4.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm 4.1.1. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT ở trường MN đã được đề xuất, qua đó kiểm chứng giả thuyết khoa học của nghiên cứu
4.1.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm
- Đối tượng: 54 trẻ nhóm TN ở 2 lớp, 54 trẻ nhóm ĐC ở 2 lớp thuộc 02 trường MN.
-Thời gian: Từ tháng 9/2019 đến tháng 04/2020.
- Địa điểm: 02 trường MN trên địa bàn TP Đà Nẵng (Trường MN Họa Mi và trường MN Tuổi Thơ thuộc Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng).
4.1.3. Nội dung và yêu cầu thực nghiệm 4.1.3.1. Nội dung thực nghiệm
- Với nhóm TN: thực nghiệm áp dụng các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT đã được đề xuất. Nội dung thực nghiệm vận dụng đồng bộ các biện pháp đã đề xuất, tuy nhiên hoạt động vẫn đảm bảo đúng chương trình hiện hành.
- Với nhóm ĐC: thực hiện những nội dung và hoạt động giáo dục trong Chương trình GDMN hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà không theo cách thức tổ chức hoạt động chơi như trong nghiên cứu này đề xuất.
4.1.3.2. Yêu cầu thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan của kết quả thực nghiệm, chúng tôi lựa chọn như sau:
-Trẻ nhóm TN và nhóm ĐC tương đồng nhau về sự phát triển. Tỉ lệ nam, nữ trong mỗi nhóm và mức độ KNQS của 2 lớp TN và 2 lớp ĐC là tương đương nhau
- GV của nhóm TN và nhóm ĐC đều có trình độ đạt chuẩn; có thâm niên trong nghề từ 05 năm trở lên.
- Mỗi lớp đều có 02 GV phụ trách và thực hiện theo Chương trình GDMN hiện hành.
- Cơ sở vật chất, đồ chơi ở lớp học tương đối đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.1.4. Tiến trình thực nghiệm
Quá trình TN được chúng tôi tiến hành trong 3 giai đoạn, cụ thể các giai đoạn như sau:
4.1.4.1. Giai đoạn trước TN được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Xây dựng các tiêu chí và thang đánh giá mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5 - 6 tuổi (Sử dụng tiêu chí và thang đánh giá mức độ phát triển TCTL của trẻ 5 - 6 tuổi đã xây dựng ở Chương 2).
Bước 2: Sử dụng 5 bài tập đo đầu vào để chọn mẫu TN và ĐC sao cho hai nhóm
này tương đương nhau về kết quả đo mức độ biểu hiện KNQS (phụ lục 4).
Bước 3: Xây dựng chương trình tổ chức TN. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong tuần để tiến hành giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT cho nhóm TN (phụ lục 5). Chuẩn bị cơ sở vật chất: đồ chơi và các trang thiết bị phục vụ TN.
Bước 4: Lựa chọn và bồi dưỡng chuyên môn cho GV TN. Lựa chọn GV tương đương về trình độ đào tạo, đều là GV nhiệt tình, yêu trẻ. Tổ chức bồi dưỡng cho GV nhóm TN các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua TCHT đã đề xuất.
4.1.4.2. Giai đoạn tiến hành TN sư phạm
Ở nhóm TN được tiến hành áp dụng các biện pháp giáo dục KNQS đã đề xuất. Các TCHT được lựa chọn để TN thể hiện rõ được biểu hiện KNQS của trẻ song vẫn đảm bảo được chương trình. Nhóm ĐC vẫn triển khai các hoạt động giáo dục thông thường và không áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong luận án.
4.1.4.3. Giai đoạn đánh giá kết quả TN: Sử dụng phần mềm SPSS, phần mềm Excel để xử lí số liệu và kiểm chứng độ tin cậy.
4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm
Trong quá trình TN, sử dụng tiêu chí và thang đánh giá TN như đã nêu ở mục 2.1.5 4.1.6. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được đánh giá bằng cách: dự giờ, QS, ghi chép các biểu hiện KNQS của trẻ khi trẻ chơi TCHT và dùng bài tập đo (xem phụ lục 6) để kiểm tra mức độ biểu hiện KNQS của trẻ trước và sau TN.
