Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu cà phê của việt nam(1) (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 2: LỢI THẾ SO SÁNH TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm gần đây

2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua và đang đứng thứ hai thế giới.

Đề án Kinh tế quốc tế

2012 2013 2014 2015 2016 2017 0

500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Sản lượng (Nghì...

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Biều đồ 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2012 – 2017

Trong năm 2012, xuất khẩu cà phê cả nước đạt trên 1,7 triệu tấn, thu về 3,7 tỉ đô la Mỹ với mức giá bình quân xuất khẩu chừng 2.137 đô la/tấn. Có thể nói không ngoa rằng nằm 2012, ngành cà phê Việt Nam lại thêm một năm được mùa được giá (mặc du giá xuất khẩu bình quân không cao bằng năm 2011). Mặc du sản lượng không phai la cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, kim nghạch xuất khẩu lại cao nhất, đem vê 3,7 tỉ đô la cho quốc gia.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2013 đạt 1,3 triệu tấn với mức kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, giảm 24,8% về lượng và 25,9% về kim ngạch. Nếu so với các năm trước đây, năm 2013 là năm mà ngành hàng cà phê đã bị sụt giảm đáng kể về lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân do tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các thị trường nhập khẩu hiện đang giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình thiên tai dịch bệnh (như mưa đá, thiếu nước tưới, bệnh gỉ sắt) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng của mặt hàng cà phê… dẫn đến việc xuất khẩu cà phê của nước ta trong năm 2013 sụt giảm cả về lượng, cả về kim ngạch.

Trong năm dương lịch 2014, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí ‘Á quân’ trong xuất khẩu cà phê, đứng sau Brazil nhưng vượt xa các đối thủ khác. Sản lượng đạt 1,7 triệu tấn, và kim ngạch đạt 3,6 tỉ đô la Mỹ. Tăng 31% vê sản lượng và 33% vê trị giá. Một con số khá ấn tượng cho nganh xuất khẩu ca phê ở Việt Nam.Đề án Kinh tế quốc tế

Tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn năm 2015 thấp nhất trong 5 năm trở lại, chỉ đạt 1,3 triệu tấn với kim ngạch 2,7 tỷ USD, giảm 20% về lượng và 25% về kim ngạch so với niên vụ trước. Đông thơi, cà phê là mặt hàng sụt giảm mạnh nhất trong nhóm hàng nông - lâm - thủy sản xuất khẩu. Va thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu giảm mạnh là do thời tiết thay đổi, mưa đến sớm khi thu hoạch và thời kỳ cà phê phát triển gặp hạn hán nên nhiều vùng không đủ nước tưới gây mất trắng. Trong khi ngày công lao động và giá phân bón lên cao, người trồng cà phê giảm lượng phân chăm sóc nên sản lượng không được như kỳ vọng.

Năm 2016 là một năm thắng lợi của ngành cà phê Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê năm 2016 đạt 1,8 triệu tấn, thu về 3,3 tỷ USD, tăng 33% về khối lượng và tăng 25% về giá trị so với cùng 2015. Mặc du sản lượng ca phê cao nhất trong 5 năm trở lại đây, tuy nhiên, do giá thanh hạ nên trị giá thu vê không được cao như ki vọng. Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc… cũng tạo cơ hội đẩy mạnh XK cà phê chế biến. Vì trước đây, các sản phẩm cà phê chế biến phải chịu mức thuế cao từ 15 - 20%, rất khó cạnh tranh được với các nước khác. Nhưng với những hiệp định thương mại tự do trên, cà phê chế biến của Việt Nam XK sang EU, Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc… chỉ còn phải chịu thuế từ 0 - 5%, vì vậy XK vào các thị trường đã ký FTA sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

Năm 2017, lượng và kim ngạch xuất khẩu không tăng mạnh như năm 2016 do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan. Xuất khẩu năm 2017 chỉ đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 3,2 tỉ USD giảm 20-30% so với năm 2016. Điều này, là do tác động tiêu cực của hiện tượng El Nino mạnh nhất trong 2 thập kỷ qua, hạn hán nghiêm trọng và kéo dài tại Tây Nguyên; ở phía Bắc thì đầu năm 2016 có tuyết rơi, giá rét ảnh hưởng đến sản lượng cà phê chè (Arabica) tại Điện Biên và Sơn La.

Ngoài ra, diện tích cà phê cần phải tái canh do năng suất thấp ngày càng tăng.

Tình trạng trồng ồ ạt hồ tiêu thay thế cây cà phê do giá tăng cao và trồng xen cây ăn quả như bơ, sầu riêng vào vườn cà phê khiến sản lượng cà phê giảm xuống. Hiện tượng này ảnh hưởng đến sản lượng và xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2016-2017. Đây cũng là mối đe dọa lớn đối với việc phát triển bền vững cây cà phê ở Tây Nguyên

Dự báo 2018: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, sẽ tăng mạnh trong năm nay nhờ quy mô vụ mùa gia tăng.

Trả lời hãng tin Bloomberg, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ công thương cho biết xuất khẩu cà phê có thể đạt tới 1,55 triệu tấn vào năm 2018. Theo dự kiến, sản

Đề án Kinh tế quốc tế

lượng sản xuất cà phê sẽ tăng khoảng 4,5% lên 1,6 triệu tấn trong vụ mùa 2017-2018, giúp kim ngạch xuất khẩu có khả năng tăng tới 9% trong năm nay. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất cà phê lớn khác trên thế giới giảm nguồn cung.

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia, sản lượng cà phê của

Indonesia, nhà sản xuất robusta lớn thứ 3 trên thế giới có thể sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm do thời tiết không thuận lợi. Trong khi đó, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng cà phê của Việt Nam có thể tăng nhờ thời tiết tốt và nông dân được hưởng lợi từ mức giá cao hơn năm ngoái.

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu cà phê của việt nam(1) (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)