CHƯƠNG 2: LỢI THẾ SO SÁNH TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu, Việt Nam vượt qua Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới từ đó đến nay.
Năm 2012 cũng lại ghi thêm một dấu mốc đáng nhớ của ngành cà phê. Tháng 8/2012, lần đầu tiên Việt Nam đã qua mặt Brazil để vươn lên ngôi vị thế giới về khối lượng cà phê xuất khẩu. Theo thông tin Brazil đã xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê trong năm 2012, nhưng chưa có công bố chính thức, trong khi Việt Nam đã xuất khẩu 1,76 triệu tấn. Có nghĩa, Việt Nam đã ngang ngửa với Braxil để tranh giành ngôi vị thứ nhất thế giới về khối lượng cà phê xuất khẩu. Đề án Kinh tế quốc tế
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới và chiếm tới một nửa sản lượng robusta toàn cầu và đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu (XK) cà phê nhân (chỉ sau Brazil). Năng suất cà phê của Việt Nam thể hiện sự vượt trội, không chỉ cao nhất thế giới, mà cao gấp 3 lần năng suất bình quân chung của thế giới (Năng suất bình quân của thế giới là 7 tạ nhân/ha, còn ở Việt Nam với diện tích 550 nghìn ha mà sản lượng hơn 1,5 triệu tấn, tính ra năng suất bình quân đạt 2,7 tấn/ha).
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vifoca), niên vụ 2015-2016 (tính từ ngày 1/10/2015-30/9/2016) là một năm thắng lợi của ngành cà phê khi Việt Nam xuất khẩu (XK) được gần 1,75 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch 3,16 tỷ USD, tăng 34,8% về lượng và tăng 17,2% về kim ngạch. Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vifoca, nếu tính đến hết năm 2016, XK cà phê dự kiến có thể đạt gần 3,5 tỷ USD, với khoảng 1,8 triệu tấn cà phê XK. Điều đáng chú ý là đóng góp ngày càng lớn của các sản phẩm cà phê chế biến (cà phê rang xay, hòa tan…) trong tổng giá trị XK cà phê Việt Nam. Cụ thể, trong năm nay, XK cà phê chế biến có thể đạt khoảng 350 triệu USD. “Nhiều sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam được bạn hàng và thị trường thế giới ưa chuộng như G7 của Trung Nguyên đã đáp ứng được yêu cầu của nhà bán lẻ Walmart và đang được bán trong hệ thống Walmart tại Chile, Brazil, Mexico và Trung Quốc. Vinacafe XK trên 2.000 tấn cà phê hòa tan/năm đến 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới”.
Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 54 nước, trong đó các nước nhập khẩu trên 10.000 tấn cà phê là Mỹ, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Anh, Ba Lan, Nhật Bản, Áo, Hàn Quốc, Canada và Hà Lan. Đặc biệt, theo các doanh nghiệp, xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc tăng trong những năm gần đây và là thị trường rất có lợi thế vì đường vận chuyển ngắn.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
(1) Thế yếu nhất đối với cà phê Việt Nam nằm ở giá bán: chiếm gần 30% khối lượng cà phê giao dịch toàn cầu, nhưng giá trị kim ngạch mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị thương mại 35 tỉ USD của cà phê thế giới.
Dù khối lượng xuất khẩu của Brazil trong những năm qua chững lại, đặc biệt là giá đã giảm rất mạnh, dù khối lượng xuất khẩu của chúng ta đã tăng đột biến và giá xuất khẩu không giảm mà còn nhích lên, nhưng xét về giá trị kim ngạch thì khoảng cách của chúng ta với “người khổng lồ” này hãy còn rất xa.
Đề án Kinh tế quốc tế
Xuất khẩu của Brazil chỉ với 1,8 triệu tấn, nhưng kim ngạch năm nào cũng đạt 7- 8 tỉ USD. Trong khi năm 2012 nước ta xuất 1,76 triệu tấn nhưng kim ngạch chỉ 3,74 tỉ USD.
Giá bán thấp một phần vì giá cà phê robusta trên thị trường thế giới luôn thấp bằng một nửa so với giá cà phê Arabica. Nhưng điều đáng buồn là bởi chúng ta chỉ xuất khẩu sản phẩm thô chưa qua chế biến là chủ yếu vậy nên giá trị gia tăng thấp, lợi ích thu được từ xuất khẩu không cao.
