Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của thùng nhiên liệu và bầu lọc.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thùng nhiên liệu và bầu lọc.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được thùng nhiên liệu và bầu lọc đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung của bài: Thời gian: 6 h (LT: 2h; TH: 4h) A. BẦU LỌC:
I. Nhiệm vụ, yêu cầu của bầu lọc.
Bơm cao áp và vòi phun là hai bộ phận có độ chính xác cao và đắt tiền. Do đó nhiên liệu phải được lọc sạch tối đa trước khi đến hai bộ phận ấy.
Lọc nhiên liệu có nhiệm vụ lọc sạch nước, các tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu.
Lọc nhiên liệu trong hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel có nhiệm vụ phải đảm bảo tách toàn bộ nước và giữ từ 99 đến 99,5% số tạp chất cơ học với kích thước lớn hơn 2 đến 3m có trong nhiên liệu trước khi chúng được cung cấp đến bơm cao áp.
Để đảm bảo yêu cầu trên trong hệ thống người ta thường bố trí 2 đến 3 bầu lọc với các mức độ khác nhau đó là lọc thô và lọc tinh.
II. Cấu tạo và hoạt động của bầu lọc.
2. Cấu tạo:
a. Lọc thô
Lọc thô đặt giữa thùng chứa và bơm truyền nhiên liệu. Lõi lọc có thể làm bằng lưới thau, đá xốp hay bằng giấy xốp gấp thành nếp (H.a) hoặc nhiều phím lá thau hình vành khăn xếp lại (H.b). Phía ngoài lõi lọc có hai cái cào để khi ta xoay nút ở đáy bình thì sẽ cào đi những chất bẩn ở trong vỏ bình, phía dưới đáy bình có một nút để xả nước hay cặn bẩn.
Hình 10.1 Bầu lọc thô của hệ thống cung cấp nhiên
Diesel
(a) và (b)Bầu lọc thắm;
(c) và (d)- Bầu lọc lắng.
1. Phần tử lọc;
3. Vỏ lọc;
4. Van xả cặn;
5. Ruột lọc;
6. Giá bầu lọc;
7. Phễu lắng
A. Đường nhiên liệu vào;
B. Đường nhiên liệu ra
b. Lọc tinh:
Hình 10.2 Bầu lọc tinh của hệ thống cung cấp nhiên Diesel (a). Lọc bằng chỉ bố; (b). Lọc bằng giấy xốp; (c). Lọc hai cấp
1- lưới lược; 2- Ruột lọc; 3,8- Phần tử lọc; Đệm; 5,10- Vỏ lọc; 6- Lò xo; 7- Van xả gió; 9- Vỏ phần tử lọc; 11- Van xả cặn
A- Ống dẫn nhiên liệu vào; B- Ống nhiên liệu ra..
Lọc tinh đặt giữa bơm truyền và bơm cao áp, lọc tinh có nhiệm vụ lại những hạt bụi nhỏ. Lõi lọc làm bằng chỉ bố (H.a) quấn nhiều lớp bằng nỉ xếp chồng lên nhau hoặc bằng giấy xốp chồng lên nhau hoặc bằng giấy xốp dày hơn lọc thô. Trên nắp lọc tinh có nút xả gió,dưới đáy có nút xả cặn bẩn.
Các bầu lọc dùng các phần tử lọc là giấy, sợi bông, sợi len, dùng nguyên tắc lọc thấm có cấu tạo và làm việc giống các bầu lọc dầu.
III. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc.
Hư hỏng của các bầu lọc nhiên liệu thô và tinh chủ yếu là bị tắc do các cặn bẩn lắng đọng lâu ngày. Đối với các bộ lọc đời mới có cảnh báo khi đó nhiên liệu sẽ không qua được bầu lọc, cần phải tiến hành vệ sinh xả cặn, nước tích tụ dưới đáy bầu lọc.
Đối với các bầu lọc thấm có lõi lọc bằng giấy, sợi bông và sợi len được định kỳ thay thế sau khi hết hạn sử dụng do nhà chế tạo quy định, hoặc cho phép bóc đi 1, 2 lớp ngoài, yêu cầu sau các lần bảo dưỡng không nhỏ hơn quy định)
IV. Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc.
1. Tháo thay lõi lọc:
a. Quy trình thay thế lõi lọc tinh (động cơ Komasho)
TT Nội dung công việc Hình vẽ Dụng cụ YCKT
1 - Nới bu-ông xả hết dầu trong lọc
- Tháo bu-lông bắt vỏ lọc
clê vòng 17.
Hứng dầu vào khai
chứa
2 Lấy vỏ lọc và lõi lọc ra ngoài
3 Lấy lõi lọc cũ ra
4 Vệ sinh vỏ lọc Cọ, dầu rửa
Sạch sẽ
5 Lắp lõi lọc mới vào thân bầu lọc rồi lắp vào động cơ
clê vòng 17.
