CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2. Mối liên hệ của sự hiểu biết này đến các hành vi đảm bảo an toàn thực phẩm
2.4 Không hiểu biết về an toàn thực phẩm những vẫn có hành vi thực hiện đúng . CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Xét về mối liễn hệ giữa “không hiểu biết an toàn thực phẩm – hành vi thực hiện đúng” chúng tôi nhận thấy hầu hết ở câu trả lời của các chuyên gia đều nhắc đến đối tượng trẻ em. Trẻ em, các bé nhỏ tuổi trong độ tuổi từ 0-12 tuổi là thuộc mối liên hệ này nhiều nhất.
Có thể dễ hình dung, đối tượng trẻ em từ 0-12 tuổi là độ tuổi đang tiếp nhận kiến thức xung quanh. Việc để hiểu hết kiến thức về an toàn thực phẩm ở độ tuổi này rất ít, nhất là từ 0-3 tuổi là không có. Tuy nhiên những hành vi thực hiện an toàn thực phẩm vẫn đảm bảo đúng.
Lí do chúng ta nhận ra chính là các bé có thể bắt chước hành động vệ sinh, an toàn thực phẩm của người lớn mà làm theo. Ví dụ: “Ở nhà, tôi thường rửa tay cho bé trước khi ăn, cả gia đình ngồi chung với nhau đều rửa tay trước khi ăn cho bé thấy, từ đó bé bắt chước”. (Phỏng vấn sâu, PVSCGCM19). Mặt khác, các bé trong độ tuổi này thường được người thân chỉ dạy các thao tác đảm bảo an toàn thực phẩm trước như:
rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi chơi đồ chơi, không ăn đồ ăn đã rơi dưới đất.
Nhiều gia đình còn dạy các bé cách nhặt rau (bỏ lá sâu, lá úng, nhặt rau trên dàn bếp), rửa rau đúng cách (rửa bằng nước muối loãng, rửa xối, rửa ngâm,..)
Như vậy, có thể thấy hành vi đôi khi được thực hiện trước khi có hiểu biết về an toàn thực phẩm, mà ý phân tích trên đã nêu.
Một số ý kiến khác (14/23) được nhận thấy rằng: “Kinh nghiệm chế biển bảo quản của ông bà ngày xưa là một hành vi thực hiện đúng về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm, mà khi hỏi tại sao thì họ không biết trả lời.” (Phỏng vấn sâu, PVSCGCF22)
“Má tôi có chỉ cho tôi cách lựa chọn thịt, phải nhìn vào thớ thịt phải đều, còn đàn hồi, màu sắc đỏ tương, khi chạm tay vào vẫn dính tay; tuy nhiên khi hỏi tại sao má biết thì bà chỉ bảo “bà ngoại chỉ má như vậy”. (Phỏng vấn sâu, PVSCGCF10)
Dễ thấy rằng, hành vi thực hiện an toàn thực phẩm ở đây hoàn toàn đúng so với các khuyến cáo từ chuyên gia đầu ngành thực phẩm. Nhưng câu hỏi đặt ra là: “Làm sao họ có thể thực hiện tốt như vậy mà không hoặc chưa được đào tạo?”. Tôi nhận được câu trả lời đồng nhất từ 22/23 (96%) chính là do những trải nghiệm thực tế mà họ có được, sau vài lần chọn sai thực phẩm dẫn đến hư hỏng nhanh; do cách rửa không sạch, rửa qua loa dẫn đến đau bụng, ngộ độc; do cách bảo quản không tốt làm cho thức ăn nhanh hỏng; và từ những sai phạm trên sẽ giúp hình thành trong họ một thói quen, một cách nhận thức hành vi là đúng, mà ở mỗi vùng miền, văn hóa ăn uống là riêng biệt. Một chuyên gia còn lại có nhận định trái ngược lại như sau: “Họ có kiến thức vì họ được chỉ, được dạy như thế thì họ làm theo, lâu dần thành thói quen.” (Phỏng vấn sâu, PVSCGCM19).
Như vậy, thực hiện hành vi đúng mặc dù thiếu hiểu biết về an toàn thực phẩm vẫn có thể xảy ra, Đây là mối liên hệ, cho chúng ta thấy, việc thực hành, thói quen sống, cách xử lý, chế biến, bảo quản lâu đời của thế hệ trước đã đúng và vẫn còn được áp dụng. Mặt khác, các nghiên cứu về nhận thức mối nguy, các biến đổi sau này đều được suy xét từ lý thuyết thực tiễn mà ra.
Như vậy, có bốn mối liên hệ chính liên quan đến việc hiểu biết tác động đến hành vi thực hiên về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng là: Hiểu biết về an toàn thực phẩm thì sẽ có hành vi thực hiện đúng; Hiểu biết an toàn thực phẩm nhưng vẫn có hành vi thực hiện không đúng; Không hiểu biết về an toàn thực phẩm thì dẫn đến hành vi thực hiện không đúng; Không hiều biết về an toàn thực phẩm nhưng vẫn có hành vi
thực hiện đúng. Cụ thể, mối liên hệ Hiểu biết về an toàn thực phẩm thì sẽ có hành vi đúng là quan trọng nhất, vì đây chính là thước đo cho việc phát triển nhận thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm. Hầu hết người tiêu dùng cho rằng sự hiểu biết về an toàn thực phẩm xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà ở đây công tác tập huấn, tuyên truyền luôn được đề cập đến nhiều nhất. Bên cạnh đó, nguồn thông tin ảnh hưởng tới sự hiểu biến đưa đến hành vi thực hiền chính là gia đình, bạn bè, truyền thông. Đặc biệt điều tra cho thấy còn tồn tại những khó khăn của người tiêu dùng khi mua, chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm mà hầu hết các chuyên gia đều đề cập như: khan hiếm nguồn thực phẩm an toàn, không có điều kiện về tài chính, giá thực phẩm an toàn đắt, kiến thức lựa chọn thực phẩm còn hạn chế, không có kinh nghiệm trong việc mua và nhận biết thực phẩm an toàn.