Thực trạng giải quyết về bồi thường thiệt hợp ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế Việt Nam (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3. QUY ĐỊNH VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM

3.2. Thực trạng giải quyết về bồi thường thiệt hợp ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế Việt Nam

3.2.1. Thực trạng pháp luật

Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện đang được áp dụng cũng như trong quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 đã tạo được cơ sở pháp lý để giải quyết cũng vụ việc liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế, cụ thể như đã quy định về nguyên tắc chọn luật áp dụng, nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án để giải quyết các vụ việc.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều Điều ước quốc tế song phương với các quốc gia có liên quan tới vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó đảm bảo được các quyền và lợi ích của các bên đương sự trong tranh chấp liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Xuất phát từ việc đã có nền tảng

36

pháp lý đầy đủ, sẽ tạo động lực cho các công dân, pháp nhân quốc tịch Việt Nam tích cực tham gia các quan hệ dân sự trong Tư pháp quốc tế, từ đó thúc đẩy sự phát triển về cả mọi mặt của đất nước.

Trong thực tiễn thi hành pháp luật của Tòa án Việt Nam thì số lượng các vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài tuy không nhiều nhưng phức tạp. Những vụ việc được giải quyết thì phần lớn đều đảm bảo được các nguyên tắc của Tư pháp quốc tế cũng như bảo đảm tốt các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia các quan hệ dân sự quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy pháp luật của Việt Nam về liên quan tới yếu tố nước ngoài nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng còn nhiều hạn chế như các quy định tại Điều 773 Bộ luật dân sự năm 2005 đã bộc lộ nhiều thiếu sót như đã phân tích ở Chương II. Ngoài ra pháp luật Việt Nam cũng có các nhược điểm, cụ thể là:

Việc áp dụng các Điều ước quốc tế để điều chỉnh về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, chẳng hạn:

vấn đề tiếp cận các văn bản pháp luật này là không phổ biến và không phải ai cũng có thể tiếp cận; phổ biến kiến thức liên quan tới các Điều ước quốc tế này là hầu như không có, phần lớn chỉ có các chuyên gia nghiên cứu pháp lý, các chuyên gia tư vấn có liên quan tới yếu tố nước ngoài mới tìm hiểu kĩ.

Các điều khoản được quy định trong hầu hết các Điều ước quốc tế (mà ở đây là Hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước) còn chưa được chặt chẽ, dễ hiểu, chẳng hạn: Điểm 6 khoản 1 Điều 18 Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau “Để thực hiện Hiệp định này, Toà án của một trong hai Bên ký kết ra quyết định sẽ được coi là có thẩm quyền đối với vụ việc, nếu:… trong trường hợp phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả của hành vi này xảy ra trên lãnh thổ của bên ký kết đó.”. Như vậy, theo trường hợp này, nội dung của Hiệp định không chỉ rõ ra rằng Tòa án bên nào có thẩm quyền tài phán đối với vụ việc, mà chỉ quy định chung chung rằng Tòa án của một trong hai bên trong Hiệp định, điều này sẽ gây khó khăn trong việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án trên thực tế.

Những hạn chế trong quy định của luật chuyên ngành về các vấn đề liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

37

Pháp luật Việt Nam về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài liên quan tới thương mại không được quy định cụ thể trong các luật nội dung như Luật cạnh tranh năm 2004 hay trong Luật thương mại, ví dụ như các vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh không được quy định trong Luật cạnh tranh năm 2004.

Trong sự phát triển xã hội như hiện nay, các cá nhân và tổ chức có quốc tịch Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên, hành lang pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích đối với các đối tượng này tính tới thời điểm hiện tại là còn ít, bởi lẽ Việt Nam chỉ tham gia kí kết Hiệp định tương trợ tư pháp với một số quốc gia, trong khi đó phạm vi quan hệ dân sự của các đối tượng này không chỉ nằm trong phạm vi các quốc gia đó; việc thiếu các Điều ước quốc tế đa phương liên quan tới vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện nay.

