Năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu cà phê của việt nam(1) (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2: LỢI THẾ SO SÁNH TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm gần đây

2.2.3. Năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế

Thị phần được thể hiện ở khả năng chiếm lĩnh phần của sản phẩm, nó chứng tỏ mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm. Những sản phẩm có thị phần càng lớn và khả năng ngày càng tăng thị phần trong tương lai thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm dó càng lớn và ngược lại.

Theo world stop exports, Việt Nam đứng thứ 2 (sau Brazil) trong top 10 quốc gia đạt giá trị cao về xuất khẩu cà phê năm 2016. 10 quốc gia trong danh sách này chiếm 2/3 (66%) sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu. trong đó Việt Nam chiếm tới 10,5%.

Bảng 2.2: 10 thị trường đạt giá trị cao về xuất khẩu cà phê năm 2016 C

ấp Xuất khẩu Xuất khẩu cà phê

năm 2016

% Tổng thế giới

1. Brazil 4,9 tỷ đô la Mỹ 15,9%

2. Việt Nam 3,2 tỷ đô la 10,5%

3. Colombia 2,5 tỷ USD 8%

Đề án Kinh tế quốc tế

C

ấp Xuất khẩu Xuất khẩu cà phê

năm 2016

% Tổng thế giới

4. Đức 2,3 tỷ USD 7,6%

5. Thụy sĩ 2,1 tỷ đô la 6,7%

6. Ý 1,5 tỉ đô la 5%

7. Indonesia 1 tỷ đô la 3,3%

8. Bỉ 988,1 triệu đô la 3,2%

9. Hoa Kỳ 931,2 triệu đô la 3%

1 0.

Honduras 859,1 triệu đô la 2,8%

http://www.worldstopexports.com/coffee-exports-country/

b) Chất lượng

Là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Một sản phẩm có chất lượng cao ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng thì cần có thêm những chất lượng nổi trội khác so với đối thủ cạnh tranh như chất lượng nguyên liệu đầu vào,…

Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện này tao cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được. Điều này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê là thứ đồ uống dùng để thưởng thức, đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của con người trong xã hội vì vậy hương vị cà phê luôn là một yếu tố lôi cuốn khách hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính.

Tuy nhiên, cà phê hạt Việt Nam vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn của Hiệp hội cà phê thế giới (ICO) về độ ẩm, tạp chất, hạt hư do khâu sơ chế còn dựa nhiều vào tự nhiên (phơi nắng) hoặc sấy thủ công. Hầu hết cà phê Việt nam phải qua khâu trung gian để đạt được các tiêu chuẩn giao dịch trước khi xuất khẩu.

c) Chi phí sản xuất và giá cả sản phẩmĐề án Kinh tế quốc tế

Là chỉ tiêu định lượng và có thể dễ dàng nhận thấy nhất. Chi phí sản xuất thấp thì giá bán sản phẩm sẽ thấp hơn, sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn với các sản phẩm khác về giá. Khi đó, nhười tiêu dùng sẽ lựa chọn nhiều hơn, chỗ đứng của sản phẩm một phần được khẳng định.

Chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là 1,412 triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Chi phí sản xuất cà phê Việt Nam thấp là do:

- Lợi thế về lao động: Việt Nam với dân số 90 triệu người trong đó hơn 50% là trong độ tuổi lao động. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chon giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói , xuất khẩu. Như vậy với nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay có thể cung cấp một lượng lao động khá đông đảo cho ngành cà phê.

- Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như năng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu á là 0.77 tạ/ ha thì ở Việt Nam đạt tới 1.2- 1.3 tấn/ ha. Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu, đặc biệt người Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng cà phê.

Chính nhờ những lợi thế trên mà cà phê Vệt Nam có sức cạnh tranh tốt về giá.

Bảng 2.3: Giá cà phê nhân xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU Đơn vị ( EUR/tấn)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Braxin 1.663 1.717 1.759 1.934 1.802 2.320 3.560

Colombia 1.924 2.015 2.041 2.185 2.407 3.361 4.485

Honduras 1.96 1.943 1.951 2.074 2.104 2.64 4.262

Indonexia 896 1.126 Đề án Kinh tế quốc tế1.45 1.569 1.302 1.364 1.887

Việt Nam 64 1.025 1.251 1.501 1.251 1.226 1.721 Nguồn:ICO, luận văn tốt nghiệp của Trần Thị Hằng d) Mức độ hấp dẫn của sản phẩm

Là đặc điểm bên ngoài dễ nhận thấy của sản phẩm như mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng,… Đây cũng là một yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm.

Hiện nay các sản phẩm chế biến của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như Vinacafe hay Trung Nguyên cũng đã được chú trọng nhiều hơn trong việc cải tiến mẫu mã bao bì. Ví dụ về cà phê Trung nguyên được chia thành các loại sản phẩm như cà phê rang xay (bao gồm dòng cao cấp, trung cấp, phổ thông), cà phê hòa tan G7, cà phê 777. Không chỉ có sự đa dạng về loại hình, hương vị cà phê mà các doanh nghiệp còn có sự nghiên cứu tìm tòi đổi mới mẫu mã sản phẩm. Bản than mỗi loại đều mang sự đa dạng riêng về kiểu dáng, hình thức, khối lượng, màu sắc, cách thức bao bì,..

