Chương 2 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN VÀ CON CHUNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
2.2. Thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản và con chung khi ly hôn tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
2.2.2. Thực tiễn giải quyết về con chung
Bên cạnh tranh chấp về việc phân chia tài sản chung, tranh chấp về quyền nuôi con cũng là dạng tranh chấp phổ biến trong hầu hết các vụ án ly hôn. Theo thống kê tại Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn trong tổng số các cặp vợ chồng yêu cầu ly hôn thì 80% đều đã có con chung thuộc các độ tuổi khác nhau, cụ thể:
12 Tuyết Dân, “Ly hôn là… đòi lại quà”, trích dẫn từ: http://phunuonline.com.vn/tinh-yeu-hon-nhan/ly-hon- la-doi-lai-qua-78502/, cập nhật ngày 1/6/2018.
13 Đồng Xuân Thuận, “Thủ tục ly hôn: Của hồi môn là chung hay riêng?”, trích dẫn từ:
http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/tinh-huong-phap-luat/thu-tuc-ly-hon-cua-hoi-mon-la-tai-san- chung-hay-rieng-a110696.html, cập nhật ngày 1/6/2018.
Bảng 2.3. Độ tuổi của con trong các vụ việc hôn nhân và gia đình đã thụ lý
Stt Độ tuổi Tỷ lệ (%)
1 Dưới 36 tháng tuổi 20
2 Từ đủ 36 tháng tuổi đến chưa đủ 7 tuổi 50
3 Từ đủ 7 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi 20
4 Từ đủ 18 tuổi trở lên 10
Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn Thông qua độ tuổi của con có thể gián tiếp thấy các vụ việc ly hôn tại huyện Mai Sơn đa phần xảy ra đối với các cặp vợ chồng trẻ, thời gian chung sống từ 3 đến 7 năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ly hôn ở những cặp vợ chồng này như ngoại tình, cờ bạc, nghiện hút, kinh tế khó khăn, sự phản đối từ phía gia đình… tuy nhiên, hai nguyên nhân chính dẫn tới ly hôn trên địa bàn huyện đó là kinh tế khó khăn và ngoại tình. Và tất nhiên, khi bố mẹ ly hôn thì con cái của họ sẽ là những người đầu tiên chịu thiệt thòi. Để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em khi vợ chồng ly hôn, trong việc giải quyết hậu quả pháp lý về con chung khi ly hôn, tòa án nhân dân huyện Mai Sơn đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, Tòa án nhân dân luôn động viên, khuyến khích các cặp vợ chồng hòa giải và đoàn tụ với nhau. Thông qua số liệu thống kê trong hai năm và 2017, Tòa án nhân dân huyện đã đoàn tụ thành cho 04 cặp vợ chồng quay về với nhau. Từ đó những đứa trẻ là con chung của các cặp vợ chồng này không còn phải sống cảnh ly tán, thiếu thốn tình cảm của bố hoặc mẹ.
Thứ hai, trong số các cặp vợ chồng ly hôn có con chung thì có tới 60% là có hai con. Các vụ việc ly hôn hiện nay chủ yếu các bên tranh chấp về tài sản chung và nợ chung khi ly hôn. Riêng vấn đề con chung đa phần các cặp vợ chồng đều thỏa thuận được việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Bởi lẽ, hiện nay trình độ nhận thức của người dân địa phương cũng từng bước được nâng cao; cha mẹ nào cũng mong muốn điều kiện sống tốt nhất cho các con, không muốn các con mình phải sống cảnh ly tán người ở với bố người ở với mẹ nhằm hạn chế sự ảnh hưởng về tâm lý cho các con.
Để tránh gây ảnh hưởng tới tình cảm của các bên, đặc biệt là làm tổn thương tới tinh thần của những đứa trẻ khi bố mẹ ly hôn, Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn cũng luôn tuân thủ triệt để nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, khuyến khích các đương sự tự hòa giải với nhau.