Cách thu thập và xử lí thông tin: Tiến hành đo mức độ biểu hiện KNQS của trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC qua 5 bài tập đo đầu vào và 5 bài tập đo đầu ra với nội dung giống nhau, theo tiêu chí và thang đánh giá đã được xây dựng ở mục 2.6. Phiếu đánh giá mức độ biểu hiện KNQS của trẻ qua các bài tập đo được trình bày ở phụ lục 4. Mỗi loại bài tập đều được thực hiện với các phương tiện QS là phiếu bài tập, biên bản, đồng hồ bấm giây và máy ảnh. Trước khi nêu nhiệm vụ, trẻ sẽ được đưa đến nơi tĩnh lặng và thoáng mát, mối lượt đo 5 trẻ, mỗi trẻ bố trí ngồi 1 bàn riêng. Sau đó người khảo sát sẽ trò chuyện với trẻ để tạo sự gần gũi và thân mật, nhằm tránh gây sự căng thẳng, mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng của buổi khảo sát. Khi trẻ thực hiện nhiệm vụ, người khảo sát chụp hình và quay video để làm tư liệu nghiên cứu.
+ Sử dụng phần mềm Excel, phần mềm SPSS để đánh giá hiệu quả việc sử dụng các biện pháp giáo dục KNQS cho trẻ MG 5-6 tuổi qua TCHT, cũng như so sánh sự khác biệt kết quả mức độ KNQS của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau TN.
4.2. Kết quả thực nghiệm
4.2.1. Kỹ năng QS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước thực nghiệm
4.2.1.1. Biểu hiện kỹ năng QS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
Kết quả đo đầu vào mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5 - 6 tuổi thu được:
Bảng 4.1. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm TN và ĐC trước TN
Nhóm Số
trẻ
Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5 – 6 tuổi trước TN
𝑿̅ Sd
Rất thấp Thấp Trung
bình Cao Rất
Cao
SL % SL % SL % SL % SL %
ĐC 54 21 38.9 22 40.7 10 18.5 1 1.9 0 0 10.09 3.113
TN 54 24 44.4 21 38.9 8 14.8 1 1.9 0 0 9.61 3.080
Biểu đồ 4.1. So sánh mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở hai nhóm TN và ĐC trước TN
Kết quả được thể hiện ở trên cho ta thấy mức độ biểu hiện KNQScủa trẻ MG 5 – 6 tuổi khi thực hiện các bài tập QS ở hai nhóm là chưa cao và tương đương nhau. Chủ yếu tập trung ở mức thấp và rất thấp. Số trẻ đạt mức độ rất cao của cả hai nhóm đều không có trẻ nào. Mức cao ở cả hai nhóm chỉ có 1 trẻ ở nhóm TN và 1 trẻ ở nhóm ĐC. Đa số trẻ ở cả hai nhóm đều đạt mức độ TB, Thấp và rất thấp (Nhóm ĐC: TB 10 trẻ chiếm tỉ lệ 18.5%, Thấp 22 trẻ chiếm tỉ lệ 42.6%, rất thấp là 21 trẻ chiếm 38.9%. Nhóm TN: TB 8 trẻ chiếm tỉ lệ 14.5%, Thấp là 21 trẻ chiếm 38.9%, Rất thấp là 24 trẻ chiếm 44.4%). Kết quả trên cho thấy trước thực nghiệm biểu hiện KNQS của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC còn thấp.
*Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trước TN
Trước khi đi vào kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm, nhóm TN và ĐC phải thỏa mãn các điều kiện sau: Kích cỡ 2 nhóm TN và ĐC phải bằng nhau: Nhóm TN và ĐC đều là 54. Chênh lệch giữa các giá trị của 2 mẫu phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để xem như xấp xỉ phân phối chuẩn. Kiểm tra phân phối chuẩn nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm:
* Kiểm tra phân phối chuẩn nhóm ĐC trước thực nghiệm
Kết quả phân tích cho thấy trị trung bình (mean) = 10.09, trung vị (median) =10.00 và độ xiên (skewneQS) = 0,252. Trong phân phối này, trị số trung bình và trung vị gần
bằng nhau và độ xiên dao động từ -1 đến +1, vì vậy được coi như có phân phối chuẩn. Thật vậy xem biểu đồ 4.2 phân phối với đường cong chuần có dạng hình chuông, có trị trung bình là 10.09 và số liệu phân phối khá đều 2 bên.
Biểu đồ 4.2. Điểm trung bình của nhóm ĐC trước thực nghiệm.
* Kiểm định phân phối chuẩn Tests of Normality của nhóm ĐC trước TN
Bảng 4.2. Kiểm định phân phối chuẩn Tests of Normality của 2 nhóm trước TN Tests of Normality
Kolmogorov-Smirnova Shapiro-Wilk
Statistic df Sig. Statistic df Sig.