Bảng 2.4: Sự đa dạng của cà phê Trung Nguyên

Trung Nguyên

Cà phê bột rang xay Cà phê hòa tan G7 Cà phê 777 1. Dòng sản phẩm phổ

thông.

- Sức sống (500g) - I-khát vọng (500g) - S-khát vọng (500g) 2. Dòng trung cấp

- Passiona

- Cà phê sang tạo (Sáng tạo 1,2,3,4,5-dạng gói 250g)

- Gourmet blend - House blend 3. Dòng cao cấp

- Weasel (250g) - Diamond Colletion (250g)

- Lengendee (250g- 500g)

- Clasic Blend (lon

1. Cà phê capuchino

- Capuchino Hazelnut - Capuchino Irish Cream

- Capuchno mocha 2. Cà phê G7 đen

3. Cà phê hòa tan G72in 1 4. Cà phê G7 3in1

- 10-20 gói vuông - 18-22-24-40 gói dài

- Lucky (250g-500g) - Hero

- Win

- Victory (100g-500g)

Đề án Kinh tế quốc tế

425g)

Như vậy có thể thấy việc đảm bảo và đa dạng hóa chất lượng sản phẩm đã tọa ra những sự mới lạ, khác biệt cho người tiêu dùng và đã phần nào thu hút được sự chú ý của khách hàng ngay tức khắc cho dù họ chưa biết sản phẩm thế nào.

e) Thương hiệu sản phẩm

Đây là một yếu tố quan trọng mà sản phẩm cần hướng tới. Chỉ tiêu này khó định lượng là yếu tố quan trọng để tạo nên sự khác nhau về khả năng cạnh tranh của sản phẩm. những sản phẩm nổi tiếng có thương hiệu mạnh sẽ chiếm được uy tín và lòng tin từ phía khách hàng.

Nói đến cà phê Việt Nam người ta chắc chắn sẽ nhắc đến ngay các thương hiệu đã trở nên quen thuộc như Nescafe ,Trung nguyên,vinacfe,..Thương hiệu của các sản phẩm hiện nay đã được các doanh nghhiệp coi trọng hơn rất nhiều. Ví dụ:

- Tập đoàn Trung Nguyên là tập đoàn cà phê hàng đầu Việt Nam, với sứ mệnh

"Kết nối và vững mạnh những người yêu và ham mê trên toàn thế giới". Sản phẩm cà phê của Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao tìm xây dựng "Đại sứ ngoại giao Văn hóa", quà tặng một vài Nguyên thủ Quốc gia, vài chính khách trong và ngoài nước.

Với các sản phẩm cà phê uy tín, Trung Nguyên là nhãn hàng cà phê Việt Nam duy nhất có mặt trên một vài chuyến bay của VietNam Airline, được tìm chuyên dụng cho trong các Hội nghị thượng đỉnh APEC, ASEM, ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ Nữ toàn cầu, Hoa hậu trái đất, Hoa hậu quý bà thế giới, giao lưu Hội Việt – Bỉ 2009, ASEAN Open Food Day 2010… được quan tâm tại hơn 53 quốc gia, cường quốc trên thế giới: Mỹ, Anh, Đức, Nga, Canada, …và cuối năm 2011 gần đây sản phẩm cà phê hòa tan G7 vừa chính thức với mặt tại hệ thống các tập đoàn cực kỳ thị hàng đầu thế giới tại Mỹ và E-Mart của Hàn Quốc.ko kể những sản phẩm cà phê, Trung Nguyên còn với một số sản phẩm dịch vụ như: quán Nhượng Quyền, du lịch về cà phê… của một vài doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn như: Trung Nguyen

Franchising, Cty Du lịch Đặng Lê. Năm 2008, Trên chặng đường Thống lĩnh nội địa – Chinh phục thế giới, Trung Nguyên đã có mặt trên thị trường văn phòng tại Singapore nhằm mục tiêu tăng trưởng thị trường này thành 1 cứ điểm để phát triển thị trường nội địa là Asean và chinh phục thị trường toàn cầu. Năm 2010, Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean…

Đề án Kinh tế quốc tế

Sản phẩm của tập đoàn đã đạt chứng nhận sạch, an toàn, chất lượng bởi một số cơ quan chức năng trong lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm quốc tế, được chứng nhận bởi FDA (Food & Drug Administration) – Cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa kỳ, cơ quan điều tiết khoảng 80% thực phẩm tiêu thụ ở Mỹ cho phép nhập khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật, EU.Sản phẩm Trung Nguyên được hiệp hội người Hồi Giáo (ISLAM) đánh giá và công nhận là sản phẩm dùng được cho người Hồi Giáo…

- Vinacafe: Tổng doanh nghiệp Cà phê Việt Nam là Tổng doanh nghiệp Nhà nước với một số đơn vị đặt trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố trong nước và một đơn vị hoạt động tại Lào. Địa bàn trong nước chủ yếu vùng Tây Nguyên. Tổng công ty là nhà cung cấp bậc nhất của Việt Nam về cà phê nhân – chiếm 30% thị phần xuất khẩu cà phê nhân cả nước.

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu cà phê của việt nam(1) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)