Bà Trương Hồng Kim, Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, dù đã hơn 30 năm kể từ khi những hạt cà phê Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu nhưng tới tận năm 2011 thì trên 95% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở dưới dạng cà phê nhân. Cà phê Việt Nam thường xuyên bị giao dịch ở mức trừ lùi trong khoảng từ 50-120 USD/tấn so với mức giá robusta giao dịch trên sàn
London.
Mặt khác, giá cà phê nhân chỉ chiếm 7% trong chi phí chế biến sản phẩm cuối cùng. Giá cà phê thô thường xuyên có những biến động đột ngột và có những giai đoạn suy giảm nghiêm trọng thì giá cà phê chế biến lại luôn duy trì ổn định.
Như vậy, xuất khẩu cà phê nhân đang bị thiệt tới hai lần. Thứ nhất là thiệt hại do cà phê Việt Nam phải chịu mức giá trừ lùi gần như là được mặc định trên thị trường thế giới và thứ hai là do xuất khẩu cà phê nhân nên chúng ta bị tác động bởi các biến động giá cả nhiều hơn mặt hàng cà phê chế biến.
(2) Ngành sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam đang tồn tại nghịch lý lớn là cho đến nay, Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân với tỷ lệ lên tới 95% tổng sản lượng, trong khi xuất khẩu cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm 5%. Đáng lưu ý là giá trị một đơn vị cà phê qua chế biến cao hơn cà phê nhân tới 3 lần.
Kết quả này một phần là bởi hiện nay ngành cà phê Việt Nam có hệ thống chế biến, bảo quản tăng mạnh về số lượng nhưng còn yếu kém, phát triển chưa cân đối.
Tổng công suất thực tế chế biến cà phê nhân, cà phê bột và kho bảo quản đạt thấp so với công suất thiết kế gây lãng phí lớn vốn đầu tư. Thậm chí, trong năm 2011, 2012 đã có một số DN phải tạm dừng hoạt động và có nguy cơ phá sản.
Điểm yếu lớn trong ngành cà phê còn là các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm cà phê chưa gắn kết với nhau, liên kết giữa nhà nông và nhà DN còn lỏng lẻo. Các DN chế biến XK chủ yếu hoạt động thương mại thuần túy, ít gắn với sản xuất Đề án Kinh tế quốc tế
cà phê. Phần lớn sản lượng cà phê bột được chế biến ở các cơ sở nhỏ, chất lượng không cao nên khó mở rộng thị trường tiêu thụ.
(3) Dù đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu, song suốt nhiều năm qua, cà phê Việt lại hầu như chẳng có mấy tiếng tăm trên thị trường quốc tế.
Việt Nam chủ yếu sản xuất, xuất khẩu cà phê nhân, không đem lại giá trị gia tăng cao. Thế giới biết Việt Nam xuất khẩu cà phê, song thực tế không biết cà phê Việt Nam như thế nào. Một số nhãn hàng như Trung Nguyên, Nguyên Trang… đã tự đem cà phê xuất khẩu tới các thị trường quốc tế, song hầu hết thị trường cũng không mang tầm cạnh tranh đẳng cấp toàn cầu, thậm chí cà phê Việt Nam còn chưa tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Cà phê Việt Nam chủ yếu tham gia chuỗi ở phần thấp nhất, điểm khởi nguồn không có nhiều giá trị. Nếu có hợp tác đầu tư thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng đem máy móc vào sản xuất, xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên, đó không phải là sản phẩm mang thương hiệu cà phê thuần túy của Việt Nam.
Tuy là nước xuất khẩu cafe đứng thứ 2 thế giới nhưng Việt Nam lại nhập khẩu ngày càng nhiều. Trong niên vụ 2016-2017, tổng lượng cà phê nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 1 triệu bao (khoảng 60.000 tấn cà phê các loại), tăng 360.000 bao so với niên vụ trước. Trong đó có 160.000 bao cà phê hòa tan, 340.000 bao cà phê rang và xay, 500.000 bao cà phê hạt. Phần lớn cà phê nhập khẩu là cà phê đã qua chế biến. Do nhu cầu ngày càng nhiều nên lượng nhập khẩu cũng tăng dần. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là ngành cà phê mải tập trung xuất khẩu nguyên liệu mà bỏ quên sân nhà do yếu về chế biến. Chính vì thế, hạt cà phê Việt Nam đi qua nhiều nước, qua chế biến và nhập khẩu trở lại với giá cao gấp 2-3 lần ban đầu. Việt Nam chưa chuẩn bị cho một nền công nghiệp thực phẩm mà chủ yếu vẫn bán sản phẩm thô.