Phân tích cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích bctc tại nhnt thăng long (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC TẠI

2.2 Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính của NHNT chi nhánh Thăng Long: 26

2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Phưong pháp sử dụng là phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ và phương pháp tỷ lệ để xem xét được tốc độ tăng trưởng của TS, các khoản mục và các tác động của các khoản mục tới Tổng TS.

Tính đến ngày 31/12/2007 tổng tài sản đạt 1935 tỷ VNĐ, tăng 110.81%

so với năm 2006. Đây là một nỗ lực lớn của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên chi nhánh VCB Thăng Long . Nhìn vào cơ cấu tài sản của VCB Thăng Long ta có thể thấy:

Khoản mục đầu tiên được quan tâm và có tính thanh khoản cao nhất là Tiền mặt bao gồm tiền tại quỹ và tiền tại máy ATM. Khoản mục này chiếm 1.83 % trong tổng tài sản. Khoản mục dự trữ này đảm bảo nhu cầu thanh toán cho NH trong kỳ một cách hợp lý.

Chỉ tiêu

31/12/2006 31/12/2007 Chênh lệch Số

tiền

Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng

Tuyệt đối

Tương đối

Tài sản 518.0

3

100.0 0

1,092.0 6

100.0 0

574.0

3 110.81

I.Tiền mặt 16.99 3.28 20.00 1.83 3.01 17.72

1.Tiền mặt trong

quỹ 15.32 2.96 18.00 1.65 2.68 17.49

2.Tiền mặt tại máy

ATM 1.67 0.32 2.00 0.18 0.33 19.76

II.Chứng từ có giá

trị ngoại tệ 0.04 0.01 0.06 0.005 0.02 50.00

III.Tín dụng 477.0

0 92.08 1,044.0

0 95.60 567 118.87

V.Tài sản cố định 6.00 1.16 8.00 0.73 2 33.33

1.Nguyên giá 8 1.54 10.00 0.92 2 25.00

2.Khấu hao 2 0.39 2.00 0.18 0.00 0.00

VI.Tài sản có khác 18 3.47 20.00 1.83 2 11.11

Nguồn vốn 936 100.0

0

1,092.0

6 100 156.1 16.68

I.Tiền gửi 893 95.41 1,028.0

0 94.13 135 15.12

1.Tiền gửi kkh của

kh 259 27.67 298.00 27.29 39 15.06

2.Tiền gửi có kh

của kh 632 67.52 726.00 66.48 94 14.87

3.Tiền gửi ký quỹ 2 0.21 4.00 0.37 2 100.00

II.VCB phát hành

giấy tờ có giá 20 2.14 32.00 2.93 12 60.00

III.Tài sản nợ khác 7.96 0.85 12.06 1.10 4.1 51.51

IV.Vốn và các quỹ 15 1.60 20.00 1.83 5 33.33

( Nguồn. Báo Cáo Tài Chính NHNT Thăng Long)

Khoản mục TD luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 87.95% giá trị tổng tài sản của NH. Điều này là do NH năm 2006 vẫn là chi nhánh cấp 2, chỉ thực hiện quản lý vốn cho nên Bảng tổng kết tái sản về cơ

trưởng so với năm 2006 là 119%. Nguyên nhân là NHNT đang đổi mới phương thức quản trị điều hành, trong đó đặc biệt chú trọng vào quản trị doanh nghiệp theo mô thức quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế. Chi nhánh áp dụng chính sách TD mới như quy trình TD mới theo tiêu chuẩn QT tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro và xử lý tác nghiệp; mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với hoạt động kinh doanh có độ rủi ro lớn, kém hiệu quả; Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng tiêu thụ ổn định và cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động thị trường giá cả.Vì thế, hoạt động TD phát triển mạnh mẽ trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Để phân tích tình hình TD thì nhà phân tích đã phân tổ TD theo tiêu thức kỳhạn, đồng tiền và mục đích vay. Ta có bảng sau:

Bảng 6 .cơ cấu dư nợ TD năm 2007

Đơn vị : tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%)