3.2.2. Thực tiễn giải quyết về bồi thường thiệt hợp ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế Việt Nam

Hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức theo các cấp hành chính và có thẩm quyền xét xử chung như hiện nay có ưu điểm là công tác xét xử bám sát với nhiệm vụ chính trị của các địa phương, bám sát cơ sở, đồng bộ với các cơ quan tiến hành tố tụng và bổ trợ tư pháp của địa phương. Cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi cấp Tòa án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử và theo quy định của pháp luật tố tụng, do đó tương đối linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn xét xử các loại vụ án, và đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan bổ trợ tư pháp với Tòa án. Những ưu điểm nêu trên có tác dụng đảm bảo cho hệ thống Tòa án trong thời gian vừa qua về cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu của công tác xét xử các loại vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án mỗi cấp.

Bên cạnh đó, khi mà các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng về số lượng cũng như bản chất các mối quan hệ này ngày càng đa dạng, thì việc các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã thụ lý và giải quyết được rất nhiều vụ việc liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã cho thấy sự nỗ lực trong công tác thực thi pháp luật của Việt Nam, cũng như cho thấy được trình độ của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng đã có sự cải biến.

38

Tuy nhiên, trên thực tế giải quyết các trường hợp liên quan tới yếu tố nước ngoài cho thấy, việc giải quyết còn gặp nhiều khó khăn do gặp phải những hạn chế khi thực thi giải quyết các vụ việc liên quan tới yếu tố nước ngoài nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng, chẳng hạn:

Vấn đề về con người:

Đội ngũ tư pháp cũng là một trong những tồn tại lớn nhất đối với việc thực thi hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế nói riêng. Đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thi hành viên hiện nay còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu pháp lý ngày càng cao của xã hội. Một thực tế hiện nay là ở một số Tòa án, cán bộ không được đào tạo qua chuyên ngành luật, thẩm phán không có bằng đại học luật không phải là ít. Do không được đào tạo đầy đủ và bản thân các cán bộ tư pháp không thường xuyên tự học, tu bổ, cập nhật kiến thức về luật pháp trong nước cũng như luật pháp quốc tế nên dẫn tới tình trạng thiếu năng lực chuyên môn, thiếu kiến thức pháp luật quốc tế.

Một nguyên nhân quan trọng khác cần nhắc tới ở đây đó là về mặt kĩ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, của cán bộ tư pháp của nước ta chưa thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế xét xử vụ việc có áp dụng pháp luật nước ngoài. Về cơ bản, mặt bằng chung đào tạo ngoại ngữ cho các cán bộ tư pháp của nước ta còn thấp, chưa được quan tâm thực sự nên một phần nữa khiến khả năng nghiên cứu, áp dụng pháp luật nước ngoài của các cán bộ tư pháp, đặc biệt là thẩm phán Tòa án hạn chế hơn

Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Do trong thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức và do tình hình chia tách địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp huyện trong hơn mười năm qua, nên hiện nay trụ sở làm việc và hội trường xét xử của nhiều Tòa án, nhất là ở cấp huyện còn thiếu thốn, chật chội, thậm chí có đơn vị vẫn chưa được cấp đất để xây dựng trụ sở mà phải thuê nơi làm việc và hội trường xét xử. Bên cạnh đó, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động, chế độ chính sách đối với Tòa án được cấp như định mức đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, chưa thực sự phù hợp với tính chất đặc thù, đặc biệt của công tác xét xử, của cơ quan đặc biệt thực hiện quyền tư pháp quốc gia, từ đó làm hạn chế đến hiệu quả công tác của các Tòa án.

39

Tiểu kết chương 3

Chương 3, nhóm tác giả đã chỉ ra những quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (nguyên tắc chọn luật và thẩm quyền giải quyết tranh chấp), đồng thời chỉ ra những hạn chế của pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định vào trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế Việt Nam. Từ đó, làm tiền đề để đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế Việt Nam ở Chương 4.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế Việt Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)