CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích Báo Cáo Tài Chính tại NHNT Thăng Long 47
3.3.1 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước:
Thứ nhất. Tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán trong Ngân hàng.
Trong thời gian qua Bộ Tài Chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo đó, các chuẩn mực kế toán VN dần tiến đến với chuẩn mực kế toán quốc tế. NHNN đã ban hành nhiều quyết định chỉnh
sửa bổ sung chế độ kế toán cho phù hợp với chuẩn mực kế toán. Tuy vậy, trên thế giới đã và đang có nhiều thay đổi tối ưu hơn, để phù hợp với chuẩn mực kế toán Quốc tế trước thềm hội nhập, kế toán VN cần tiếp tục được cập nhật và hoàn thiện hơn.
Thứ Hai. NHNN nên sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC và hướng dẫn các phương pháp phân tích sao cho vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện hiện nay đối với các NHTM. Kết hợp với công tác kiểm tra kiểm soát kế toán, nâng cao chất lượng của công tác kiểm toán nhằm đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các số liệu kế toán, tính chuẩn mực chung của các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó còn tổ chức các khoá đào tạo bổ sung, nâng cao kỹ năng phân tích BCTC và những thay đổi trên thê giới cho các nhà quản trị kinh doanh NH để phân tích BCTC có thể phát huy một cách có hiệu quả.
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNT Thăng Long:
Thứ nhất. Nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy cần thiết của các thông tin, các chỉ tiêu tài chính. Xây dựng một cơ sở dữ liệu về văn bản, quy định về kế toán, tài chính để thuận lợi cho việc tra cứu. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng TD phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của NH. Từ đó xây dựng chính sách dự phòng của NH để NH có thể sớm hoà nhập vào quy trình quản lý dự phòng chung với các NH khác.
Thứ hai. Nâng cao trình độ phân tích BCTC cho các nhà quản trị NH. Vì có những thay đổi trong BCTC của NH cho nên cần có hình thức phổ biến và đào tạo, hướng dẫn về những khoản mục mới trọng yếu để có thể phù hợp giữa lý luận và thực tiển, giúp các nhà quản trị nhìn nhận vấn
đề một cách tổng quát hơn, phù hợp giữa trình độ của nhà quản trị và đổi tượng bị quản trị.
Thứ tư. Cần ứng dụng tin học vào công tác phân tích, đánh giá hoạt dộng kinh doanh NH. Các chỉ tiêu kinh tế là nhứng hàm với nhiều biến số tác động. Vì thể để có thể phân tích, đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhiều nhân tố thì phải sử dụng khoa học kỹ thuật hỗ trờ, giúp công việc của nhà phân tích đơn giản hơn nhưng hiệu quả hơn, có thể xem xét được nhiều biến cố phức tạp tác động như thế nào đến các chỉ tiêu tài chính. Từ đó nhà phân tích có thể đưa ra những thông tin chính xác, giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định tối ưu.
KẾT LUẬN
Một lần nữa, chúng ta cần khẳng định vai trò to lớn của công tác phân tích báo cáo tài chính trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, trong việc giám sát của Ngân Hàng Nhà Nước đối với các ngân hàng thương mại thông qua các chỉ tiêu tài chính. Và, hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính là vấn đề quan trọng mà các nhà lãnh đạo ngân hàng nên chú ý quan tâm, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và nguồn lực là khan hiếm.
Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập với nền kinh tế thế giới, tham gia rất nhiều tổ chức khu vực cũng như các tổ chức quốc tế. Điều này mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra rất nhiều thách thức to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế nước nhà. Với phương châm “phát huy sức mạnh từ nội lực”, ngành Ngân hàng nước ta cần phải phát triển công tác quản trị NH, quản trị rủi ro. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính. Có như vậy, Việt Nam mới có thể nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Qua việc phân tích thực trạng công tác phân tích BCTC tại NHNT Thăng Long, em hy vọng rằng trong thời gian tới, toàn thể cán bộ công nhân viên NH sẽ khắc phục được những khó khăn, phát huy những thuận lợi và lựa chọn được giải pháp hữu hiệu nhất để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở an toàn và hiệu quả.
CHƯƠNG 1 mỤC LỤ
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1 NHTM và các đặc trưng hoạt động: 3
1.1.1 Các hoạt động cơ bản:...3
1.1.2 Các đặc trưng của hoạt động kinh doanh NH:...5
1.2 Những vấn đề cơ bản về Phân tích BCTC của NHTM 7
1.2.1 Phương pháp và kỹ thuật phân tích:...7
1.2.2 Tài liệu:...9
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC TẠI
NHNT THĂNG LONG :...20
2.1 Đặc điểm kinh doanh của NHNT Thăng Long: 20
2.1.1 Khái quát môi trường hoạt động kinh doanh:...20
2.1.2 Khái quát quá trình hoạt động của NHNT Thăng Long:...21
2.2 Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính của NHNT chi nhánh Thăng Long: 26
2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản:...26
2.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn:...30
2.2.3 phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:...32
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
BCTC TẠI NHNT THĂNG LONG:...41
3.1 Định hướng hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại VCB Thăng Long: 41
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính tại VCB Thăng Long: 41
3.2.1 Mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn và sử dụng vốn:...42
3.2.2 phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh:...46
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích Báo Cáo Tài Chính tại NHNT Thăng Long 47
3.3.1 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước:...47