SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG VÒI PHUN DẦU

Một phần của tài liệu MO DUN 25 Bảo dưỡng và sửa chữa TH HTNLDIESEL (Trang 57 - 66)

Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của vòi phun dầu.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của vòi phun dầu.

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được vòi phun dầu đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung của bài: Thời gian: 12 h (LT: 3h; TH: 9h) I. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun dầu.

1. Nhiêm vụ:

Vòi phun có nhiệm vụ:

– Ấn định áp suất nhiên liệu phun vào buồng đốt.

– Xé tơi nhiên liệu,ở dạng sương để dễ bay hơi.

2. Phân loại: Căn cứ vào sự khác nhau của đót kim người ta chia ra hai loại sau:

Kim phun hở: Loại này không có kim đóng kín ở đót kim, dầu cao áp phun trực tiếp vào xy lanh.

Kim phun kín: Loại này có kim đóng kín lỗ phun ở đót kim, tùy theo loại đót kim và lỗ phun mà người ta chia ra làm hai loại sau:

Đót phun kín lỗ tia hở:

Loại này ở đầu kim dạng côn đóng kín bề mặt côn trên đót kim, như vậy có lỗ phun không được đóng kín. Với loại nầy có loại 1 lỗ và nhiều lỗ (Từ 2 đến 10 lỗ), với loại nầy áp suất phun cao từ (180250) kg/cm2.

Hình 7.1: Đót phun kín lỗ tia hở

Đót phun kín lỗ tia kín:

Loại này ở đầu kim phun có một chuôi hình trụ (hoặc hình côn) ló ra ngoài lỗ phun đóng kín lỗ phun, nhờ có chuôi nên lỗ phun không bị nghẹt do đóng muội than.

Với loại nầy áp suất phun thấp từ: (120150) kg/cm2, thường sử dụng cho động cơ có buồng cháy phụ.

Tùy theo chuôi kim phun ta có các loại:

– Chuôi hình trụ hình (a)

– Chuôi hình côn hình (d) và (e), loại nầy thay đổi góc chùn tia phun tùy theo dộ mở của kim phun.

– Loại có lỗ tia phụ như hình (c).

Hình 7.2: Đót kín lỗ tia kín II. Cấu tạo và hoạt động của vòi phun dầu.

1. Cấu tạo:

Hình 7.3: Cấu tạo vòi phun 2. Nguyên lý làm việc:

Trước khi phun:

Nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường dầu đến vào vòi phun nằm ở khoang chứa dầu, lúc nầy áp suất dầu nhỏ hơn lực căng lò xo nên ép kim phun đóng kín bề mặt côn bên dưới giữ dầu không chảy qua lỗ phun.

Phun nhiên liệu:

Piston bơm cao áp nén nhiên liệu, đến vòi phun làm áp suất dầu ở khoang chứa tăng lớn hơn lực căng lo xo sẽ tác dụng lên mặt côn phía trên làm nâng kim

phun lên, tách khỏi bề mặt côn dưới làm nhiên liệu qua lỗ phun, phun vào buồng đốt. Do nhiên liệu có áp suất cao và qua lỗ phun có kích thước nhỏ nên nhiên liệu bị xé tơi.

Khi dứt phun:

Khi bơm cao áp ngừng cung cấp, áp suất nhiên liệu giảm xuống nhỏ hơn lực căng lò xo, lò xo đẩy cây đẩy kim đi xuống đóng kín bề mặt côn chấm dứt phun.

Một phần nhiên liệu chui qua khe hở giữa thân và đót kim phun theo đường dầu hồi trở về thùng chứa.

Hình 7.4: Nguyên lý làm việc vòi phun

III. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa vòi phun dầu.

(1) Kim phun bị kẹt trong đót kim là do:

- Thân kim bị trầy xướt do lắp ráp, nhiên liệu có lẫn tạp chất.

- Thân kim bị đóng muôi than do thân kim đóng không kín.

- Thân kim bị rỉ sét do nhiên liệu có lẫn nước.

(2) Áp lực phun thấp là do:

- Lò xo mất tính đàn hồi, gãy.

- Điều chỉnh sai.

(3) Kim phun đóng không kín là do:

- Khi lắp ráp vệ sinh không sạch.

- Làm việc lâu ngày bị mòn.

- Bề mặt côn bị trầy xước do nhiên liệu có tạp chất.

(4) Lỗ phun bị tắc là do: Muội than trong buồng đốt, nhiên liệu có tạp chất.

(5) Lỗ phun bị mòn hoặc biến dạng là do: Làm việc lâu ngày hoặc nhiên liệu có tạp chất.

IV. Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun dầu.

1. Tháo lắp vòi pnun:

a. Chuẩn bị:

- Khay chứa.

- Dụng cụ tháo lắp: Cần siết, khẩu, Clê.

- Ê-tô

- Dầu gasoil (diesel) sạch.

- Dụng cụ làm sạch đầu phun

b. Tháo vòi phun ra khỏi động cơ:

 Nới lỏng rắc co ống dẩu cao áp ở bơm cao áp.

