TRÒ CHƠI HỌC TẬP HÀNH ĐỘNG LÀM THIẾU – THỪA

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi học tập (Trang 218 - 226)

đích

- Phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ: quan sát, tìm ra mảnh ghép còn thiếu để hoàn chỉnh bức tranh.

Kích thích hứng thú, khả năng chú ý, ý chí nỗ lực thực hiện nhiệm vụ.

II. Chuẩn bị

- Các phiếu bài tập.

- Các bức tranh mẫu, các mảnh ghép rời.

- Bút màu, giỏ, rổ, thẻ số.

- Trò chơi có thể tổ chức trong hoạt động học, ở góc học tập hoặc hoạt động chiều.

III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi

Hình 3.1

Mức độ 1

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Chơi cá nhân hoặc chia nhóm chơi. Phát cho trẻ, nhóm chơi phiếu bài tập như hình 3.1.

Nhiệm vụ của trẻ là QS các phiếu bài tập thật kỹ và tìm ra 1 hoặc 2 mảnh ghép còn thiếu theo yêu cầu để hoàn chỉnh bức tranh. Nối mảnh ghép còn thiếu vào chỗ trống thích hợp.

-Luật chơi: Đội nào hoặc bạn nào hoàn thành xong nhanh nhất và đúng nhất sẽ chiến thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành các đội chơi. Dán lên bảng mỗi đội 2 phiếu bài tập như trên. Nhiệm vụ của các đội là quan sát và tìm ra 1 mảnh ghép còn thiếu, sau đó dùng bút nối mảnh ghép với vị trí trống thích hợp.

-Luật chơi: Bạn nào chơi xong sẽ chạy về đứng cuối hàng nhường lượt chơi cho bạn khác. Mỗi lượt chơi chỉ được nối 1 mảnh ghép. Đội nào ghép được nhiều mảnh ghép đúng và nhanh sẽ chiến thắng.

Mức độ 2

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Có thể chơi cá nhân và chơi nhóm. Nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm chơi là QS và tìm ra 3 -4 mảnh ghép còn thiếu để được bức tranh hoàn chỉnh. Sau đó nối các mảnh ghép vào đúng vị trí của nó trong bức tranh.

-Luật chơi: Bạn hoặc đội nào nối đúng mảnh ghép và nhanh sẽ chiến thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành 2, 3 đội chơi. Ở mỗi đội sẽ được treo nhiều bức tranh và mỗi bức tranh bị thiếu từ 3 – 4 mảnh ghép, bên dưới bảng có giỏ đựng các

mảnh ghép. Nhiệm vụ của các đội chơi là QS và tìm 1 mảnh ghép trong giỏ gắn lên vị trí còn thiếu trong tranh. Sau đó chạy về nhường lượt chơi cho bạn tiếp theo.

-Luật chơi: Mỗi lượt chơi chỉ được gắn 1 mảnh ghép. Đội nào gắn được nhiều mảnh ghép đúng và nhanh sẽ giành chiến thắng.

Mức độ 3

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Với phiếu bài tập như ở phía trên. Chơi cá nhân hoặc chơi nhóm. Mỗi bạn có 1 bức tranh bị thiếu từ 5 – 7 mảnh ghép và 1 rổ các mảnh ghép rời. Nhiệm vụ của trẻ sẽ quan sát tranh mẫu, tìm và gắn các mảnh ghép đúng vị trí còn thiếu để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh.

-Luật chơi: Bạn hoặc đội nào gắn nhanh hơn và đúng sẽ giành chiến thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội sẽ có 3 bức tranh và có 1 rổ các mảnh ghép rời bên dưới. Nhiệm vụ của các đội chơi là vượt qua chướng ngại vật, lên chọn 1 mảnh ghép rời ở rổ gắn vào đúng vị trí còn thiếu.

-Luật chơi: Mỗi lần chỉ được 1 bạn chơi, kết thúc trò chơi, đội nào gắn được nhiều mảnh ghép đúng hơn sẽ giành chiến thắng.

