CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT AN TOÀN CHÁY, NỔ
3.6. Sử dụng bình chữa cháy
- Thiết bị này được dùng để dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ, trong các tình huống khẩn cấp.
- Hiệu quả cao chữa cháy tại chỗ.
- Cấu tạo gồm 3 phần: thân bình, vòi phun, van áp suất trên miệng bình.
- Nhiệt độ bảo quản của bình từ -100C đến 500C.
Bình khí (MT)
Hình minh họa
Chất chữa cháy Khí CO2 nén lỏng ở nhiệt độ thấp.
Cấu tạo
Loa phun nhỏ
Không có đồng hồ đo áp
Vỏ bình rất dày, áp suất nén cao, khối lượng lớn
Nguyên lý hoạt động Tác dụng trừ đám cháy, trực tiếp khí CO2. Làm loãng nồng độ Oxy, giảm nhiệt mạnh đám cháy.
Khả năng chữa cháy Các đám cháy: A, D, C
Tác động với môi trường Không (rất ít, chất khí sẽ tan ngay sau khi sử dụng) Tác động với người Cực nguy hiểm, có thể bị bỏng lạnh.
Bảng 3.2: Một số đặc điểm và hình ảnh bình chữa cháy khí - Một số ký hiệu thường thấy trên bình chữa cháy:
+ A: Nhóm đám cháy các loại chất rắn (gỗ, vải, cao su,…).
+ B: Nhóm đám cháy các loại chất lỏng (xăng, dầu,…).
+ C: Nhóm đám cháy các loại chất khí (meetan, axêtilen,…).
+ D: Nhóm đám cháy kim loại.
+ E: Nhóm đám cháy thiết bị điện có điện áp đến 100kV.
3.6.1.2. Trình tự các bước sử dụng bình chữa cháy khí Bước 1: Đưa bình đến gần đám cháy.
Bước 2: Hướng loa phun theo góc 450.
Bước 3: Giật chốt hãm kẹp chì.
Bước 4: Hướng loa phun vào đám cháy và bóp van cho chất cháy bên trong phun ra cho đến khi hết khí trong bình.
Lưu ý: Trong quá trình phun không được đụng vào vòi chữa cháy vì có thể bị bỏng lạnh (nhiệt độ của chất chữa cháy khi phun ra là -790C).
3.6.1.3. Thực hành
- Xử lý bình chữa cháy khí khi phát hiện có đám cháy trong phòng.
3.6.1.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
- Nội dung đánh giá: sử dụng bình chữa cháy khí.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hành.
- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, kết quả lưu vào cột kiểm tra thường xuyên trong phiếu đánh giá.
3.6.2. Sử dụng bình chữa cháy bột 3.6.2.1. Đặc điểm bình chữa cháy bột
- Bình chữa cháy bột là loại bình chữa cháy thường được trang bị và sử dụng tại các doanh nghiệp, trường học,…để xử lý, dập tắt đám cháy nhỏ tại chỗ.
- Hiệu quả cao chữa cháy tại chỗ.
- Cấu tạo gồm 3 phần: thân bình, vòi phun, van áp suất trên miệng bình.
- Nhiệt độ bảo quản của bình từ -100C đến 500C.
Bình bột (MFZ)
Hình minh họa
Chất chữa cháy Bột màu trắng, khô, NaHCO3 tỷ lệ trên 80%
Cấu tạo
Loa phun lớn, vòi phun dài Có đồng hồ đo áp
Vỏ bình mỏng, áp suất vừa, khối lượng nhẹ
Nguyên lý hoạt động Tác dụng cộng với đám cháy, sinh khí CO2, kìm hãm nguồn cấp ngọn lửa.
Khả năng chữa cháy Các đám cháy: A, B, C, D, … Tác động với môi trường Có, để lại bột NaHCO3 Tác động với người Ít gây nguy hiểm nhiều
Bảng 3.3: Một số đặc điểm và hình ảnh bình chữa cháy bột 3.6.2.2. Trình tự các bước sử dụng bình chữa cháy bột
Bước 1: Vừa đưa bình đến gần đám cháy vừa lắc xóc bình 3-4 lần.
Bước 2: Giật chốt hãm kẹp chì.
Bước 3: Hướng vòi phun theo hướng gió vào đám cháy.