ĐC .067 54 .200* .978 54 .431
TN .076 54 .200* .969 54 .181
Biểu đồ 4.3. Điểm trung bình của nhóm ĐC trước TN
Vì cỡ mẫu 54 (lớn hơn 50), dùng kiểm định Kolmogorov-Smirnova với Sig.= 0,200 (lớn hơn 0,05). Xem biểu đồ 4.3 Normal Q-Q Plot, các trị số QS và trị số mong đợi đều nằm gần trên đường chéo. Chứng tỏ phân phối này là phân phối chuẩn.
* Kiểm tra phân phối chuẩn nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
Kết quả phân tích cho thấy trị trung bình (mean) = 9.61, trung vị (media) = 9.60 và độ xiên (skewneQS) = 0,309.
Trong phân phối này, trị số trung bình và trung vị gần bằng nhau và độ xiên dao động từ -1 đến +1, vì vậy được coi như có phân phối chuẩn. Thật vậy xem biểu đồ (hình 4.4) phân phối với đường cong chuần có dạng hình chuông, có trị trung bình là 9.61 và số liệu phân phối khá đều 2 bên.
Biểu đồ 4.4. Điểm trung bình nhóm TN trước TN
* Kiểm định phân phối chuẩn Tests of Normality của nhóm TN trước TN
Kết quả bảng 4.2 cho thấy cỡ mẫu N= 54 (lớn hơn 50), dùng kiểm định Kolmogorov-Smirnova với Sig. = 0.200 (lớn hơn 0.05). Xem biểu đồ 4.5. Normal Q-Q Plot bên dưới, các trị số QS và trị số mong đợi đều nằm gần trên đường chéo. Chứng tỏ phân phối này là phân phối chuẩn.
Biểu đồ 4.5. Điểm trung bình nhóm TN trước thực nghiệm
*Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trước TN
+ Đặt giả thuyết Ho: “Điểm trung bình kiểm tra đầu vào giữa hai nhóm TN và ĐC là như nhau”.
+Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trước TN:
Bảng 4.3. Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm TN và ĐC trước TN
Nhóm N Mean Std. Deviation T Sig.
TN 54 9.61 3.080 .814 .417
ĐC 54 10.09 3.113
Với kiểm định T- test, giá trị trung bình (Mean) của nhóm ĐC là 10.09 và nhóm TN là 9.61, cho thấy mức độ biểu hiện KNQScủa trẻ ở cả hai nhóm là tương đối thấp và đồng đều nhau. Dựa vào kiểm định T - test trước thực nghiệm giữa 2 nhóm TN và ĐC là 0.814, hệ số Sig là 0.417 > 0.05, điều này có nghĩa chấp nhận giả thuyết Ho, tức là không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa hai nhóm TN và ĐC trước TN.
Kết quả khảo sát trước TN cho thấy: trước TN, mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua TCHT ở cả hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, tập trung chủ yếu ở mức Thấp và rất thấp. Phần lớn những trẻ này khi QS thường chưa có Sự tập trung chú ý khi QS, dễ bị ngoại cảnh và các dấu hiệu của đối tượng (tên gọi, màu sắc, kích thước…) chi phối, chưa sử dụng nhiều giác quan để khảo sát đối tượng, chưa nhận biết và diễn đạt rõ ràng được dấu hiệu đặc trưng của đối tượng. Điều này chứng tỏ bên cạnh những khó khăn như lớp học đông trẻ hay các trang thiết bị, đồ chơi thiếu thốn chưa được đầu tư sưu tầm…thì điều quan trọng là việc tổ chức TCHT trong các hoạt động ở trường MN nhằm giáo dục KNQS cho trẻ ở trường MN chưa được hiệu quả cao.
4.2.1.2. Kỹ năng QS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước thực nghiệm của hai nhóm qua từng bài tập đo Bảng 4.4. Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm qua
từng bài tập đo
Bài
tập Nhóm Số
trẻ
Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở nhóm TN và ĐC trước TN qua từng dạng bài tập
đo 𝑿̅
S
Rất thấp Thấp Trung
bình Cao Rất Cao
SL % SL % SL % SL % SL %
BT 1 TN 54 23 42.6 21 38.9 9 16.7 1 1.9 0 0 9.5 3.506
ĐC 54 20 37 20 37 12 22.2 2 3.7 0 0 9.93 3.369