4. Kết thúc trò chơi:

Giáo viên cùng trẻ kiểm tra lại kết quả và tuyên dương những đội, cá nhân nào hoàn thành sớm và đúng nhất.

3.2. Trò chơi 2: Khoét lỗ I.Mục đích

- Phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ: quan sát, tìm các lỗ hổng còn thiếu để hoàn chỉnh đối tượng. Kích thích hứng thú, khả năng chú ý, ý chí nỗ lực thực hiện nhiệm vụ.

- So sánh sự giống nhau, khác nhau của các chi tiết so với mẫu.

II. Chuẩn bị

- Các phiếu bài tập.

- Các bức tranh mẫu, các chi tiết rời.

- Bút màu, giỏ, rổ, thẻ số, thẻ màu.

- Trò chơi có thể tổ chức trong hoạt động học, ở góc học tập hoặc hoạt động chiều.

III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi

Hình 3.2

Mức độ 1

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Chơi cá nhân hoặc chia nhóm chơi. Phát cho trẻ, nhóm chơi phiếu bài tập như hình 3.2.

Nhiệm vụ của trẻ là QS các phiếu bài tập thật kỹ và tìm ra từ 1 - 3 lỗ hổng còn thiếu theo yêu cầu để hoàn chỉnh bức tranh. Sau đó dùng bút màu nối các lỗ hổng vào đúng vị trí còn thiếu để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh.

-Luật chơi: Đội nào hoặc bạn nào hoàn thành xong nhanh nhất và đúng nhất sẽ chiến thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành 2, 3 đội chơi. Dán lên bảng mỗi đội 2 phiếu bài tập tương tự như trên. Nhiệm vụ của các đội là quan sát và tìm ra 1 lỗ hổng còn thiếu, sau đó dùng bút nối lỗ hổng với vị trí còn thiếu. Tiếp tục đến khi hoàn thành tất cả các bức tranh.

-Luật chơi: Bạn nào chơi xong sẽ chạy về đứng cuối hàng nhường lượt chơi cho bạn khác. Đội nào tìm ra được nhiều lỗ hổng đúng và nhanh sẽ chiến thắng.

Mức độ 2

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Có thể chơi cá nhân và chơi nhóm. Nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm chơi là QS và tìm ra 4 - 6 lỗ hổng, sau đó dùng các cặp thẻ màu để gắn lỗ hổng vào đúng vị trí thiếu để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh.

-Luật chơi: Bạn hoặc đội nào hoàn thành phiếu bài tập đúng và nhanh sẽ chiến

thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành 3 hoặc 4 đội. Ở mỗi đội cô sẽ treo nhiều bức tranh và mỗi bức tranh có từ 4 - 6 lỗ hổng, bên dưới bảng có giỏ đựng các lỗ hổng. Nhiệm vụ của các đội là QS và tìm 1 lỗ hổng trong giỏ gắn lên vị trí còn thiếu trong tranh. Sau đó chạy về nhường lượt chơi cho bạn tiếp theo.

-Luật chơi: Mỗi lượt chơi chỉ được gắn 1 lỗ hổng. Đội nào gắn được nhiều lỗ hổng đúng và nhanh sẽ giành chiến thắng.

Mức độ 3

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Chơi cá nhân hoặc chơi nhóm. Mỗi bạn có 1 bức tranh có từ 7 – 10 lỗ hổng và 1 rổ các lỗ hổng rời. Nhiệm vụ của trẻ sẽ quan sát tranh mẫu, tìm và gắn các lỗ hổng rời vào đúng vị trí còn thiếu để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh.

-Luật chơi: Bạn hoặc đội nào gắn nhanh hơn và đúng sẽ giành chiến thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi tùy thuộc vào số lượng trẻ ở lớp. Mỗi đội sẽ có 1 bức tranh, mỗi bức tranh có từ 7 – 10 lỗ hổng và có 1 rổ các lỗ hổng rời bên dưới. Khi nghe hiệu lệnh bạn đầu hàng của mỗi đội chạy vượt qua chướng ngại vật, lên bảng quan sát tranh và chọn 1 lỗ hổng rời ở rổ gắn vào đúng vị trí còn thiếu.

