Môi trường xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyên phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.3.3. Môi trường xã hội

Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu và chất lượng sức lao động (hay lực lượng lao động, vì sức lao động luôn tồn tại trong người lao động cụ thể).

Khi quy mô dân số lớn, tốc độ tăng trưởng dân số cao thì quy mô lực lượng lao động sẽ lớn và nhu cầu giải quyết việc làm sẽ lớn và ngược lại.

Cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu lực lượng lao động.

Nếu cơ cấu dân số trẻ thì lực lượng lao động sẽ được bổ sung lớn và sức ép giải quyết việc làm sẽ lơn. Ngược lại, khi cơ cấu dân số già thì lực lượng lao động được bổ sung ít (thiếu hụt lực lượng lao động). Vì thế, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải nhập khẩu lao động.

Nếu chất lượng dân số cao thì chất lượng lực lượng lao động sẽ tốt. Khi đó, khả năng giải quyết việc làm cho người lao động sẽ được thuận lợi.

Ngược lại, chất lượng dân số thấp sẽ kéo theo chất lượng lực lượng lao động thấp. Điều này gây khó khăn cho dạy nghề, khó khăn giải quyết việc làm.

b. Giáo dc và đào to

Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng lực lượng lao động và

h

cơ cấu của lực lượng lao động theo trình độ, ngành nghề và do đó nó ảnh hưởng đến giải quyết việc làm.

Giáo dục và đào tạo tốt sẽ tạo ra lực lượng lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong tốt, có cơ cấu theo trình độ và ngành nghề phù hợp với cầu lao động. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết việc làm. Ngược lại, khi giáo dục và đào tạo không tốt, chất lượng giáo dục và đào tạo thấp, cơ cấu đào tạo không phù hợp với yêu cầu của thị trường sức lao động, khi đó cung lao động sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động và do đó gây cản trở cho giải quyết việc làm.

Ở thực tế, học sinh và sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường thường không được nhận việc ngay và nhiều doanh nghiệp phải đào tạo lại từ 6 tháng đến 1 năm, thì số lao động này mới đảm đương được công việc. Bên cạnh đó, cơ cầu đào tạo nguồn nhân lực cũng đang trong tình trạng bất cập so với yêu cầu của thị trường. Với lao động nông nghiệp ở nông thôn, chất lượng thường thấp hơn so với lao động thành thị. Phần đông lao động nông nghiệp, nông thôn không được đào tạo nghề, trình độ học vấn phổ thông thấp, vì thế giải quyết việc làm có nhiều khó khăn. Do đó, cần phải đặc biệt quan tâm đến việc dạy nghề cho nông dân cho phù hợp với sự chuyển dịch của cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.

c. Khoa hc và công ngh

Đối với lao động ở nông thôn, tăng hay giảm đầu tư phát triển vào các ngành sử dụng công nghệ cao, trung bình hay thấp có ảnh hưởng mạnh đến giải quyết việc làm cho người lao động. Nếu tăng đầu tư vào phát triển các ngành có sử dụng công nghệ thấp thì cơ hội giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sẽ tăng lên; còn nếu tăng đầu tư phát triển các ngành sử dụng

h

công nghệ cao thì cơ hội giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp hầu như không có trong ngắn hạn.

d. Y tế và chăm sóc sc khe

Nhân tố này có ảnh hưởng đến chất lượng lực lượng lao động và do đó ảnh hưởng đến giải quyết việc làm. Dịch vụ y tế tốt thì việc chăm lo sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người lao động sẽ tạo ra lực lượng lao động có thể lực tốt. Điều này sẽ thuận lợi trong giải quyết việc làm. Ngược lại, nếu y tế kém, không chăm lo đến sức khỏe cộng đồng, sức khỏe của người lao động, sẽ làm cho tình trạng sức khỏe lực lượng lao động kém, khả năng lao động yếu, thậm chí không lao động được. Điều này gây cản trở cho giải quyết việc làm. Vì thế, xây dựng một nền y tế vững mạnh, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và cho người lao động là nhân tố có ảnh hưởng không kém phần quan trọng trong giải quyết việc làm.

Đối với lao động ở nông thôn, do mạng lưới y tế ở khu vực này còn hạn chế, công với thu nhập thấp nên việc chăm lo sức khỏe cho lực lượng lao động này chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho chính họ.

e. Tác động ca các mi quan h xã hi và phong tc tp quán địa phương Mỗi địa phương có những phong tục tập quán riêng, có truyền thống văn hoá riêng. Mỗi dân tộc cũng có những truyền thống, những phong tục tập quán riêng. Có những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội và ngược lại cũng có những phong tục tập quán, lạc hậu trở thành vật cản cho sự tiến bộ xã hội. Truyền thống giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày, trong làm ăn kinh tế, trong khuyến học...là những truyền thống tốt đẹp. Có những làng xã người dân xây dựng thành các nhóm, hội kinh doanh rất hiệu quả, có làng khuyến khích người dân

h

làm kinh tế và báo cáo kết quả trong ngày hội làng...đã có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cũng có những hủ tục như ma chay cưới xin linh đình, công việc xong trả nợ hàng năm mới hết. Các tệ nạn mê tín dị đoan...thói quen sống và làm việc mang tính tự nhiên không tính toán...là lực cản vô cùng to lớn cho sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, các giải pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn cần xem xét kỹ đến các yếu tố về phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, từ đó mỗi giải pháp mới có tính khả thi và hiệu quả.

f. Tác động ca toàn cu hóa và hi nhp quc tế

Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với tình trạng việc làm ở tất cả các nước. Số lượng việc làm ở khu vực này, ở ngành này có thể tăng lên, nhưng lại giảm đi ở khu vực khác, ngành khác. Một số loại việc làm sẽ mất đi, nhưng một số việc làm mới lại xuất hiện.

Những biến đổi về quy mô và cơ cấu việc làm sẽ gây không ít khó khăn cho bản thân người lao động và xã hội. Do mất việc làm, người lao động phải tìm chỗ việc làm mới, phải học tập kiến thức, kỹ năng nghề mới, phải di chuyển đi nơi khác để tìm việc mới, phải thích nghi với những điều kiện sống mới. Điều đó cũng sẽ tạo ra gánh nặng cho chính phủ về đào tạo lại, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyên phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)