GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu cà phê của việt nam(1) (Trang 34 - 39)

3.1. Định hướng và mục tiêu đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới

Trong 10 năm qua, ngành cà phê đã đạt được sứ mệnh sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 thế giới. Giai đoạn tiếp theo, ngành cà phê đặt ra mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất và xuất khẩu của ngành lên gấp đôi, đóng góp vào nâng cao hiệu quả kinh tế đất nước. Đề án Kinh tế quốc tế

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Quyết định số 4653/QĐ- BNN-KHCN về việc phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia "Cà phê Việt Nam chất lượng cao", giai đoạn 2018-2023, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó, đề xuất các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng đối với sản phẩm cà phê trên cả nước, ưu tiên cho các vùng chủ lực là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020.

Mục tiêu đến năm 2020, có từ 25% sản lượng cà phê nhân trở lên được chế biến thành các sản phẩm cà phê phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng. Trong đó, cà phê rang xay (cà phê bột) chủ yếu dành cho thị trường nội địa nên các địa phương, đơn vị chủ trương không đầu tư xây dựng mới nhà máy mà tập trung nâng cao công suất thực tế, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đưa sản lượng cà phê rang xay từ 26.000 tấn/năm hiện nay tăng lên 50.000 tấn/năm (đạt 90% công suất thiết kế của các nhà máy) vào năm 2020.

Cũng theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, đến năm 2020, tỷ lệ cà phê được chế biến ước đạt 30% so với 10% hiện nay. Cà phê hòa tan và rang xay đạt 25% sản lượng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,8-4,2 tỷ USD.

Theo đó, ngành cà phê phấn đấu hoàn thành 2 mục tiêu:

(1) Giữ vững vị trí thứ 2 về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân trên thế giới

(2) Đẩy mạnh khâu chế biến cà phê rang xay, hòa tan, các sản phẩm khác, đưa giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 đạt 6 tỷ USD, tức là cao gần gấp đôi so với hiện nay.

Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020-2030 là: Tổng diện tích trồng cà phê là 600.000 ha cho năng suất trên 2,7 tấn/ha. Tổng sản lượng ước đạt 1,7 triệu tấn/năm.

Giá trị sản lượng trên 1ha gieo trồng bình quân đạt 120 triệu đồng.

3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới

Lợi thế so sánh xuất khẩu cà phê Việt Nam cần đươc phát huy bằng các kỹ thuật giao dịch trên thị trường cà phê có hiệu quả hơn và tăng giá trị hạt cà phê, do đó cả phía cơ quan nhà nước, hiệp hội cà phê – ca cao, các doanh nghiệp cà phê, người nông dân cần coi trọng việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống cập nhật, hữu hiệu trên thị trường để các doanh nghiệp tiến hành chào hàng đàm phán giao dịch và kí hợp đồng xuất khẩu cà phê thuận lợi.

Đề án Kinh tế quốc tế

3.2.1 Giải pháp từ các cơ quan nhà nước

Thứ nhất, cần đẩy mạnh hoạt động đàm phán song phương, đa phương. Để mặt hàng cà phê nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung đến được nhiều quốc gia trên thế giới, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đẩy mạnh công tác đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các điều ước quốc tế song phương, đa phương mới.

Thứ hai, tăng cường cơ chế trao đổi thông tin cấp Chính phủ, xử lý các rào cản thương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại với các nước bằng cách cứ định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, thúc đẩy việc triển khai kết quả các kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Tiểu ban hỗn hợp để nắm được thông tin từ đó kịp thời xử lý các vướng mắc, rào cản thương mại và các vấn đề nổi cộm lớn đã, đang và sẽ phát sinh.

Thứ ba, phát huy vai trò của Cơ quan đại diện và cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài trong công tác phát triển thị trường. Tăng cường công tác ngoại giao, công tác nghiên cứu chính sách, pháp luật, xu hướng phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ và các vấn đề liên quan khác có tác động đến quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thứ tư, cần sẵn sàng ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế. Theo đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, hiệp hội, doanh nghiệp, luật sư, chuyên gia kinh tế, pháp lý về pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, về các vụ điều tra phòng vệ thương mại, vụ kiện trong thương mại quốc tế cũng như quy định, thủ tục điều tra của một số nước thường xuyên tiến hành các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế.