-Luật chơi: Mỗi lần chỉ được 1 bạn chơi, kết thúc trò chơi, đội nào gắn được nhiều lỗ hổng đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.

4. Kết thúc trò chơi:

Giáo viên cùng trẻ kiểm tra lại kết quả và tuyên dương những đội, cá nhân nào hoàn thành sớm và đúng nhất.

3.3. Trò chơi 3: Tách – gộp các nhóm đối tượng I.Mục đích

- Phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ: quan sát, tách gộp các nhóm đối tượng theo yêu cầu. Kích thích hứng thú, khả năng chú ý, ý chí nỗ lực thực hiện nhiệm vụ.

- Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm.

- Tách một nhóm thành các nhóm nhỏ và tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau.

II. Chuẩn bị

- Các phiếu bài tập.

- Bút màu, thẻ số, thẻ chấm tròn.

- Trò chơi có thể tổ chức trong hoạt động học, ở góc học tập hoặc hoạt động chiều.

III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi

Hình 3.3

Mức độ 1

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Chơi cá nhân hoặc chia nhóm chơi. Phát cho trẻ, nhóm chơi phiếu bài tập như hình 3.3.

Nhiệm vụ của trẻ sẽ quan sát và nối nhóm đối tượng để có kết quả đúng.

-Luật chơi: Đội nào hoặc bạn nào hoàn thành xong nhanh nhất và đúng nhất sẽ chiến thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành 3 hoặc 4 đội chơi. Dán lên bảng mỗi đội 2 phiếu bài tập như trên. Nhiệm vụ của các đội là quan sát 1 nhóm đối tượng, sau đó nối phần đối tượng còn thiếu để có kết quả đúng. Ví dụ: nhóm 5 quả táo được tách ra thành 2 nhóm, 1 nhóm có 1 quả táo và 1 nhóm có “?” quả táo. Nhiệm vụ của trẻ sẽ tìm nhóm số lượng thích hợp nối vào chỗ dấu “?”.

-Luật chơi: Bạn nào chơi xong sẽ chạy về đứng cuối hàng nhường lượt chơi cho bạn khác. Kết thúc trò chơi, đội nào nối được nhiều đáp án đúng và nhanh sẽ chiến thắng.

Mức độ 2

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Chơi cá nhân hoặc chia nhóm chơi. Phát cho cá nhân, nhóm chơi 1 rổ có từ 7 - 10 đồ dùng.

Nhiệm vụ của trẻ sẽ tách rổ đồ chơi thành 2 phần với số lượng mỗi bên theo yêu cầu của cô. Ví dụ: “Hãy tách cho cô nhóm có 7 đồ chơi thành 2 phần với số lượng mỗi bên là 2 và 3”

-Luật chơi: Mỗi lượt chơi bạn tách đúng sẽ nhận được 1 ngôi sao. Kết thúc trò chơi, bạn nào được nhiều ngôi sao nhất sẽ chiến thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi. Trên bảng của mỗi đội có treo bảng tương tự như hình 3.3, phía dưới bảng có rổ các đối tượng rời và các thẻ số. Nhiệm vụ của các đội chơi là quan sát và chọn nhóm đối tượng để thực hiện nhiệm vụ. Nếu bé chọn nhóm tách, thì trẻ sẽ đếm và gắn thẻ số vào nhóm đối tượng đó, sau đó bé hãy tách ra thành 2 nhóm đối tượng bằng cách tìm các thẻ đối tượng cùng loại ở trong rổ và gắn vào 2 ô trống bên dưới nhóm đối tượng. Nếu bé chọn ô gộp, bé sẽ đếm tổng số lượng của 2 nhóm, sau đó tìm thẻ đối tượng cùng loại ở trong rổ và gắn lên ô trống to ở bên trên, sau đó gắn thẻ số cho ô đó.

-Luật chơi: Mỗi lượt chơi chỉ được 1 bạn chơi. Kết thúc trò chơi, đội nào tách được nhiều nhóm đối tượng đúng và nhanh sẽ giành chiến thắng.

