Cơ sở hình thành quy định của pháp luật về kiểm sát điều tra vụ án ma túy

Một phần của tài liệu Kiểm Sát Điều Tra Đối Với Các Vụ Án Hình Sự Về Ma Túy Theo Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ MA TÚY

1.2. Một số vấn đề lý luận về kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về ma túy

1.2.2. Cơ sở hình thành quy định của pháp luật về kiểm sát điều tra vụ án ma túy

1.2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của VKS khi kiểm sát điều tra vụ án ma túy

Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định:

“VKSND là cơ quan THQCT, kiểm sát HĐTP của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [19, Điều 2]. VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. [18, Điều 107]. Khi phát hiện có vi phạm, VKS thực hiện những biện pháp đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất. Như vậy, VKSND có hai chức năng chính là: THQCT và kiểm sát HĐTP. Trong đó, Kiểm sát HĐTP là chức năng Hiến định của VKSND, là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước nhằm giám sát các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan được giao một số hoạt động trong quá trình tố tụng như: Kiểm lâm, Hải quan, Cảnh sát biển... và của người tham gia tố tụng đảm bảo cho pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét x và thi hành án.

Trong giai đoạn điều tra vụ án, Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm

18

mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và x lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét x , thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội.

Chức năng kiểm sát điều tra của VKS là một bộ phận của kiểm sát HĐTP. KSĐT là một chức năng của VKS để kiểm tra những hoạt động tố tụng (thu thập chứng cứ, lập biên bản, tài liệu tố tụng...) của CQĐT có căn cứ và hợp pháp hay không trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc khởi tố, điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm đồng thời cũng không làm oan người vô tội. Pháp luật tố tụng hình sự quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS để bảo đảm việc x lý hình sự đối với cá nhân, pháp nhân thương mại có căn cứ và hợp pháp, tránh những sai lầm, thiếu sót trong hoạt động điều tra tất yếu sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự như truy tố, xét x oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm.

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự thì VKS có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng;

yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền x l nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.

19

5. Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:

a) Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;

b) Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;

c) Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra.

6. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.

7. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, x l nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.

8. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp ph ng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này. [20, Điều 166]

Theo quy định thì phạm vi của kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo nghĩa rộng được xác định bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra hoặc phát hiện được dấu hiệu của tội phạm cho tới khi vụ án được kết thúc điều tra. Theo nghĩa hẹp (được quy định trong BLTTHS năm 2015) thì phạm vi kiểm sát điều tra bắt đầu từ khi CQĐT khởi tố vụ án đến khi kết thúc việc điều tra (CQĐT chuyển hồ sơ đề nghị VKS truy tố hoặc khi CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án). Việc xác định như vậy thể hiện đầy đủ bản chất pháp lý của hoạt động của công tác kiểm sát điều tra vụ án hình sự của VKS, đó là kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp trong hoạt động tố tụng của cơ quan

20

tiến hành tố tụng trong điều tra vụ án hình sự. C n đối tượng kiểm sát điều tra là CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Thông qua hoạt động kiểm sát, VKS phát hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm tố tụng. Làm tốt công tác kiểm sát điều tra nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động thực hành quyền công tố được tốt hơn vì mục đích cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án hình sự là bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ, đúng pháp luật.

1.2.2.2. Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua, CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng như Viện kiểm sát đã thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về hình sự trong quá trình điều tra các tội phạm về ma túy nhằm đảm bảo x l nghiêm minh, đúng người đúng tội. Tuy nhiên, tội phạm về ma túy vẫn diễn ra hết sức phức tạp, số vụ án ma túy mới khởi tố tăng vọt, nhiều cơ quan chức năng bắt giữ vài trăm ki lô gam, thậm chí hàng tấn ma túy. Phần lớn các vụ án về ma túy bị phát hiện, bắt giữ liên quan đến các tuyến địa bàn trọng điểm về ma túy thường gắn với các tuyến huyết mạch về đường bộ, đường thủy, đường hàng không, các thành phố lớn và khu vụ biên giới. Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thúc, địa bàn. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hiện tượng xã hội làm phát sinh các tội phạm về ma túy và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy với môi trường sống dẫn đến sự phát sinh tội phạm cụ thể trong nhóm tội phạm về ma túy. [28, tr.68]

Hàng năm cơ quan chức năng đã phát hiện bắt giữ, x lý hàng chục nghìn vụ vi phạm và tội phạm về ma túy, triệt phá nhiều đường dây ma túy lớn hoạt động nhiều năm. Việc thụ l điều tra vụ án ma túy của Cơ quan điều tra ngày một tăng.

21

Mặc dù, Cơ quan điều tra và cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan nhưng do số lượng thụ điều tra vụ án ma túy quá nhiều nên xảy ra nhiều vi phạm của cơ quan điều tra như bỏ lọt tội phạm, thu thập chứng cứ không đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự...

Tội phạm về ma túy luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc trong xã hội, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với nhiều quy định để tăng cường trách nhiệm của KSV, mở rộng thẩm quyền cho KSV và tạo cơ sở hình thành chức năng kiểm sát điều tra vụ án hình sự để bảo đảm x lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội, đảm bảo cho việc thực hiện các chỉ đạo của Ban Bí thư tại Kết luận số 95-KL/TW ngày 02/4/2014 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Kiểm Sát Điều Tra Đối Với Các Vụ Án Hình Sự Về Ma Túy Theo Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)