Trường hợp nếu họ không thể hàn gắn thì tòa án cũng động viên các cặp vợ chồng lựa chọn phương pháp thỏa thuận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tránh kiện tụng kéo dài gây thiệt hại về kinh tế và mệt mỏi về tinh thần cho các bên. Đây là sự lựa chọn tốt nhất dành cho cả hai bên. Thực tế xét xử từ năm 2015 tới nay cho thấy, số vụ việc ly hôn được tòa án nhân dân huyện Mai Sơn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự luôn vượt qua con số 75%. Con số này vượt xa số lượng các vụ án được đưa ra xét xử trong các năm, cụ thể:
Bảng 2.4. Số vụ việc đưa ra xét xử và công nhận sự thỏa thuận của đương sự
Năm Đƣa vụ án ra xét xử (vụ)
Công nhận sự thỏa thuận của đương sự (vụ)
2015 21 80
2016 13 102
2017 11 111
Sáu tháng đầu năm 2018 78 74
Nguồn: Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn.
Thứ ba, về việc giao con chưa thành niên cho cha, mẹ nuôi dưỡng sau khi ly hôn: Luật HN&GĐ 2014 có quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác”. Luật chỉ dành quyền ưu tiên nuôi con cho người mẹ khi con chung dưới 3 tuổi. Khi con chung từ đủ 3 tuổi trở lên, nếu có tranh chấp, cha và mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng con. Thực tế để giải quyết vấn đề này Tòa án
nhân dân huyện Mai Sơn đã căn cứ vào các điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con của hai bên cha và mẹ như sau:
Điều kiện kinh tế: cha và mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cho con cần phải có tài chính. Pháp luật không bắt buộc người trực tiếp nuôi dưỡng con chung phải có năng lực tài chính tốt, cho con cái cuộc sống chất lượng cao, hiện đại mà chỉ đặt ra yêu cầu cha hoặc mẹ phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho con chung. Mức sống tối thiểu được xác định là những nhu cầu cần và đủ cho lứa tuổi của con và ở mức thấp nhất. Ví dụ: con chung 3 tuổi 6 tháng, ở độ tuổi này có thể xác định được những nhu cầu tối thiểu của trẻ như ăn uống, vui chơi, học tập. Cha hoặc mẹ phải đáp ưng được tối thiểu những nhu cầu này và đảm bảo cho các nhu cầu của con.
Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng có điều kiện kinh tế tốt, cả hai bên đều có thể cung cấp cho con một cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Khi xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con, mỗi bên phải chứng minh về tài chính, đảm bảo cho con cuộc sống tốt hơn phía bên kia. Tuy nhiên, kinh tế tốt chưa phải là điều kiện quyết định quyền nuôi con sẽ thuộc về ai.
Điều kiện tinh thần: có thể kể đến như phẩm chất đạo đức của người cha hoặc mẹ. Người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đương nhiên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con chung.
Điều kiện sức khỏe của cha hoặc mẹ: người trực tiếp nuôi con chung phải có sức khỏe đảm bảo cho việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.
Điều kiện công việc và thời gian dành cho con: xem xét đến tính chất công việc, thời gian làm việc và thời gian cha hoặc mẹ có thể dành cho con khi trực tiếp nuôi dưỡng cho con. Ví dụ so sánh giữa người cha hoặc mẹ làm buôn bán tại nhà với một người thường xuyên phải đi sớm về muộn, hay đi công tác xa thì chắc chắn người cha hoặc mẹ ở nhà buôn bán sẽ có điều kiện chăm sóc, có nhiều thời gian dành cho con hơn người kia. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc giành quyền nuôi con.
Điều kiện môi trường sống: Môi trường sống là yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách của con, người cha hoặc mẹ khi giành quyền nuôi con phải chứng minh về môi trường sống của con.
Bên cạnh các điều kiện kể trên, tòa án cũng có thể căn cứ vào yếu tố khác như phong tục, tập quán tại địa phương… để xem xét nên giao đứa trẻ cho người cha hay người mẹ trực tiếp chăm sóc.