Mức độ 3

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Chơi cá nhân hoặc chơi nhóm. Phát cho mỗi trẻ phiếu bài tập tương tự như hình 3.3 nhưng có phép tính. Nhiệm vụ của trẻ sẽ thực hiện phép tính, sau đó tách nhóm đối tượng thành 3 nhóm đối tượng nhỏ hơn hoặc gộp 3 nhóm đối tượng lại thành 1 nhóm đối tượng lớn, gắn thẻ số cho các ô.

-Luật chơi: Bạn hoặc đội nào hoàn thành phiếu bài tập nhanh hơn và đúng sẽ giành chiến thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi tùy thuộc vào số lượng trẻ ở lớp. Trên bảng của mỗi đội có treo bảng như hình dưới, bên dưới có rổ đựng thẻ chấm tròn và thẻ số. Nhiệm vụ của các đội chơi là quan sát bài tập trên bảng, chọn thẻ chấm tròn và thẻ số thích hợp dán vào chỗ trống và thực hiện phép tính để có được kết quả đúng.

-Luật chơi: Mỗi lần chỉ được 1 bạn chơi. Kết thúc trò chơi, đội nào được nhiều đáp án đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.

4. Kết thúc trò chơi:

Giáo viên cùng trẻ kiểm tra lại kết quả và tuyên dương những đội, cá nhân nào hoàn thành sớm và đúng nhất.

3.4. Trò chơi 4: Sắp xếp theo quy tắc I.Mục đích

- Phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ: quan sát, phát hiện ra quy tắc sắp xếp và sắp xếp các đối tượng theo quy tắc. Có các quy tắc: 1-1; 1-2; 1-1-; 1-2- 1; 2-2; 2-3. Kích thích hứng thú, khả năng chú ý, ý chí nỗ lực thực hiện nhiệm vụ.

- Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu. Nhận ra quy tắc sắp xếp (mẫu) và sao chép lại. Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp.

II. Chuẩn bị

- Các phiếu bài tập.

- Bút màu, thẻ số, thẻ đối tượng.

- Trò chơi có thể tổ chức trong hoạt động học, ở góc học tập hoặc hoạt động chiều.

III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi

Hình 3.4

Mức độ 1

Hình thức chơi tĩnh

-Cách chơi: Chơi cá nhân hoặc chia nhóm chơi. Phát cho trẻ, nhóm chơi phiếu bài tập dạng như hình 3.4. Nhiệm vụ của trẻ sẽ quan sát nhóm đối tượng và tìm ra quy luật sắp xếp các đối tượng. Sau đó điền đối tượng thích hợp vào chỗ trống theo đúng quy tắc bằng cách đánh số 1 hoặc 2 vào các dấu chấm hỏi.

-Luật chơi: Mỗi lượt chơi, bạn nào hoặc nhóm nào đánh số đúng sẽ nhận được 1 ngôi sao. Kết thúc trò chơi, bạn nào hoặc nhóm nào được nhiều ngôi sao hơn sẽ chiến thắng.

Hình thức chơi động

-Cách chơi: Chia lớp thành 3 hoặc 3 đội chơi. Dán lên bảng mỗi đội 2 phiếu bài tập như trên, ở dưới bảng có rổ đựng các đối tượng rời. Nhiệm vụ của các đội chơi là quan sát nhóm đối tượng, tìm ra quy luật sắp xếp của nhóm đối tượng. Sau đó tìm thẻ đối tượng rời ở trong rổ gắn lên chỗ trống thích hợp theo đúng quy tắc.

-Luật chơi: Bạn nào chơi xong sẽ chạy về đứng cuối hàng nhường lượt chơi cho bạn khác, mỗi lượt chơi chỉ được gắn 1 thẻ đối tượng. Kết thúc trò chơi, đội nào gắn được nhiều đáp án đúng và nhanh sẽ chiến thắng.

Mức độ 2

Hình thức chơi tĩnh

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi học tập (Trang 218 - 226)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(333 trang)