Đệm làm kín phải tốt, tránh làm hỏng
ren
6 Xã gió trong hệ thống nhiên liệu
Theo quy trình riêng
Chú ý :Quy trình tháo bảo dưỡng bầu lọc thô cũng tương tự - Xả hết dầu Diêzen ở bầu lọc thô.
- Tháo vỏ bầu lọc lõi lọc ra và rửa sạch thổi bằng khí nén rồi lắp lại.
2. Kiểm tra bảo dưỡng bầu lọc:
- Phải kiểm tra bầu lọc thô sau mỗi 5.000km xe chạy.
Nếu hỏng thì thay thế, không thì phải súc rửa cặn bẩn.
- Đối với bầu lọc nhiêu liệu tinh, nên tháo nút xả bên dưới bầu lọcđể xả nước và cặn bẩn, sau mỗi 8.000km xe chạy. Khi xả, nên lới lỏng mút xả khí bên trên bầu lọc cho cặn rơ chảy ra hết.
- Trong quá trình động cơ hoạt động thường xuyên kiểm tra xem bầu lọc có bị nứt vở , dò chảy nhiên liệu không.
- Khi tháo lắp sửa chữa
+ Kiểm tra xem lõi lọc có bị rách mủn , tắc bẩn không.
+ Các gioăng đệm có bị rách , trai cứng không.
3. Sửa chữa:
Bầu lọc bị rạch, mủn, tắc bẩn nhiều ta thay phần tử lọc mới.
Đối với các bầu lọc có lõi lọc bằng giấy phải được thay định kỳ tại các kỳ bảo dưỡng.
Đối với bầu lọc có lõi lọc bằng vải hoặc sợi nếu còn tốt ta rửa sạch bằng dầu, dùng khí nén thổi sạch (thổi từ phía trong ra ngoài, thổi ngoài sau) dùng tiếp.
Bầu lọc bị nứt, vở ở những nơi không quan trọng có thể hàn đắp lại, những chỗ quan trọng phải thay bầu lọc.
Các gioăng đệm bị rách thì ta thay mới.
Các lỗ ren trơn hỏng thì tarô lại.
B. THÙNG NHIÊN LIỆU:
I. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng nhiên liệu.
Thùng chứa nhiên liệu phải đảm bảo chứa đủ nhiên liệu cho động cơ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định , dung tích thùng chứa lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thời gian làm việc và cỡ động cơ lớn hay nhỏ.
II. Cấu tạo thùng chứa nhiên liệu
Thùng nhiên liệu được dập bằng thép tấm, đối với những thùng nhiên liệu lớn bên trong thường có vách ngăn để giảm dao động của nhiên liệu khi động cơ làm việc.
Phía trên thùng có một nắp để châm nhiên liệu và có một lỗ thông hơi.
Ở đáy thùng thường có một bulông hay một van để xả nước hay tạp chất có lẫn trong nhiên liệu, bulông này được lắp đặt nơi thấp nhất của thùng nhiên liệu. Cách đáy thùng từ 5 :- 10 mm có một ống dẫn nhiên liệu ra phía trên, có ống dẫn nhiên liệu về.
Nếu thùng đặt cao hơn động cơ thì phải có một van khóa nhiên liệu khi dừng máy, nếu thùng đặt thấp hơn động cơ thì phải có một van một chiều để không cho nhiên liệu từ mạch hạ áp trở về thùng chứa khi động cơ ngừng hoạt động.
III. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thùng nhiên liệu.
Hư hỏng Nguyên nhân Kiểm tra, sửa chữa
Thùng chứa bị thủng - Do gỉ sét - Va chạm
Hàn đắp, sơn lại
Cặn bẩn - Do sử dụng lâu ngày
- Dầu không sạch
Súc rửa thùng chứa
Lỗ thông hơi bị nghẹt - Do bụi bẩn lâu ngày Thông lỗ thông hơi
IV. Bảo dưỡng và sửa chữa thùng nhiên liệu.
Rửa nắp thùng nhiên liệu và lưới lọt ở miệng rót: Nắp và lưới lọc được rửa sạch trong dầu lửa hoặc dầu diesel.
Xả cặn thùng nhiên liệu: Trước khi cho máy làm việc cần phải xả cặn lắng qua khóa xả thùng nhiên liệu.
Rửa thùng nhiên liệu: Khi rửa thùng phải tháo ra khỏi máy, xả hết nhiên liệu trong thùng. Sau đó đổ một ít dầu lửa hoặc dầu Diesel súc thùng và xả ra ngoài cho đến khi nhiên liệu chảy ra được trong sạch.