 Tháo các rắc co cao áp đến vòi phun.

 Tháo đường ống dầu hồi.

 Làm dấu vị trí lắp các vòi phun.

 Tháo các bu-lông giữ vòi phun lấy vòi phun ra ngoài. Chú ý: Nếu khó lấy phải dùng búa gỏ cho vòi phun xoay tròn sẽ dễ lấy, chú ý đệm làm kín.

 Dùng vải sạch bịt kín lỗ lắp vòi phun.

c Tháo rời chi tiết vòi phun:

– Vệ sinh bên ngoài, dùng bàn chải cước làm sạch sạch muội than xung quanh đầu phun, tránh va chạm vào đầu kim phun.

– Kẹp vòi phun lên êtô hàm mềm cho đầu vòi phun quay xuống – Tháo nắp chụp bên ngoài.

– Nới đai ốc khoá, vặn vít điều chỉnh ra vài vòng để giảm lực căng lò xo.

– Tháo nắp chụp lò xo lấy lò xo, đế lò xo.

– Mở vòi phun ra khỏi êtô nghiêng lấy ty đẩy.

– Gá vòi phun trở lại và đầu vòi phun quay lên.

– Tháo đai ốc giữ đầu phun và lấy đầu phun ra khỏi thân vòi phun. Tránh làm rơi chi tiết đầu phun. Tháo kim phum ra khỏi đót, nếu khó mở ta dùng búa quán tính.

– Ngâm đầu phun trong dầu sạch. Chú ý: gá đồng bộ kim phun vào đót tránh làm lẫn lộn.

– Vệ sinh các chi tiết vòi phun.

Chú ý: Đối với loại điều chỉnh băng đệm khi tháo ra phải chú ý số đệm.

d. Lắp vòi phun:

Lắp vòi phun được thực hiện sau khi bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế và công việc được tiến hành ngược với khi tháo nhưng cần chú ý:

– Các chi tiết khi lắp phải sạch.

– Lắp các chi tiết đầu phun phải lắp trước.

– Sau khi lắp chi tiết phải kiểm tra điều chỉnh vòi thun trên bàn thử.

– Khi lắp vòi phun vào động cơ phải có đệm làm kín và siết đúng kực.

2 Kiểm tra sửa chữa chi tiết vòi phun:

(1) Làm sạch đầu phun:

- Dùng bàn chải cước để đáng sạch bên ngoài đầu vòi phun như hình vẽ.

- Dùng cây nạo bằng thau để nạo muội than trong khoang chứa bơm cao áp như hinh vẽ.

(2) Kiểm tra sữa chữa kim phun: Dùng kính lúp quan sát vết trầy xướt, tróc rỗ trên phần thân kim phun, nếu nhiều thay mới.

(3) Kiêm tra, sửa chữa bề mặt phẳng giữa đót kim và thân vòi phun: Bề mặt tiếp xúc bị trầy xước, rỗ dùng cao rà, rà lại bề mặt phẳng của đót và thân kim trên bàn máp.

Khi rà phải rà theo hình số 8

(4) Kiềm tra khe hở giữa thân và đót kim phun:

Nhúng kim và đót kim phun trong dầu diesel sạch, cho kim phun vào đót và đặt nghiêng một góc khoảng 45o. Nếu kim phun chạy vào từ từ là tốt, còn các trường hợp khác:

- Kim chạy vào nhanh do kim phun mòn, phải thay mới.

- Nếu kim không chạy vào được có thể bị dính bụi hoặc trầy xướt. Nếu trầy xướt nhẹ ta dùng nhớt hay mỡ trù để xoáy lại.

(5) Kiểm tra sửa chữa phần thân vòi phun:

– Kiểm lò xo: Bị nứt gãy, biến dạng. Nếu có thay mới.

– Kiểm tra ty đẩy: Bị nứt, gảy, cong. Nếu bị cong ta nắn nguội.

– KIểm tra sự chờn ren của các phần có ren.

3. Kiểm tra điều chỉnh vòi phun a. Kiểm tra sơ bộ trên động cơ:

- Cho động cơ chạy cầm chừng

- Giết máy lần lượt từng kim phun bằng cách nới lỏng từng rắc co ống dầu cao áp đến kim phun.

- Để ý tốc độ động cơ có thay đổi không nếu tốc độ động cơ giảm thì kim phun ở xy lanh đó còn tốt, nếu tốc độ động cơ không giảm thì kim phun ở xy lanh đó bị hỏng.

- Sau đó siết rắc co đó lại và lần lượt nới lỏng các rắc co khác để kiểm tra.

- Tháo các kim phun ra khỏi động cơ để kiểm tra cụ thể trên thiết bị kiểm tra vòi phun nhằm xác định chính xác các hư hỏng ở kim phun hay ở xy lanh.

b. Kiểm tra điều chỉnh trên bàn thử:

Việc kiểm tra vòi phun trên bàn chuyên dùng có thể thực hiện trước và sau khi tháo lắp để kiểm tra sửa chữa.