Bước 4: Bóp van cho chất cháy bên trong phun ra.
Bước 5: Khi lửa yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
3.6.2.3. Thực hành
- Xử lý tình huống khi phát hiện có đám cháy trong phòng.
3.6.2.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
- Nội dung đánh giá: Thực hiện các bước xử lý khi xảy ra cháy.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hành.
- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, kết quả lưu vào cột kiểm tra thường xuyên trong phiếu đánh giá.
3.7. Cấp cứu tai nạn do cháy nổ gây ra
Trong các tai nạn do cháy nổ gây ra, nạn nhân có thể gặp phải rất nhiều loại chấn thương với tính chất, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Gây tổn thương tới bộ phận trên cơ thể từ mất máu, gãy xương, bỏng, ngừng hô hấp tuần hoàn, nghiêm trọng hơn là tử vong.
3.7.1. Chấn thương gây gãy xương 3.7.1.1. Biểu hiện
- Là tình trạng chấn thương gây mất tính liên tục của xương, biểu hiện có thể chỉ ở một vết rạn cho đến sự gãy hoàn toàn của xương.
- Khi xương bị gãy, dấu hiệu điển hình là đau ở vùng gãy, đau hơn khi sờ ấn hoặc cử động, giảm hoặc không thể cử động chỗ bị thương, kèm theo sưng nề, chảy máu ra ngoài hoặc chảy máu trong thể hiện vùng bị chấn thương có bầm tím, sưng nề dần. Nếu gãy xương hở, đầu xương có thể đâm thủng da.
- Khi nhận biết có dấu hiệu gãy xương, việc xử trí theo 2 nguyên tắc cơ bản là cầm máu bên ngoài, bất động và giảm đau.
3.7.1.2. Trình tự thực hiện - Bước 1:Cầm máu:
+ Khi gãy xương hở, không được rửa mà chỉ lau xung quanh vết thương, bôi thuốc sát trùng và băng ép vô khuẩn.
+ Tuyệt đối không ấn đầu xương gãy vào trong.
-Bước 2:Bất động:
+ Cần cố định tạm thời bộ phận bị gãy. Tránh làm xương dịch chuyển, xương dịch chuyển có thể làm tổn thương thêm về mạch máu, thần kinh, cơ.
+ Có thể dùng các loại nẹp tự tạo từ gỗ, tre, đòn gánh để cố định vùng xương gãy. Nếu gãy xương ở gần các khớp, phải cố định cả khớp; chẳng hạn gãy xương đùi cần cố định các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân; với xương cẳng chân cần cố định khớp gối, khớp cổ chân; gãy xương cẳng tay cần cố định khớp khuỷu và khớp cổ tay.
Hình 3.5: Sơ cứu gãy xương cẳng tay
-Bước 3: Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Có thể dùng xe máy chở nạn nhân gãy xương chi ở tư thế ngồi. Tuy nhiên trong trường hợp gãy xương cột sống hay xương đùi cần vận chuyển trên cáng nằm.
- Bước 4: Trong quá trình vận chuyển, người bệnh cần được giảm đau bằng các thuốc giảm đau. Ngoài ra người bệnh có thể được truyền dịch, thở ôxy hỗ trợ nếu có kèm nhiều thương tổn, có sốc, mất máu.
3.7.1.3. Thực hành
- Sơ cứu nạn nhân bị gãy xương.
3.7.1.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập - Nội dung đánh giá: sơ cứu.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hành.
- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, kết quả lưu vào cột kiểm tra thường xuyên trong phiếu đánh giá.
3.7.2.Chấn thương gây ngừng hô hấp - tuần hoàn 3.7.2.1. Biểu hiện
- Là tình trạng chấn thương khiến nạn nhân không thở được và mạch không đập. Ở mức độ nhẹ thì gây ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp, tuần hoàn, mức độ nặng có thể gây tử vong.
- Khi phát hiện bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn thì phải tiến hành cấp cứu ngay gồm 3 động tác phải làm theo thứ tự: ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo hay thổi ngạt.
- Trường hợp nạn nhân bị dị vật vướng vào cần tiến hành giải phóng đường thở cho bệnh nhân theo trình tự dưới đây.