Thứ tư, về mức cấp dưỡng của cha/mẹ không trực tiếp nuôi con. Do điều kiện kinh tế của mỗi cá nhân, mỗi địa phương trong huyện không đồng đều nên căn cứ vào quy định của pháp luật và thực tiễn đời sống của người dân. Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn để cho các bên tự thỏa thuận về vấn đề này. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ căn cứ vào mức tiền một bên yêu cầu và các điều kiện kinh tế (khả năng kinh tế) của người không trực tiếp nuôi con để quyết định. Qua khảo sát nội dung quyết định trong các bản án tòa án nhân dân huyện Mai Sơn công bố thì mức cấp dưỡng cho con chưa thành niên hiện nay giao động ở khoảng trên dưới 1 triệu đồng/1 tháng/1 người con. Số tiền này tuy không lớn đối với điều kiện sống ở nhiều địa phương khác trên cả nước nhưng đối chiếu với hoàn cảnh sống ở huyện Mai Sơn thời điểm hiện tại tác giả cho rằng mức cấp dưỡng này là hợp lý.
Ví dụ như trường hợp ly hôn của vợ chồng chị Hỏm và anh Thương dưới đây: Anh Thương và chị Hỏm hôn với nhau từ năm 1997 do cả hai cùng tự nguyện.
Anh chị đã đi đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La vào ngày 08/3/1997, khi kết hôn anh và chị Hỏm đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Anh chị đã được gia đình hai bên tổ chức cưới hỏi cho theo phong tục tập quán. Sau khi kết hôn hai anh chị chung sống hòa thuận, hạnh phúc được 13 năm thì phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân mâu thuẫn chính giữa hai vợ chồng là do chị Hỏm nghi ngờ anh ngoại tình. Sự việc mâu thuẫn đã được hai bên gia đình hòa giải nhiều lần nhưng không thành. Vợ chồng đã sống ly thân từ tháng 9 năm 2011 cho đến nay không còn quan tâm đến nhau. Anh Thương xác định tình cảm vợ chồng đã không còn, đề nghị Tòa án giải quyết cho ly hôn với chị Hỏm.
Về con chung: Trong thời gian chung sống cùng nhau, anh chị có 02 con chung là các cháu Tòng Văn Hồng sinh ngày 26/01/1998 (đã đủ tuổi trưởng thành) và Tòng Văn Hải sinh ngày 18/7/1999. Hiện cháu Hải, cháu Hồng đang ở cùng chị Hỏm. Nếu hai cháu có nguyện vọng được ở cùng anh thì anh sẽ nhận trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục cho đến khi cháu Hồng, cháu Hải trưởng thành, không yêu cầu chị Hỏm phải cấp dưỡng nuôi con chung cùng.
Về tình cảm: Chị đồng ý với phần trình bày của anh Thương về quá trình kết hôn, chung sống vợ chồng. Về nguyên nhân mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là do anh Thương ở nhà thường hay đi chơi qua đêm không về, về nhà hay nhắn tin gọi điện cho người phụ nữ khác. Chị ngăn cản không cho anh đi thì anh lại đánh đập chị.
Anh chị sống ly thân từ tháng 9/2011 đến nay, không ai quan tâm đến ai. Chị có thông tin khi anh chị sống ly thân anh Thương chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác. Tuy nhiên, vì thương các con nên chị không nhất trí ly hôn với anh Thương, đề nghị Tòa án hòa giải đoàn tụ cho anh chị.
Về con chung: Chị đồng ý với anh Thương về con chung. Cháu Tòng Văn Hồng đã trưởng thành, còn cháu Tòng Văn Hải sinh ngày 18/7/1999 có nguyện vọng được ở cùng chị, chị nhất trí nhận trực tiếp nuôi dưỡng cháu Hải và yêu cầu anh Thương phải cấp dưỡng nuôi con chung cùng chị mỗi tháng là 500.000 VNĐ/tháng. Qua xác minh tòa án nhân dân huyện Mai Sơn nhận định từ khi anh Thương bỏ nhà đi (từ năm 2011) ba mẹ con chị Hỏm phải đi làm thuê để sinh sống, anh Thương không chu cấp tiền nuôi con cùng chị Hỏm. Chị Hỏm một mình phải lo toan cho các con ăn học, cháu Hồng hiện đang học lớp 12, còn cháu Hải đã phải bỏ học. Để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con chung chưa thành niên và nguyện vọng của con trên 07 tuổi căn cứ vào khoản 2 Điều 81 Luật HN&GĐ, giao cháu Hải cho chị Hỏm trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu Hải trưởng thành. Chấp nhận việc chị Hỏm yêu cầu anh Thương phải cấp dưỡng nuôi con chung cùng chị cho cháu Hải mỗi tháng 1 triệu đồng.
