Băng bó vết thương thường gặp

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn lao động (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳngTrung cấp) (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT AN TOÀN CHÁY, NỔ

3.8. Băng bó vết thương thường gặp

* Mục đích

Che kín vết thương, hạn chế vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng và góp phần vào việc làm vết thương mau lành. Băng vết thương còn có tác dụng cầm máu, giảm đau.

* Nguyên tắc thực hiện + Băng kín vết thương.

+ Băng đủ chặt, không để băng lỏng để gây chảy máu hoặc tuột băng trong quá trình vận chuyển. Không buộc chặt quá sẽ gây rối loạn tuần hoàn máu.

+ Không làm làm bẩn vết thương trong quá trình băng.

+ Băng sớm mất ít máu, giảm đau và tránh ô nhiễm vết thương.

* Các loại băng - Băng cá nhân

- Băng cuộn: chiều dài 4 – 5m, rộng 6 – 8cm.

- Băng tam giác: Là loại băng làm bằng vải mềm hình tam giác có đính thêm dải ở 3 góc, băng có kích thước đa dạng, dể sử dụng, thường có kích thước như sau: đáy tam giác 1m, chiều cao 0,5m, dải ở 3 góc.

3.8.2. Băng bó bằng băng cuộn và băng cá nhân 3.8.2.1. Băng vòng xoắn

Băng vòng xoắn là đưa cuộn băng đi nhiều vòng từ dưới lên trên theo hình xoắn chiếc lò xo hoặc như hình con rắn quấn quanh thân cây. Kiểu băng này thường được áp dụng ở đoạn chi trên, chi dưới, vùng ngực bụng. Các vòng băng phải quấn đều nhau và xiết tương đối chặt.

* Trình tự thực hiện

+ Bước 1:Đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương (sau khi đã đặt gạc phủ kín miệng vết thương ) tay trái quay đầu cuộn băng ,tay phải giữ cuộn băng ngửa lên phía trên .

+ Bước 2:Đặt 2-3 đầu tiên quấn đè lên nhau để giữ chặt đầu băng,cuộn nhiều cuộn băng từ dưới lên trên ,vòng băng sau đè lên khoảng 2/3 vòng băng trước cho đến khi vết thương được phủ kín .

+ Bước 3:Đầu cuối của băng được cố định cho thật chặt bằng cách dùng kim hoặc xẻ đôi đầu cuộn băng đó buộc chặt vừa phải ở phía đầu vết thương.

3.8.2.2. Băng số 8

Là kiểu băng đưa cuộn băng vòng theo hình số 8. Có thể áp dụng để băng tất cả các vết thương trên cơ thể từ chỗ đơn giản đến phực tạp nhưng phù hợp nhất với những vết thương ở vùng vai, cẳng tay, gót chân, đùi, cẳng chân…vì giúp nạn nhân cử động dễ dàng hơn.

* Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Băng 2-3 vòng đầu đè lên nhau để cố định đầu băng.

+ Bước 2: Băng nhiều vòng theo hình số 8, vòng băng sau đè lên vòng băng trước 2/3 chiều ngang của băng.

+ Bước 3: Băng kín vết thương rồi buộc cố định đầu còn lại của cuộn băng.

3.8.2.3. Băng xoắn ốc

Kiểu này gần giống như kiểu băng vòng xoắn nhưng vòng sau đè lên vòng trước 1/2 hay 2/3. Áp dụng băng ở những chỗ bắp thịt đều nhau như cánh tay, ngón tay.

* Trình tự thực hiện

+ Bước 1:Quấn 2 vòng đề cố định gạc.

+ Bước 2:Cho đường băng quần vòng theo hướng đi lên, khi che kín toàn bộ vết thương thì buộc băng lại.

+ Bước 3:Kiểm tra.

3.8.2.4. Băng chữ nhân

Kiểu băng này khá giống như băng xoáy ốc nhưng ở mỗi vòng băng, bạn phải lặp lại thêm một vòng gấp lại. Được áp dụng để băng vết thương ở những phần gập như khuỷu tay, khuỷu chân.

* Trình tự thực hiện

+ Bước 1:Cố định gạc, quấn một vòng xoáy, ngón cái tay trái đè lên chỗ định gấp giữ chặt vòng băng.

+ Bước 2:Nới dài cuộn băng khoảng 15cm, tay phải lật băng kéo xuống dưới và gấp lại.

+ Bước 3:Quấn chặt chỗ băng, kết thúc với hai vòng tròn và cố định bằng ghim hoặc buộc ở đầu vết thương.

3.8.2.5. Băng hồi quy

Còn được gọi là băng vòng gấp lại. Kiểu băng này thường được dùng để băng ở đầu, đầu các ngón tay, ngón chân, đầu các mỏm cụt,…

* Trình tự thực hiện

+Bước 1:băng hai vòng tròn. Sau đó, lật đường băng, băng từ trước ra sau, rồi lật băng từ sau ra trước (mỗi vòng đều trở về chỗ bắt đầu) cho đến khi phủ kín vết thương cần băng.

+ Bước 2:Các đường băng theo thứ tự: đường thứ nhất ở giữa, các đường sau tỏa dần ra hai bên theo kiểu rẻ quạt.

+ Bước 3:Kết thúc vòng tròn ở chân mối băng rẻ quạt.

Tùy theo mỗi vết thương và vị trí bị thương trên cơ thể mà áp dụng cách băng phù hợp để việc băng bó được diễn ra nhanh nhất và thoải mái nhất.

3.8.3. Thực hành

- Băng bó cho nạn nhân theo các phương pháp trên.

3.8.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập - Nội dung đánh giá: thực hiện băng bó.

- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hành.

- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, kết quả lưu vào cột kiểm tra thường xuyên trong phiếu đánh giá.

Hình 3.7: Các kiểu băng vết thương cơ bản

Hình 3.8: Kỹ thuật băng bó cho 1 số bộ phận cơ thể người

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 1. Phân biệt bình chữa cháy bột và khí.

2. Thực hành sử dụng bình chữa cháy bột và khí.

3. Trình bày các nguyên nhân gây cháy, nổ.

4. Trình bày và giải thích các phương pháp phòng chống cháy, nổ.

5. Liệt kê các phương tiện chữa cháy thường được sử dụng.

6. Thực hành xử lý sơ cứu đối với các nạn nhân bị chấn thương sau khi thoát khỏi đám cháy, nổ.

7. Thực hành băng bó vết thương ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

8. Thực hành xử lý khi có cháy.

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn lao động (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳngTrung cấp) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w