3.7.2.2. Trình tự thực hiện
+ Bước 1:Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, đầu và cổ ở tư thế ưỡn tối đa, mặt quay về một bên.
+ Bước 2: Dùng tay mở miệng bệnh nhân ra, dùng các ngón tay móc sạch đờm dãi và dị vật nếu như có thể lấy được.
Với các dị vật ở sâu và khó lấy, không nên cố lấy dị vật mà nên áp dụng nghiệm pháp Heimlich để làm bật các dị vật đường thở ra ngoài:
Người cấp cứu ôm sốc nạn nhân lên từ phía sau, một bàn tay thu lại thành nắm đặt ngay dưới mũi ức của nạn nhân, bàn tay thứ 2 đặt chồng lên bàn tay thứ nhất, ôm sốc bệnh nhân lên sao cho nắm tay thúc mạnh vào thượng vị hướng về phía lồng ngực của bệnh nhân.
Nếu nạn nhân quá to lớn không thể sốc lên được thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, người cấp cứu ngồi cưỡi trên người nạn nhân, hai bàn tay đặt chồng lên nhau trên vùng thượng vị của nạn nhân thúc mạnh về phía ngực.
+ Bước 3:Thực hiệnép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo hay thổi ngạt.
Hình 3.6: Sơ cứu giải phóng đường thở 3.7.2.3. Thực hành
- Sơ cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp, ngừng thở.
3.7.2.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập - Nội dung đánh giá: sơ cứu.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hành.
- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, kết quả lưu vào cột kiểm tra thường xuyên trong phiếu đánh giá.
3.7.3. Chấn thương gây chảy máu 3.7.3.1. Biểu hiện
- Là tình trạng chấn thương khiến nạn nhân chảy máu ra ngoài cơ thể như bị rách da, thịt hay chấn thương phần mềm… Chảy máu nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất nặng nhẹ của vết thương hay vị trí của vết thương.
- Khi bị chấn thương này thường thấy những dấu hiệu sau: rách hoặc dập nát da, phần mềm; máu chảy từ vết thương ra ngoài da... Dấu hiệu toàn thân: vã mồ hôi, lạnh run, da xanh tái. Vết thương gây chảy máu, nếu mất máu nhiều sẽ dẫn đến choáng/sốc, bất tỉnh, tử vong.
3.7.3.2. Trình tự thực hiện
- Nếu gặp vết thương đang chảy máu không có dị vật, ta tiến hành sơ cứu như sau:
+ Bước 1:Mang găng tay hoặc túi nilon sạch khi sơ cứu để tránh lây bệnh truyền nhiễm từ nạn nhân.
Không nên cố rút dị vật tại chỗ, việc này sẽ được làm tại cơ sở y tế. Lúc này dị vật có vai trò cầm máu cho vết thương.
+ Bước 2:Dùng tay ép chặt hai mép vết thương. Chèn băng, gạc quanh dị vật cho cố định. Lưu ý không băng trùm lên dị vật.
+ Bước 3:Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.
- Đối với vết thương chảy máu không có dị vật, cần:
+ Bước 1:Dùng gạc hoặc vải sạch ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu rồi băng lại. Nên xử trí tại chỗ để cầm máu cho bệnh nhân, không nhất thiết phải vận chuyển đến vị trí thuận lợi hơn trừ trường hợp hiện trường quá bẩn, không an toàn.
+ Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân và ủ ấm.
+ Bước 3: Thường xuyên kiểm tra phía dưới vị trí băng để xem vùng đó có bị tím tái do thiếu máu nuôi dưỡng không để nới băng cho phù hợp. Nếu thấy máu chảy thấm ra ngoài thì dùng băng khác chồng lên.
- Với vết thương chảy máu dập nát hay đứt chi:
+ Bước 1:Bọc kín phần chi đứt rời này bằng khăn sạch vô trùng, đồng thời đắp nước muối làm ẩm và để tất cả vào túi nylon vô trùng, sau đó bảo quản trong thùng đá, tránh để trực tiếp vào đá. Nếu bảo quản đúng nguyên tắc thì chi bị đứt rời sau 18-20 tiếng đồng hồ vẫn có thể dùng nối lại được.
