CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
1.4. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phù Mỹ
Qua nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông
h
thôn của một số nước trên thế giới, kết hợp với tình hình thực tiễn ở một số địa phương trong nước có thể đưa ra một số kết luận như sau.
a. Từ nước ngoài
Một, cần quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn và phát triển nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao. Đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cùng các ngành phi nông nghiệp khác trong nông thôn. Nước ta là nước đông dân vì vậy, muốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thì nhất thiết phải phát triển mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện dựa trên cơ sở trình độ khoa học kỹ thuật cao, muốn vậy, cần phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông thôn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nông thôn. Đặc biệt, diện tích canh tác bình quân đầu người của nước ta vào loại thấp nhất thế giới, nên điều quan trọng là phải phát triển nền nông nghiệp thâm canh trình độ cao, nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này ở nước ta hiện nay còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực.
Hai, Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Nhà nước - Công ty - hộ gia đình. Đây là mô hình rất hay mà chúng ta có thể nghiên cứu và thực hiện trong điều kiện thực tiễn ở nước ta. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
b. Từ trong nước
Một, về chính sách ruộng đất, tỉnh cần phải có giải pháp đẩy nhanh việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất và hình thành các trang trại sản xuất hàng hoá có hiệu quả.
Hai, về chính sách tín dụng, cần đơn giản hoá các thủ tục vay vốn để nông dân dễ tiếp cận với ngồn vốn tín dụng. Đối với các hộ nông dân trung bình và
h
nghèo, việc cho vay cần tuân theo những nguyên tắc sau: một, cần sự sâu sát của cán bộ khuyến nông để nông dân biết đầu tư vào cái gì và làm như thế nào; hai, là cho vay ít nhưng làm nhiều lần để đảm bảo hiệu quả của vốn vay và nông dân có khả năng từng bước mở rộng quy mô và hiệu quả sản xuất của họ; ba, là tuỳ theo điều kiện cụ thể mà cho vay bằng hiện vật rồi xoay vòng theo nhóm. Điều này sẽ hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích của nông dân.
Ba, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Cần: một, khuyến khích nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư xây dựng cánh đồng mẫu lớn thâm canh lúa; hai, ưu tiên vốn khoa học công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng mô hình, khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật; ba, Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư liên doanh, liên kết đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Bốn, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, cần có sự hỗ trợ định hướng cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động về đào tạo nghề, ngoại ngữ , phát luật, phong tục tập quán nhằm tạo điều kiện tốt nhất khi họ gia nhập vào thị trường lao động ở nước ngoài.
h
KẾT LUẬN CHUƠNG 1
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn là chính sách được quan tâm ở nước ta, do những hiệu quả to lớn nó mang lại như: chống thất nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, giảm nghèo khổ. Nhưng trên thực tế, do những chênh lệch khá lớn cung và cầu lao động đã làm cho vấn đề này mang tính thời sự.
Lao động nông thôn ở nước ta hầu hết là lao động trong ngành nông nghiệp có những đặc điểm riêng như: Một, lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao và mang nặng tính riêng biệt của vùng sinh sống và hàm chứa nhiều mặt tích cực cũng như hạn chế riêng. Hai, nhu cầu lao động mang tính chất thời vụ. Ba, chất lượng lao động nông nghiệp thấp. Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Mà giải quyết việc làm_giải quyết cung và cầu lao động về số lượng lẫn chất lượng, còn nhiều khó khăn do các tác động của các môi trường xung quanh như: môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường xã hội.
Toàn bộ nội dung chương 1, tác giả tập trung trình bày những lý luận mang tính khái quát về nông thôn, lao động nông thôn và giải quyết việc làm.
Dựa trên vấn đề trên, tác giả hệ thống hóa những lý luận liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như: các khái niệm về nông thôn, lao động, việc làm của lao động nông thôn, giải quyết việc làm, các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, các lý thuyết giải quyết việc làm....
Những kiến thức về mặt lý luận tác giả đề cập trong chương 1 không ngoài mục đích cung cấp cơ sở kiến thức chung cho người đọc để có thể dễ dàng tiếp cận nội dung của các chương sau.
h
CHƯƠNG 2