Khái niệm kiểm sát điều tra tội phạm về ma túy

Một phần của tài liệu Kiểm Sát Điều Tra Đối Với Các Vụ Án Hình Sự Về Ma Túy Theo Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ MA TÚY

1.2. Một số vấn đề lý luận về kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về ma túy

1.2.1. Khái niệm kiểm sát điều tra tội phạm về ma túy

Kiểm sát điều tra là VKS thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật toàn bộ các hoạt động xảy ra trong quá trình CQĐT và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra nhằm đảm bảo cho việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, chống bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. [14, Tr.27]

15

Từ định nghĩa trên có thể rút ra một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là quyền năng hiến định của VKSND được quy định và thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch và các văn bản pháp luật hình sự liên quan

Thứ hai, đối tượng của hoạt động kiểm sát điều tra của VKSND là các hành vi, quyết định tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các chủ thể khác có liên quan trong quá trình điều tra các vụ án hình sự.

Thứ ba, phạm vi của hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự được xác định từ khi khởi tố vụ án và kết thúc điều tra bằng bản kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền chuyển cho VKS đề nghị truy tố hoặc CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án.

Thứ tư, nội dung của KSĐT các vụ án hình sự của Viện kiểm sát là kiểm tra, giám sát trực tiếp các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác có liên quan trong quá trình điều tra các vụ án hình sự. Nếu thấy có vi phạm, VKS sẽ ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục đối với các chủ thể này

Thứ năm, KSĐT vụ án hình sự là nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

Thuật ngữ kiểm sát điều tra có trong Luật tổ chức VKSND năm 1960, Thông tư liên bộ số 427/TTLB ngày 28/6/1963 của Bộ Công an, VKSND tối cao; Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, 1990 (s a đổi, bổ sung), 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Luật tổ chức VKSND các năm 1981, 1988 (s a đổi, bổ sung), 2002, 2014; Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015; các quy chế của Ngành Kiểm sát nhân dân như: Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội

16

phạm, kiến nghị khởi tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ- VKSNDTC ngày 02/5/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao); Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao); Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm t thi, thực nghiệm Điều tra và giám định (Ban hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ-VKSNDTC ngày 02/5/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao);

Đối với kiểm sát điều tra các vụ án về ma túy thì “Kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy là Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật về hình sự, pháp luật phòng, chống ma túy đối các hoạt động xảy ra trong quá trình cơ quan có thẩm quyền điều tra các tội phạm về ma túy tiến hành các hoạt động điều tra đó được thực hiện đúng quy định của pháp luật, chống bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội”.

Mục đích của kiểm sát điều tra tội phạm về ma túy là để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan tổ chức cá nhân trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án ma túy nhằm bảo đảm cho người có thẩm quyền điều tra thực hiện đúng các quy định của pháp luật, phát hiện kịp thời những thiếu sót, vi phạm để kiến nghị yêu cầu khắc phục, s a chữa. Như vậy sẽ chống được bỏ lọt tội phạm ma túy và làm oan người không có tội.

VKSND có chức năng kiểm sát các hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền điều tra ở giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra. Hoạt động này được thể hiện qua kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm;

kiểm sát việc khởi tố vụ án; kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn;

kiểm sát trực tiếp của KSV tại nơi Điều tra viên thực hiện các hoạt động điều tra như: khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, hỏi cung bị can, đối

17

chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói... hoặc kiểm sát việc điều tra thông qua kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, nội dung, hình thức tài liệu có trong hồ sơ vụ án. VKSND còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng như: bị can, người làm chứng, Luật sư, người phiên dịch... để đảm bảo các quyền của họ, đồng thời đảm bảo cho việc điều tra vụ án về ma túy được khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật...

Một phần của tài liệu Kiểm Sát Điều Tra Đối Với Các Vụ Án Hình Sự Về Ma Túy Theo Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)