Chương 2 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN VÀ CON CHUNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
2.2. Thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản và con chung khi ly hôn tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
2.2.1. Thực tiễn giải quyết về tài sản
Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao trong công tác xét xử Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn đã và đang từng bước nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ, vận dụng, áp dụng đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn của liên ngành trung ương, bảo đảm các quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng. Tính từ năm 2015 tới hết sáu tháng đầu năm năm 2018, Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn đã thụ lý 1302 vụ, việc bao gồm các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh – thương mại. Trong đó số lượng vụ việc thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình do Tòa án thụ lý giải quyết trong các năm chiếm tỉ lệ tương đối lớn và đều là các vụ việc ly hôn:
Bảng 2.1. Số vụ việc hôn nhân và gia đình đã thụ lý từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2018
Stt Năm Số vụ việc hôn nhân và gia đình/tổng số vụ việc đã thụ lý
1 2015 101/310
2 2016 127/258
3 2017 135/472
4 Sáu tháng đầu năm 2018 116/262
Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn
Qua số liệu thống kê nêu trên có thể thấy số vụ việc ly hôn trên địa bàn huyện luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các loại việc được tòa án nhân dân huyện thụ lý, tuy nhiên, số lượng vụ việc ly hôn qua các năm diễn ra không đồng đều: năm 2015 chiếm 32,6%, sang năm 2016 tăng lên 49,2%, năm 2017 lại giảm xuống còn 28,6% và năm 2018 lại có xu hướng tăng vọt chiếm 61,8%. Nếu tính riêng số vụ việc ly hôn đã thụ lý trên địa bàn huyện thì có thể thấy các vụ ly hôn tại huyện Mai Sơn ngày càng có xu hướng gia tăng, trong đó năm 2016 tăng 7,6% so với năm 2015, năm 2017 tăng 6,3% so với năm 2016, còn theo con số thống kê vào nửa đầu năm 2018 so với năm 2017 tăng gần 72%. Đây thực sự là một con số đáng báo động về thực trạng ly hôn và sự vất vả của ngành tòa án trong việc giải quyết ly hôn trên địa bàn huyện thời gian qua.
Sau khi thụ lý, các cán bộ Tòa án huyện đã không ngừng nỗ lực hết sức mình trong công tác giải quyết các vụ, việc: Năm 2015, Tòa án nhân dân huyện đã giải quyết 100% số vụ việc ly hôn đã thụ lý8. Tiếp đó, trong số 127 vụ, việc hôn nhân và gia đình đã thụ lý trong năm 2016, tòa án nhân dân huyện Mai Sơn đã giải quyết 100%. Trong đó, xét xử 13 vụ; Đình chỉ 6 vụ; tạm đình chỉ 6 vụ; công nhận sự thỏa thuận của đương sự 100 vụ; hòa giải đoàn tụ thành 2 vụ và không có vụ án nào bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm9. Tiếp đó, theo báo cáo của tòa án nhân dân huyện Mai Sơn, trong năm 2017 Tòa án đã thụ lý 135 vụ, việc hôn nhân và gia đình, bao gồm: thụ lý mới 132 vụ, cũ chuyển sang 03 vụ. Đã giải quyết 126 vụ đạt tỉ lệ 93,3%. Trong đó: xét xử 11 vụ; đình chỉ 2 vụ; công nhận sự thỏa thuận của đương sự 111 vụ (đạt tỉ lệ 88,1% so với án đã giải quyết, trong đó có hòa giải đoàn tụ thành 02 vụ); chuyển hồ sơ 02 vụ. trong số 09 vụ còn lại có 7 vụ tạm đình chỉ giải quyết10. Tiếp đó, trong 6 tháng đầu năm 2018, tòa án nhân dân huyện Mai Sơn đã thụ lý 116 vụ, việc ly hôn. Trong đó án thụ lý mới là 88 vụ, việc, án cũ
8 Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết công tác tòa án năm 2015, tr. 4.
9 Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết công tác tòa án năm 2016, tr.4.
10 Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết công tác tòa án năm 2017, tr. 3, 4.
chuyển sang 28 vụ; đã giải quyết 86 vụ đạt tỉ lệ 71,7%, bao gồm: xét xử 74 vụ; đình chỉ 01 vụ; công nhận sự thỏa thuận của đương sự 78 vụ11.
Qua số liệu thống kê nêu trên có thể thấy, tỉ lệ các vụ, việc ly hôn được hòa giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự qua các năm có sự gia tăng đáng kể.