1.Cho vay ngắn hạn 512.40 49.08

Nợ trong hạn 443.00 42.43

Nợ quá hạn 69.40 6.65

2.Cho vay trung hạn 102.60 9.83

Nợ trong hạn 102.00 9.77

Nợ quá hạn 0.60 0.06

3.Cho vay dài hạn 82.00 7.85

Nợ trong hạn 80.00 7.66

Nợ quá hạn 2.00 0.19

4. Cho vay uỷ thác, đồng tài trợ 347.00 33.24 ( Nguồn. Báo Cáo Tài Chính NHNT Thăng Long)

Và các khoản vay chủ yếu là vay thanh toán xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ là USD và EUR, một phần nhỏ là cho vay sxkd dịch vụ và cho vay tiêu dùng.

Và tốc độ tăng trưởng tín dụng khá đồng đều đối với VNĐ và ngoại tệ. Doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 184.6 tỷ quy VNĐ, chiếm 17.68% DSCV và chủ yếu là cho vay sxkd bằng USD, một phần nhỏ là cho vay tiêu dùng, đầu tư Bất Động Sản và đầu tư Xây Dựng Cơ Bản. Một nội dung khá quan trọng trong nghiệp vụ TD là cho vay uỷ thác, đồng tài trợ đạt 347 ty quy VNĐ và chiếm 33.24% chỉ đứng sau cho vay ngắn hạn. Cơ cấu tài sản của chi nhánh đã thể hiện rất rõ thế mạnh của NHNT là thanh toán xuất nhập khẩu và cho vay xuất nhập khẩu. Tuy tỷ trọng TD trong tổng tài sản của NH tương đối cao song vẫn an toàn và hiệu quả do cho vay chủ yếu là ngắn hạn và đồng uỷ thác và tài trợ.

Bên cạnh việc tăng trường TD hiệu quả các nhà quản trị NH còn quan tâm đến việc cải thiện chất lượng TD. Chất lượng TD được phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu và các khoản dự phòng được trích lập. Các khoản được xem là nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. . Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ chiếm 6.9 % và chủ yếu là nợ ngắn hạn.

Các khoản dự phòng được lập trên cơ sở rủi ro TD thuần của các khoản vay.

Tuy nhiên, do NH mới được chuyển sang chi nhánh cấp 2 thì việc trích lập dự phòng rủi ro trước đây là do NHNT HN trích hộ. Năm 2007 NH mới được tách ra hoạt động độc lập cho nên mức dự phòng của NH chưa thể trích ngày nhiều được. Trong năm 2007 thì NH đã trích lập được 8 tỷ VNĐ dự phòng chung, 2 tỷ VNĐ dự phòng cụ thể. Với quyết tâm lành mạnh hoá hoạt động TD, chi nhánh đã tập trung vào việc xử lý nợ có khả năng mất vốn. Đến thời điểm 31/12/2007 Chi nhánh đã xử lý được 57 tỷ quy VNĐ. Điều này cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc cải thiện tình hình tài chính của mình.

tài chính, uy tín, hình ảnh của mỗi ngân hàng. Chi nhánh mới được chuyển sang chi nhánh cấp 1 và NHNT đang trong quá trình công nghệ hoá hoạt động cho nên TSCĐ chưa được khấu hao nhiều và chiếm 0.84 % TTS. Trong đó đầu tư lớn nhất phải kể đến là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Công Nghệ tạo nên cơ sở vững chắc đảm bảo khả năng cho VCB triển khai các ứng dụng NH hiện đại..

Qua khảo sát công tác phân tích BCTC cơ cấu TS của VCB Thăng Long ta thấy:

Nhà quản trị NH đã phân tích tương đối toàn diện và rõ nét vể hoạt động sử dụng vốn của mình, từ đó đưa ra được bức tranh toàn cảnh về tình hình TS của NH. Để phân tích các nhà quản trị đã sử dụng chủ yếu phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và áp dụng một cách linh hoạt các chỉ tiêu phân tích sao cho phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của NH. Từ đó có thể đánh giá một cách tổng quát, toàn diện và hợp lý cơ cấu tài sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích bctc tại nhnt thăng long (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w