CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
2.3 NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
2.3.7 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
Việc áp dụng các hình thức thanh toán (Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng) là nhằm giải quyết tốt các quan hệ thanh toán giữa các đơn vị kinh tế và các tổ chức khác trong xã hội. Nhưng khi trong nền kinh tế đã hình thành một hệ thống Ngân hàng thương mại gồm Ngân hàng thương mại Nhà nước, Cổ phần, Liên doanh...mà các hoạt động của nó cũng có một Trung tâm là Ngân hàng trung ương (Ngân hàng Nhà nước) của cùng một hệ thống giữa địa phương này với địa phương khác...sẽ có ý nghĩa quyết định. Có thể nói quan hệ thanh toán hay không là tùy thuộc vào việc xử lý các quan hệ thanh toán giữa các Ngân hàng. Do đó, cần lựa chọn một phương thức thanh toán thích hợp giữa các ngân hàng để thúc đẩy quá trình thanh toán thuận lợi.
Có 5 phương thức:
- Thanh toán liên hàng
- Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng
- Mở tài khoản tiền gửi ngân hàng khác để thanh toán.
- Uỷ nhiệm thu chi hộ.
Thanh toán liên hàng:
Thanh toán liên hàng là thanh toán được thực hiện giữa các Chi nhánh ngân hàng trong cùng một hệ thống. Đây là phương thức thanh toán được áp dụng phổ biến giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống.
Trong phương thức này, mỗi chi nhánh Ngân hàng sẽ mở 2 tài khoản: Liên hàng đi và Liên hàng đến:
− Tài khoản liên hàng đi năm nay : Dùng tài khoản này để phản ánh số tiền chi hộ (ghi bên Nợ) và thu hộ (ghi bên Có) cho chi nhánh bạn cùng hệ thống Ngân hàng (theo giấy báo Nợ báo Có liên hàng mà mình gửi đi). Tài khoản này nếu có dư Nợ thì thể hiện số chi hộ lớn hơn thu hộ và ngược lại.
− Tài khoản liên hàng đến năm nay : Dùng tài khoản này để phản ánh số tiền mà chi nhánh bạn thu hộ (ghi bên Nợ theo giấy báo Có liên hàng nhận được) và số tiền mà chi nhánh chi hộ (ghi bên Có theo giấy báo Nợ liên hàng nhận được).
Theo đó, các tài khoản đã mở ngân hàng (chi nhánh) sẽ phản ánh số tiền chi hộ, thu hộ cho chi nhánh bạn và số tiền bạn thu hộ, chi hộ vào các tài khoản tương ứng theo nguyên tắc nếu ngân hàng mình thực hiện thu chi hộ thì sẽ gửi giấy báo đối chiếu.
Nếu mình được ngân hàng bạn thu hộ, chi hộ thì sẽ nhận được giấy báo liên hàng đến.
Thanh toán liên hàng theo sơ đồ tổng quát sau đây:
Nguồn: Giáo trình Kế toán Ngân hàng Hình 2.7: Quy trình thanh toán liên hàng
Chú thích :
Trường hợp 1: Ngân hàng A chi hộ cho ngân hàng B (1a) Gửi giấy báo Nợ liên hàng cho ngân hàng .
(1b) Gửi giấy báo Nợ liên hàng cho Trung tâm đối chiếu.
(1c) Trung tâm đối chiếu gửi giấy Nợ đã đối chiếu cho ngân hàng B theo định kỳ.
Trường hợp 2 : Ngân hàng A thu hộ cho ngân hàng B (2a) Ngân hàng A gửi giấy báo Có cho Ngân hàng B.
(2b) Ngân hàng A gửi giấy báo Có cho Trung tâm đối chiếu.
(2c) Trung tâm đối chiếu gửi giấy báo Có đã đối chiếu nợ giữa các ngân hàng có ý nghĩa quan trọng, công việc đối chiếu giải quyết càng nhanh và chính xác mới làm cho phương thức thanh toán liên hàng phát huy được tác dụng.
Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng thành viên:
Phạm vi áp dụng:
Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng được áp dụng trong trường hợp:
− Giữa các ngân hàng khác hệ thống nhưng có mở tài khoản tiền gửi tại một chi nhánh ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp này chi nhánh Ngân hàng nhà nước đó sẽ là người tổ chức và chủ trì thanh toán bù trừ.
− Giữa các ngân hàng cùng một hệ thống. Trong trường hợp này một ngân hàng của hệ thống đó được ngân hàng cấp trên chỉ định chủ trì thanh toán bù trừ.
Tuy nhiên đây là trường hợp ít tác dụng, bởi vì giữa các ngân hàng cùng hệ thống, thì việc áp dụng phương thức thanh toán liên hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và nhanh chóng hơn. Do vậy, dưới đây chỉ trình bày thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng khác hệ thống.
Những quy định cụ thể:
Phải có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Nhà nước chủ trì thanh toán.
Thực hiện đúng quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ làm văn bản xin tham gia, giới thiệu tên nhân viên trực tiếp giao nhận chứng từ (giao dịch viên) đăng ký chữ ký điện tử của kiểm soát, chủ tài khoản, thực hiện giờ giấc, lập đầy đủ, đúng đắn, và kịp thời chính xác các yêu cầu đối với lệnh thanh toán trong giao dịch thanh toán...
Quy trình và kỹ thuật thanh toán bù trừ:
Mở tài khoản thanh toán bù trừ : tài khoản này sẽ được mở tại chi nhánh nhà nước chủ trì và tại các ngân hàng thành viên. Số dư bên nợ qua tài khoản này phản ánh số chênh lệch phải thu và ngược lại số dư bên Có phản ánh số chênh lệch phải trả.
Cách tổ chức thanh toán:
Theo đúng giờ quy định, Ngân hàng thành viên lập và gửi lệnh đến ngân hàng chủ trì thanh toán. Ngân hàng chủ trì căn cứ lệnh thanh toán chuyển đến của các ngân hàng thành viên tiến hành thực hiện đối chiếu số dư trên tài khoản của ngân hàng thành viên với số tiền trên lệnh thanh toán được gửi đến. Nếu số dư trên tài khoản của ngân hàng thành viên đủ để thanh toán lệnh thanh toán thì ngân hàng chủ trì thực hiện bù trừ lệnh thanh toán. Kết quả sau khi thực hiện bù trừ như sau:
− Đối với ngân hàng thành viên có số phải thu nhỏ hơn phải trả (thiếu) thì ngân hàng chủ trì sẽ trích tiền gửi của ngân hàng này (ghi nợ) để chuyển vào tài khoản bù trừ (ghi Có).
− Đối với ngân hàng thành viên có số phải thu lớn hơn phải trả (thừa) thì ngân hàng chủ trì sẽ trích tiền từ tài khoản thanh toán bù trừ (ghi Nợ) để chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng thành viên đó.
Thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước:
Thanh toán qua tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho những trường hợp sau đây:
− Giữa các ngân hàng khác hệ thống.
− Các ngân hàng này có tài khoản tiền gửi mở tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khác nhau. Nếu cùng mở tài khoản tiền gửi tại một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thì tham gia thanh toán bù trừ tiện lợi hơn.
Tùy theo hình thức thanh toán (Séc, ủy nhiệm ch, ủy nhiệm thu, thư tín dụng) mà Ngân hàng Nhà nước (chi nhánh) sẽ xử lý chứng từ: ghi nợ, ghi Có vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng A, ngân hàng B.
Mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác để thanh toán:
Phương thức này áp dụng trong trường hợp sau:
− Giữa các ngân hàng khác nhau hoặc khác hê thống có mối quan hệ giao dịch với nhau khá thường xuyên.
− Mỗi ngân hàng đều mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng đối phương và đảm bảo luôn có tiền để thanh toán. Việc thanh toán được thực hiện tương đối thuận lợi và nhanh chóng.
− Nếu chi hộ cho ngân hàng đối phương thì ghi Nợ tài khoản tiền gửi của ngân hàng đối phương và ghi Có vào tài khoản tiền gửi của khách hàng của mình. Rồi gửi các chứng từ liên quan cho ngân hàng đối phương để hạch toán.
− Nếu thu hộ cho ngân hàng đối phương thì trích tài khoản tiền gửi của khách hàng của mình (ghi Nợ) và ghi Có vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng đối phương.
Đồng thời gửi các chứng từ liên quan để ngân hàng đối phương để hạch toán.
Ủy nhiệm thu, chi hộ giữa các ngân hàng:
Ủy nhiệm thu chi hộ giữa các ngân hàng cũng tương tự như mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác để thanh toán – điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương thức này là:
Một phương thức mà mọi khoản thanh toán giữa hai ngân hàng đều thông qua tài khoản tiền gửi của ngân hàng đối phương. Do vậy không cần thiết phải có sự ủy nhiệm bằng văn bản. Tất cả các khoản thu hộ cho ngân hàng ủy nhiệm đều phải được chuyển đến cho ngân hàng ủy nhiệm. Ngược lại tất cả các khoản chi đều phải được ngân hàng ủy nhiệm hoàn lại trên cơ sở các chứng từ chuyển đến hợp lệ (hoặc sẽ được ngân hàng uy nhiệm mờ tài khoản trước để ủy nhiệm cho ngân hàng đối phương chi tiền theo yêu cầu nào đó).
Trường hợp thanh toán qua ngân hàng Nhà nước hoặc bù trừ giữa các Ngân hàng, các Ngân hàng thương mại hoặc kho bạc Nhà nước phải lập thêm các bảng kê chứng từ theo quy định.