Thiết bị kiểm tra vòi phun:

Hình 7.5: Thiết b kim tra vòi phun

Gồm có bình chứa nhiên liệu, Bơm cao áp đơn, vít hạn chế hành trình bơm, cần bơm tay, vít xả không khí, đường ống nối vòi phun, đồng hồ áp suất cao.

Các bươc kiểm tra:

(1) Gá lắp vòi phun:

– Gá vòi phun trên bàn thử, đầu phun quay xuống.

– Khóa van đến đổng hồ, ấn mạnh cần bơm tay xả gió trong vòi phun.

(2) Kiểm tra điều chỉnh áp suất phun:

– Mở van đến đồng hồ áp suất.

– Ấn cần bơm tay từ từ cho áp suất nhiên liệu nơi đồng hồ tăng dần lên đến khi nhiên liệu phun ra.

– Ghi nhận áp suất phun trên đồng hồ, so với áp suất phun trên qui định của nhà chế tạo.

– Nếu chưa đúng thì điều chỉnh lại:

 Áp suất phun thấp hơn qui định vặn vít điều chỉnh vào hoặc thêm đệm.

 Áp suất phun cao hơn qui định vặn vít điều chỉnh ra hoặc bớt đệm.

Chú ý: Nếu không có trị số áp suất phun của nhà chế tạo ta có thể điều chỉnh áp suất phun như sau:

 Loại đót kín lỗ tia kín: P = 120-150kG/cm2

 Loại đót kín lỗ tia hở: P = 150-180kG/cm2

(3) Kiểm tra nhỏ giọt trước khi phun và độ kín (áp suất ngã):

– Mở van đến đồng hồ.

– Lau khô vòi phun, đầu phun và các đầu nối ống.

– Ấn cần bơm từ từ cho áp trên đồng hồ lên đến nhỏ hơn áp suất phun khoảng (710)kG/cm2, giữ cần bơm.

– Quan sát kim đồng hồ áp suất và đồng giờ, yêu cầu kim đồng hồ giảm giảm xuống không quá 14 kG/cm2 trong thời gian 35 giây. Nếu nhỏ hơn 35 giây cần xác định hư hỏng:

Đầu phun bị nhỏ giọt là bề mặt côn dưới không kín thể xoáy lại bằng cát ra mịn như sau:

 Kẹp đuôi kim vào bầu khoan.

 Dùng que thấm một ít cao rà mịn vào bề mặt côn kim phun.

 Đặt đót kim vào kim phun.

 Cho máy khoan quay đồng thời di động đót kim ra vào.

 Tháo kim ra khỏi đót vệ sinh sạch sẽ, lắp vào kiểm tra lại.

Chú ý: Có thể dùng giấy sạch thấm vào đầu vòi phun nếu bị ướt là đấu kim phun nhỏ giọt.

 Khâu nối ống chảy dầu do siết không chặt ta siết lại hoặc đầu ống không kín ta sựa chữa đầu ống

 Đai ốc giữ dầu phun bị chảy dầu do siết không chặt, siết lại hoặc mặt phẳng đót và thân kim phun không kín ta rà lại.

 Nếu dầu hồi nhiều do thân kim phun bị mòn, phài thay mới.

(4) Kiểm tra nhỏ giọt sau khi phun và tình trạng phun:

– Khóa van đến đồng hồ.

– Ấn nhanh cần bơm tay cho nhiên liệu phun ra vài lần.

– Sau khi phun quan sát chùm tia phun và đầu vòi phun:

Nếu đầu phun bị nhỏ giọt là do lỗ phun mòn rộng, bị méo hoặc mẻ, ta phải thay mới đầu vòi phun đúng loại.

Tình trạng chùm tia phun:

Hình 7.6: Các dng chùm tia phun một lỗ

Độ phun sương: Quan sát chùm tia phun ra, phải sương đều, nếu phun sương có kèm theo tiếng kêu  Kít, kít chứng tỏ lổ tia phun và mặt côn còn tốt.

Kiểm tra lỗ tia phun: Nhìn từ trên xuống xem tia phun:

+ Nếu không đủ tia do lỗ phun bị nghẹt, ta dây cước có kích thước phù hợp để thông lỗ phun.

Chú ý: tránh làm gãy dây cước trong lỗ phun.

+ Tia phun bị lệch, phân bố không đều: Do lỗ phun bị biến dạng phải thay mới.

+ Kiểm tra góc độ chùm tia phun: Đối với đầu phun một lỗ, có chuôi xem có đúng góc độ không.

Hình 7.7: Các dạng chùm tia phun nhiều lỗ

An toàn khi thử vòi phun trên thiết bị kiểm tra vòi phun:

– Không để tay hoặc da thịt ngay chùm tia phun lúc thử vòi phun.

– Tránh hít phải nhiên liệu phun sương.

– Không ấn cần bơm tay quá nhanh khi chưa khóa van đồng hồ vì sẽ làm hư hỏng đồng hồ.

Một phần của tài liệu MO DUN 25 Bảo dưỡng và sửa chữa TH HTNLDIESEL (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)