệ lao động nông thôn được xuất khẩu so với tổng lao động.

- Số cơ sở môi giới xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyên phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)