+ Bước 2:Vết thương đứt lìa chi thì chắc chắn là có tổn thương mạch máu, cần cầm máu sớm bằng cách làm garo cầm máu, cần quấn thật chặt ở vị trí trên vết thương 3-5 cm. Có thể dùng vải sạch làm garo nếu không có sẵn dụng cụ y tế.
+ Bước 3: Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.
+ Bước 4:Cứ 15 phút hoặc khi thấy vùng dưới chỗ garo có dấu hiệu tím tái thì nới lỏng garo vài giây rồi xoắn chặt lại.
Cần giữ ấm và để nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp, phần cơ thể có vết thương ở cao .
Khi đưa đến bệnh viện, nên để bệnh nhân ở tư thế nằm, không dùng xe máy.
3.7.3.3. Thực hành
- Sơ cứu nạn nhân bị chảy máu.
- Sơ cứu nạn nhân bị vật nhọn đâm vào tay.
3.7.3.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập - Nội dung đánh giá: sơ cứu.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hành.
- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, kết quả lưu vào cột kiểm tra thường xuyên trong phiếu đánh giá.
3.7.4. Chấn thương gây bong gân, trật khớp 3.7.4.1. Trình tự thực hiện
-Các bước sơ cứu bong gân như sau:
+Bước 1:Hạn chế cử động chỗ bong gân.
+Bước 2:Băng, ép nhẹ vùng bong gân.
+ Bước 3: Chườm đá vùng tổn thương
+Bước 4:Sau khi băng hỏi nạn nhân có tê các đầu chi không để điều chỉnh độ mở của băng phù hợp. Cần quan sát xem các đầu chi có tái nhợt không. Nếu có thì băng lỏng hơn.
+Bước 5:Tập cho nạn nhân vận động ngay sau khi bớt đau. Trường hợp nặng cần đến bệnh viện để xử lý.
-Đối với tai nạn trật khớp:
+Bước 1:Không cử động khớp bị trật.
+ Bước 2:Chườm lạnh vùng tổn thương.
+Bước 3:Cố định khớp tư thế mà khớp đang ở vị trí sai lệch.
+Bước 4:Trật khớp vùng tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính thân người làm trụ.
+Bước 5:Vật cố định nâng đỡ cho tay.
+Bước 6:Đưa nạn nhân đến bệnh viện.
3.7.4.3. Thực hành
- Sơ cứu nạn nhân bị bong gân.
- Sơ cứu nạn nhân bị trật khớp.
3.7.4.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập - Nội dung đánh giá: sơ cứu.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hành.
- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, kết quả lưu vào cột kiểm tra thường xuyên trong phiếu đánh giá.
3.7.5.Chấn thương gây bỏng 3.7.5.1. Biểu hiện
Là tình trạng chấn thương gây ra thương tích đối với da hoặc mô hữu cơ khác do nhiệt, hóa chất, bức xạ, phóng xạ…
Tiến hành sơ cứu nạn nhân bị bỏng theo thứ tự ưu tiên: Nếu nạn nhân có vấn đề về đường thở, chấn thương cột sống, chảy máu cần phải tiến hành xử trí trước.
Công tác sơ cứu cần tiến hành tuần tự các bước dưới đây.
3.7.5.2. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt như dập lửa, cởi bỏ quần áo đang cháy hoặc ngấm nước sôi, tách nạn nhân khỏi vật nóng...
- Bước 2: Làm mát vùng bỏng bằng nước sạch. Nguyên tắc là làm mát da vùng bỏng càng sớm càng tốt tuy nhiên cũng cần chú ý không dùng đá trực tiếp hoặc nước đá để làm ngâm hoặc chườm, khi thực hiện cần hết sức nhẹ nhàng để tránh đau, tránh làm vỡ các nốt phỏng sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
- Bước 3:Cho nạn nhân uống bù nước nếu còn tỉnh.
Trong thời tiết lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể nạn nhân, nói chuyện động viên nạn nhân nếu họ tỉnh táo, giúp bệnh nhân đỡ hoảng loạn, giảm cảm giác đau đớn, phần nào tránh được trạng thái sốc.
- Bước 4:Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
3.7.5.3. Thực hành
- Sơ cứu nạn nhân bị bỏng.
3.7.5.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập - Nội dung đánh giá: sơ cứu.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hành.
- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, kết quả lưu vào cột kiểm tra thường xuyên trong phiếu đánh giá.