Bảng 2.2. Tỉ lệ các vụ, việc hôn nhân và gia đình hòa giải thành Năm Tỉ lệ các vụ, việc hòa giải thành (%)
2015 85
2016 80,3
2017 88,1
Sáu tháng đầu năm 2018 78
Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn Các con số nêu trên cho thấy công tác hòa giải tranh chấp ly hôn nói chung và phân chia tài sản, con chung khi ly hôn nói riêng của tòa án nhân dân huyện Mai Sơn đạt kết quả rất cao. Từ đó có thể thấy các đương sự thông qua tuyên truyền, vận động của cán bộ Tòa án đã tiếp thu những kiến thức pháp luật hôn nhân và gia đình và tự nguyện thỏa thuận không để tranh chấp kéo dài gây mất đoàn kết và ảnh hưởng tới tình cảm cũng như quyền, nghĩa vụ của các bên. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ của Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn trong thời gian qua.
Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 là cơ sở pháp lý quan trọng, đã bổ sung, thay đổi một số nội dung trong quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 phù hợp hơn với điều kiện, tình hình của đất nước. Luật là căn cứ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong đó có các quy định về chia tài sản chung và quyền nuôi con của vợ chồng khi ly hôn.
Các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã góp phần củng cố chế độ hôn nhân và gia đình tại tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng. Cũng
11 Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết công tác tòa án sáu tháng đầu năm 2018, tr.4
giống như các huyện khác của tỉnh, Mai Sơn là một huyện miền núi, nơi sinh sống của đông đảo người đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, người dân trong huyện chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc áp dụng các phong tục, tập quán để điều chỉnh quan hệ xã hội, trong đó đặc biệt là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ví dụ như các tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “gia trưởng”, “chế độ mẫu hệ”,
“chế độ phụ hệ”, “thách cưới”, “tảo hôn”… làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Người phụ nữ trong gia đình thường không được nắm giữ tài sản hoặc tham gia bàn bạc trong việc định đoạt tài sản. Trước đây, khi chia tài sản họ chỉ được hưởng phần rất nhỏ trong khối tài sản hoặc thậm chí là không được hưởng, phân chia không công bằng, không đảm bảo được quyền lợi của phụ nữ. Các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân và gia đình, giải quyết các tranh chấp theo định hướng của Nhà nước; góp phần đẩy lùi, xóa bỏ các hủ tục, quan niệm lạc hậu về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng cũng như chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Hiện nay, quyền lợi của người phụ nữ đã được pháp luật ghi nhận và bảo hộ trong nhiều văn bản pháp lý. Người vợ trong gia đình ngày nay cũng được đảm bảo các quyền lợi giống như nam giới, góp phần xây dựng gia đình và xã hội. Bản thân người phụ nữ hiện đại ngày nay cũng tự mình từng bước khẳng định được bản thân trước gia đình và xã hội. Vì vậy những quyền lợi của chính họ đã được pháp luật ghi nhận, trong đó có quyền sở hữu tài sản. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Khi chia tài sản chung vợ và chồng có quyền nghĩa vụ ngang nhau, việc chia tài sản được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, tự thỏa thuận và tuân theo quy định của pháp luật. Quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc chia tài sản chung của vợ chồng, góp phần bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Các quy định của pháp luật là căn cứ pháp lý quan trọng để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, đảm bảo được quyền, lợi ích chính đáng của vợ, chồng và các
con cũng như các thành viên khác trong gia đình. Cụ thể là các căn cứ xác định tài sản vợ chồng: căn cứ vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản là quy định để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Bởi vì trong cuộc sống, bên cạnh mối quan hệ giữa vợ và chồng thì vợ chồng còn có các mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình… Khi con cái còn nhỏ, bố mẹ có nghĩa vụ yêu thương chăm sóc, giáo dục con; khi những đứa con lớn lên, lập gia đình, cha mẹ thường cho con một số tài sản để lập nghiệp. Sau khi kết hôn do các bên lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, thu nhập hợp pháp khác hoặc tài sản có thể được tặng cho, thừa kế, có được bằng việc xác lập giao dịch với người thứ ba… Như vậy, tài sản của vợ chồng có thể có được từ rất nhiều nguồn khác nhau. Khi vợ chồng còn hạnh phúc thì những tài sản này thường dùng một phần để chi cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình, phần còn lại để tích lũy hoặc đầu tư sản xuất, kinh doanh; một số tài sản được sáp nhập, chia tách hoặc thay đổi sang một loại tài sản khác thông qua các giao dịch dân sự… Vì vậy khi vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, để xác định những tài sản này là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng cũng là điều gây tranh cãi trong các vụ án ly hôn. Vì vậy Luật Hôn nhân và gia đình đã có những quy định là căn cứ pháp lý quan trọng góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong việc xác định và phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn nêu trên để đảm bảo quyền lợi cho hai bên vợ và chồng.