Thứ năm, phải liên tục có chương trình khảo sát, bổ sung, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng; thậm chí, cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp với đặc thù của từng thị trường khu vực. Muốn vậy, cần xây dựng và phát triển các đại diện của doanh nghiệp, Hiệp hội ở các thị trường khu vực trọng điểm bao gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các thị trường tại khu vực châu Phi, Mỹ La-tinh. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, đầu tư để mở được kho ngoại quan ở các nước có khoảng cách địa lý xa Việt Nam tại châu Phi, châu Mỹ, châu Âu nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động xuất khẩu…

Thứ sáu một số chính sách tài chính cần thực hiện nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà

phê: Đề án Kinh tế quốc tế

+ Chính sách thuế xuất nhập khẩu: cần có sự thống nhất phù hợp với các chuẩn mực về luật lệ quốc tế như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), tham gia vào lộ trình cắt giảm thuế quan chung (CEPT) và tham gia thực hiện AFTA.

+ Chính sách tín dụng xuất khẩu: Chính phủ đã cho thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quyết định số 195/2000/QĐ – TTg. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu chính thức đi vào hoạt động năm 2001, Quỹ hỗ trợ được thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong trường hợp gặp khó khăn khách quan trong việc sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.

+ Chính sách tỉ giá hối đoái: Ở Việt Nam tỷ giá giữa đồng VND và USD tương đối ổn định trong nhiều năm qua. Với một sự biến động dù là nhỏ Ngân hàng Trung ương luôn có phản ứng kịp thời, linh hoạt giúp cho tỷ giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

+ Chính sách bảo hiểm xuất khẩu: Với những mặt hàng nông sản như cà phê thì ngoài những rủi ro trong vận chuyển, thanh toán thì việc sản xuất kinh doanh cà phê còn có một rủi ro rất lớn nữa là rủi ro trong sản xuất. Cà phê cũng như các cây nông sản khác điều chịu tác động rất lớn của yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt mà những yếu tố này là khó lường. Vì vậy việc tham gia bảo hiểm sẽ giúp cho người sản xuất cà phê tránh được những rủi ro. Ngoài ra cà phê là loại hàng hóa được mua bán kỳ hạn thông qua các sàn giao dịch nên gặp rủi ro cao trong tương lai. Vì vậy tham gia bảo hiểm giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cà phê.

3.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu

- Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng từ khâu thu mua cho tới container xuất khẩu. Áp dụng TCVN 4193:2005 để phù hợp với tiêu chuẩn cho cà phê xuất khẩu. Vì hiện nay TCVN 4193:2005 chỉ mang tính hướng dẫn, chưa có tính pháp lí mạnh mẽ nên chưa được các doanh nghiệp áp dụng nhiều. Mà chỉ chủ yếu dựa trên thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đối tác về hạt đen, hạt vỡ, tạp chất.

- Định hướng nghiên cứu đầu tư chế biến cà phê, hạn chế xuất khẩu ở dưới dạng thô. Mặc dù nước ta đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê nhưng 95% là dưới dạng nhân.

Chưa có thương hiệu cà phê nổi tiếng khắp thế giới, nhưng các thương hiệu lớn trên thế giới như Stackbucks, Caffe bean… đều sử dụng nguyên liệu cà phê của Việt Nam để chế biến.

- Xây dựng hệ thống kho bãi, sân phơi, chế biến, thu hoạch hạn chế tới mức thấp nhất thất thoát sau thu hoạch, có khả năng dự trữ, bảo quản cà phê sau khi thu hoạch.

Đề án Kinh tế quốc tế

Tránh bị hư hỏng, tăng giá trị hạt cà phê, giảm thiểu sự bị động trước sự ảnh hưởng của thị trường khi giá thấp xuống.

3.2.3 Giải pháp đối với người nông dân

- Thay đổi thói quen canh tác từ sử dụng giống sạch bệnh, có chứng nhận của cơ quan cho tới kĩ thuật chăm sóc, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm trước đây. Điều này làm cho cà phê giảm nhiễm sâu bệnh và tăng chất lượng cà phê hạt.

- Người dân cần xây dựng kho bãi để trữ cà phê cũng như có sân phơi hoặc đưa đến nơi sấy, không thu hoạch cà phê xanh…

- Xây dựng các tổ nhóm sản xuất nhằm tăng sự cấu kết cộng đồng và tăng diện tích sản xuất.

Đề án Kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu cà phê của việt nam(1) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)