Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của đường ống dẫn nhiên liệu và ống nạp, xả.
- Giải thích được cấu tạo của đường ống dẫn nhiên liệu và ống nạp, xả.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được đường ống dẫn nhiên liệu và ống nạp, xả đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 6 h (LT: 2h; TH: 4h) A. ĐƯỜNG ỐNG CAO ÁP:
I. Nhiệm vụ, yêu cầu của đường ống dẫn nhiên liệu.
1. Nhiệm vụ.
Các ống dẫn hạ áp đưa nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm tiếp vận qua lọc sơ cấp và thứ cấp để cung cấp cho bơm cao áp. Ống dầu về, tiếp nhận dầu thừa nơi bầu lọc thứ cấp và kim phun đưa về thùng chứa. Ống dẫn nhiên liệu cao áp dẫn nhiên liệu bơm đi từ bơm cao áp đến các kim phun.
2. Điều kiện làm việc và yêu cầu.
Các đường ống nhiên liệu làm việc chịu áp suất của dòng nhiên liệu; có thể là áp suất cao từ bơm cao áp đến vòi phun gọi là đường ống cao áp.
Yêu cầu đối với các đường ống nhiên liệu:
- Chịu được nhiệt độ cao.
- Chịu rung xóc.
- Không bị nở trong dầu diesel.
II. Cấu tạo đường ống dẫn nhiên liệu.
Các đường ống nhiên liệu có thể là ống mềm, ống tube và ống pipe. Một ống mềm là ống dẻo để vận chuyển chất lỏng hoặc hơi nhiên liệu. Một ống tube có thể là mềm dẻo hoặc cứng. Các đường ống dẫn nhiên liệu dài thì cứng và được chế tạo bằng thau. Các ống nối nhanh được sử dụng hầu hết bằng nylon và một số ống kim loại.
Đối với đường ống cao áp được làm bằng thép có độ dầy lớn và có khả năng chịu được áp suất lên đến (280300)at
III. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa đường ống dẫn nhiên liệu và ống nạp, xả.
TT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại 1 Mối ghép ren của các
đường ống bị trờn hỏng
Do tháo lắp không đúng kĩ thuật.
-Làm rò chảy nhiên liệu.
- Công suất động cơ giảm hoặc động cơ không hoạt động được.
2 Đường ống cao áp bị bẹp, gập.
- Do tháo lắp không đúng kĩ thuật.
- Do va đập với các chi tiết khác.
- Làm giảm áp suất phun động cơ không hoạt động được.
3 Đường ống cao áp bị nứt vỡ, gẫy.
-Do áp suất dòng nhiên liệu luôn thay đổi đột ngột trong quá trình làm việc -Do va đập trong quá trình làm việc
- Làm rò chảy nhiên liệu.
- Động cơ không hoạt động được
4 Các đệm làm kín bị rách.
- Do sử dụng lâu ngày.
- Tháo lắp không đúng kĩ thuật.
- Làm rò chảy tiêu hao nhiên liệu
- Công suất động cơ giảm.
5 Mòn hỏng mặt côn đường ống
- Do vặn mối ghép ren quá chặt
- Do ma sát lâu ngày
- Dò chảy nhiên liệu -Làm giảm áp suất phun
IV. Bảo dưỡng và sửa chữa ống dẫn nhiên liệu và ống nạp, xả.
a. Kiểm tra
Dùng mắt quan sát đường ống cao áp và những chỗ nối nếu thấy có nhiên liệu rò chảy thì đường ống cao áp bị nứt hay những mối ghép ren bị hở.
Quan sát xem đường ống cao áp có bị móp bẹp hay không.
Kiểm tra xem mặt côn các đường ống có bị mòn gồ ghề nhiều không.
b. Sửa chữa:
- Đường ống cao áp bị nứt gãy thay mới.
- Đường ống cao áp bị móp bẹp thì dùng dụng cụ uốn ống để nắn lại.
- Ren nối của đường ống cao áp bị chờn thì ta rô ren mới.
- Nếu mặt côn các đường ống mòn nhiều làm giò chảy nhiên liệu thì thay đường ống cao áp mới.
*CHÚ Ý:
- Khi thay các đường ống phải thay cùng loại, có độ dài bằnh nhau
- Khi tháo đường ống phải che các đầu ống, đầu nối ống của bơm để tránh bụi đi vào hệ thống.
B. ỐNG NẠP VÀ ỐNG XẢ
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của đường ống nạp, xả.
2. Cấu tạo đường ống ống nạp, xả.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa đườngống nạp, xả.
4. Bảo dưỡng và sửa chữa ống nạp, xả.
PHẦN THAM KHẢO