Khi ly hôn xảy ra vấn đề chia tài sản cho vợ chồng như thế nào để bảo đảm quyền lợi của các bên là vấn đề rất quan trọng. Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra nguyên tắc chung để chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. Nguyên tắc chung này cũng đã góp phần bảo đảm quyền lợi của người vợ sau khi ly hôn. Theo nguyên tắc chung, tài sản của vợ chồng được chia đôi cho hai người nhưng có tính đến công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Về mặt nguyên tắc thì phải tìm được cơ sở để chứng minh cho việc đóng góp công sức vào khối tài sản chung này. Như vậy, quy định của pháp luật cũng đã góp phần đảm bảo cho quyền sở hữu tài sản của người vợ khi phân chia tài sản chung. Ví dụ: Trong nhiều trường hợp vợ chồng có tài sản chung do bố mẹ chồng
để lại, người chồng mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy có thể dẫn tới phá tán tài sản. Nhưng người vợ chăm chỉ làm ăn, chăm lo cho gia đình cùng góp sức xây dựng được tài sản chung nhiều hơn người chồng. Vậy nên phần phân chia tài sản phải tính toán đến công sức của người vợ để bảo đảm quyền lợi về tài sản cho người vợ. Thêm nữa, Luật HN&GĐ 2014 đã coi lao động của vợ chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập cũng góp phần bảo đảm quyền lợi của người vợ và người chồng khi ly hôn. Thực tế, phần lớn người vợ thực hiện công việc lao động trong gia đình trước đây là rất lớn nhưng khi phân chia tài sản thì công sức của họ lại không được thừa nhận. Ví dụ: tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu, bám rễ trong tư tưởng của đồng bào một số dân tộc tại huyện Mai Sơn, con trai trong gia đình luôn được coi là trụ cột. Vì vậy từ nhỏ các con trai đã được ưu tiên hơn con gái. Gia đình nào không có điều kiện cho tất cả các con đi học thì con trai sẽ được ưu tiên. Con gái ở nhà giúp đỡ việc nhà, chăm em nhỏ hoặc lên nương phụ giúp bố mẹ. Đến khi dựng vợ, gả chồng người vợ cũng mặc nhiên gắn cho mình các công việc nội trợ, chăm lo cho gia đình, con cái, để người chồng có thời gian tham gia các công tác ngoài xã hội, chiếm hữu địa vị xã hội và tạo lập tài sản lớn. Nếu không coi lao động trong gia đình là lao động có thu nhập thì sẽ không tính đến công sức đóng góp của người vợ trong việc giúp người chồng tạo lập khối tài sản chung.
Điều này là không công bằng cho người vợ. Với quy định này của pháp luật đã nâng quyền sở hữu tài sản của người vợ so với trước đây. Điều này góp phần bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ. Khi người vợ hy sinh sự nghiệp, xin nghỉ công việc của mình để chăm lo gia đình. Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng thường có tập tục con cái sau khi kết hôn ở chung với gia đình chồng. Hiện nay vẫn có những gia đình sống nhiều thế hệ với nhau. Họ cùng lao động, sản xuất, xây dựng khối tài sản chung cho đại gia đình.
Vì vậy, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như đời sống chung của gia đình (Điều 61). Như vậy công sức của người vợ khi chăm lo cho
gia đình hoặc làm những công việc nông nghiệp nhỏ như trồng trọt, chăn nuôi, nội trợ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình phải được tính là công sức đóng góp và được coi là lao động có thu nhập. Quy định này đã góp phần đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, đặc biệt là người vợ.
Luật HN&GĐ 2014 có một điểm đáng lưu ý đó là “lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” cũng được được coi là căn cứ để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2016 thì trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ và con chưa thành niên. Như vậy, về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã có bổ sung mới khi đưa yếu tố lỗi vào là một trong những căn cứ trong phân chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, quy định này sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Quy định này góp phần hạn chế được tình trạng bạo lực gia đình, đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong suốt thời gian vợ chồng chung sống;
nếu vợ hoặc chồng có hành vi bạo hành, sống không chung thủy (ngoại tình) hoặc phá tán tài sản như rượu chè, cờ bạc… khi chia tài sản chung của vợ chồng yếu tố này được Tòa án xem xét, bên nào có lỗi bên đó phải chịu thiệt thòi khi chia tài sản chung của vợ chồng.
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn còn xem xét dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của người vợ, người chồng trong sản xuất kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người chồng tiếp tục cho người vợ, người chồng đó được sở hữu tài sản để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi vợ chồng ly hôn, tài sản chủ yếu có giá trị lớn thường là bất động sản. Trong một số trường hợp bất động sản đó đang có nhà kho, nhà xưởng do doanh nghiệp mà một bên vợ hoặc chồng quản lý, sản xuất. Về mặt nguyên tắc tài sản đó sẽ được chia đôi nhưng nếu một bên vợ hoặc chồng đang cần sử dụng tài sản đó để kinh doanh thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng (Điều 64). Đây là một