2.2.2.2. Tồn tại, hạn chế a. Tồn tại, hạn chế
Không giống như việc phân chia tài sản, việc giải quyết hậu quả pháp lý về con chung khi ly hôn chủ yếu xoay quanh ba vấn đề đó là xác định người trực tiếp nuôi con, tiền cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con và quyền, nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Do đó, các tồn tại, hạn chế qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn nói riêng cũng chủ yếu xoay quanh các vấn đề này.
Thứ nhất, về thời điểm cấp dưỡng nuôi con. Do Luật HN&GĐ năm 2014 không có quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nên trong quá trình xét xử có hai quan điểm giải quyết vấn đề này: quan điểm thứ nhất cho rằng: thời điểm bắt đầu cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của tòa án; quan điểm thứ hai cho rằng thời điểm này nên được tính từ lúc người không trực tiếp nuôi con trong bản án, quyết định không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên. Thực tế xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn thời gian qua được thực hiện theo quan điểm số 1. Ví dụ như trường hợp của vợ chồng chị Hỏm anh Thương nêu trên. Tòa án xác định: Về thời điểm cấp dưỡng: xét điều kiện thực tế và lỗi của anh Thương trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con, cần buộc anh Thương phải cấp dưỡng nuôi con chung cùng chị Hỏm từ tháng 01/2017 trở đi cho đến khi cháu Hải trưởng thành theo quy định tại khoản 2 Điều 81, Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả, trong trường hợp này anh Thương là người có lỗi trong việc dẫn tới hôn nhân của anh chị đổ vỡ. Thêm vào đó dù anh chị không còn tình cảm, không muốn chung sống với nhau nữa thì anh vẫn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc các con là cháu Hải và cháu Hồng cho đến tuổi trưởng thành. Nhưng từ tháng 9/2011 anh Thương bỏ nhà đi và không đóng góp công sức, tiền bạc để nuôi dưỡng các con. Do đó, anh Thương chưa hoàn thành trách nhiệm của người cha với con, dẫn đến cháu Hải phải bỏ học giữa chừng. Xét cả về tình về lý trường hợp này anh Thương đều không đúng. Do đó, Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn yêu cầu anh Thương cấp dưỡng cho cháu Hải từ thời điểm
tháng 1/2017 cho đến khi cháu Hải trưởng thành là chưa hợp lý. Để đảm bảo quyền lợi cho chị Hỏm và các con, thiết nghĩ thời điểm cấp dưỡng nên phải được tính từ lúc anh Thương bỏ nhà đi không chăm sóc, nuôi dưỡng các con mới hợp tình hợp lý.
Thứ hai, về quy định con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc tại Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 bộc lộ một điểm hạn chế đó là: Có nhiều trường hợp vì mâu thuẫn hoặc vì lí do nào đó, sau khi sinh con người mẹ bỏ nhà đi, để lại đứa con nhỏ cho người chồng và gia đình chồng chăm sóc và không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nay người vợ quay về yêu cầu ly hôn và giành quyền nuôi con. Theo quy định của pháp luật thì trường hợp này bắt buộc phải giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. Mặc dù trước đó người cha là người gần gũi trực tiếp quan tâm, chăm sóc nuôi dưỡng đứa trẻ. Mặc dù đứa trẻ không muốn, người cha cũng không đồng ý nhưng đây là quy định bắt buộc nên trong trường hợp này quyền lợi của con và người chồng đều không được đảm bảo.
Thứ ba, về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
Tương tự như quy định nêu trên của Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc trôm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan; 2.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Qua thực tiễn xét xử, quy định trên bộc lộ những tồn tại, hạn chế sau: