KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Xử lý nợ xấu trong Ngân hàng thương mại
Nợ xấu ngân hàng có tác động trực tiếp tới hoạt động của chính bản thân ngân hàng và từ đó gây ra toàn bộ tác động tới hệ thống ngân hàng, dẫn đến những mối nguy hại cho nền kinh tế. Do vậy, việc xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại là
vô cùng quan trọng.
1.2.1. Khái niệm xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại.
Hiện nay chưa có khái niệm chính thức về xử lý nợ xấu, nhưng chúng ta có thể
khái quát xử lý nợ xấu như sau: “xử lý nợ xấu là việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiếu mức độ thiệt hại có thể xảy ra từ khoản nợ xấu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng”.
1.2.2. Quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
Hiện nay chưa có quy trình chuẩn về xử lý nợ xấu, do đó, dựa trên quy trình xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại hiện nay, ta có thể rút ra được Quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại chủ yếu được thực hiện qua hai bước chính: xử lý các khoản nợ có dấu hiệu nợ xấu và xử lý các khoản nợ xấu.
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Bước 1: Xử lý khoản nợ có dấu hiệu nợ xấu
Quy trình các bước xử lý khoản nợ có dấu hiệu nợ xấu được thực hiện theo trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình các bước xử lý khoản nợ có dấu hiệu nợ xấu của Ngân hàng thương mại
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các NHTM).
Khối Pháp chế, GSKD
& XLN lập báo cáo các khoản nợ có dấu hiệu nợ xấu trình lên Tổng Giám Đốc đề xuất chuyển khoản nợ sang phòng GSKD & Xử lý nợ để phối hợp xử lý.
(1)
ĐVKD tiếp tục theo dõi, quản lý, đôn đốc
khoản vay nếu Tổng Giám Đốc không đồng
ý. (2)
Chuyên viên XLN của ban GSKD & XLN
kết hợp cùng với ĐVKD đánh giá tình trạng hồ sơ khoản vay,
tình trạng TSBĐ. (7) Ban xử lý nợ -
Phòng GSKD &
XLN tiếp nhận thông tin, tài liệu XLN và
chịu trách nhiệm xem xét đánh giá đề xuất phương án XLN nếu TGĐ đồng ý. (3)
Chuyên viên xử lý nợ của ban GSKD và
XLN sẽ trực tiếp nghiên cứu, đánh giá
hồ sơ và đưa ra phương án XLN. (4)
Quy trình các bước xử lý các khoản nợ có dấu hiệu nợ xấu
Chuyên viên XLN của ban XLN yêu cầu ĐVKD thực hiện việc cung cấp hồ sơ khoản nợ để
xây dựng phương án XLN. (5)
Chuyên viên XLN có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ
sơ khoản nợ được cung cấp theo yêu cầu và ghi nhận hiện trạng hồ sơ.
(6)
Đưa ra yêu cầu đánh giá lại TSBĐ nếu xét thấy giá trị TSBĐ có
thể thay đổi nhiều so với giá trị khi định giá
cho vay hoặc giá trị định giá của TSBĐ đã
quá hạn kể từ ngày định giá gần nhất. (8)
Chuyên viên lập tờ trình, báo cáo gửi ban
xử lý nợ - Phòng GSKD và XLN để
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt biện
pháp xử lý nợ. (9) Chuyên viên xử lý
nợ của ban GSKD
&XLN có trách nhiệm phối hợp với
ĐVKD triển khai thực hiện. đồng thời báo cáo tiến độ thực hiện cho Trưởng ban
XLN. (10) Chuyên viên XLN của
ban XLN có trách nhiệm thực hiện việc
đánh giá theo dõi khoản nợ, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các biện pháp XLN.
(11) Trong từng giai
đoạn xử lý, ban xử lý nợ sẽ yêu cầu đơn vị kinh doanh cung cấp hồ sơ nếu cần
thiết.
(12)
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Bước 1.1. Đề xuất
Bước đề xuất được quy định tại số 1, 2, 3, 4 trong sơ đồ 1.1, trong quá trình quản lý các khoản nợ, nếu phát sinh các khoản nợ có dấu hiệu của nợ xấu thì Ngân hàng thương mại cần lập báo cáo trình lên Tổng Giám Đốc thông qua khối Pháp chế, GSKD & XLN về việc đề xuất chuyển các khoản nợ này sang phòng Giám sát kinh doanh và xử lý nợ để phối hợp xử lý.
Nếu Tổng Giám Đốc không đồng ý, đơn vị kinh doanh tiếp tục theo dõi, quản lý và đôn đốc khoản vay.
Nếu Tổng Giám Đốc đồng ý phê duyệt thì:
Ban xử lý nợ - Phòng GSKD & XLN là đơn vị đầu mối tiếp nhận thông tin, tài liệu xử lý nợ và chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá, đề xuất phương án xử lý nợ trên cơ sở đề xuất của đơn vị kinh doanh.
Chuyên viên xử lý nợ của ban GSKD & XLN sẽ trực tiếp nghiên cứu, đánh giá hồ sơ và đưa ra phương án xử lý thông qua sự tư vấn, hỗ trợ từ chuyên viên xử
lý nợ của Ban xử lý nợ được hỗ trợ theo khu vực và sự phối hợp, hỗ trợ của đơn vị kinh doanh phát sinh nợ có dấu hiệu nợ xấu
Bước 1.2. Cung cấp hồ sơ:
Bước cung cấp hồ sơ được quy định tại số 5, 6, trong sơ đồ 1.1.
Sau khi được phân công trực tiếp xử lý hoặc hỗ trợ, chuyên viên xử lý nợ của ban xử lý nợ yêu cầu đơn vị kinh doanh thực hiện việc cung cấp hồ sơ khoản nợ theo danh mục cụ thể và tờ trình đề xuất thông qua chuyên viên xử lý nợ của ban giám sát kinh doanh và xử lý nợ để nghiên cứu và xây dựng phương án xử lý.
Chuyên viên xử lý nợ được phân công xử lý hoặc hỗ trợ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản nợ được cung cấp theo yêu cầu và ghi nhận hiện trạng hồ sơ. Sau khi nghiên cứu và đánh giá nều hồ sơ có thiếu sót thì thống nhất với đơn vị kinh doanh giải pháp khắc phục ngay để đảm bảo thực hiện được các biện pháp thu hồi nợ.
Việc cung cấp hồ sơ khoản vay phải được lập thành biên bản
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Bước 1.3. Triển khai thực hiện:
Bước triển khai thực hiện được quy định tại số 7, 8, 9, 10, 11, 12 trong sơ đồ 1.1.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ khoản nợ do ĐVKD cung cấp, chuyên viên xử lý nợ của ban GSKD & XLN kết hợp cùng với đơn vị kinh doanh đánh giá tình trạng hồ sơ khoản vay, tình trạng TSBĐ, từ đó:
Đưa ra yêu cầu định giá lại TSBĐ nếu xét thấy giá trị TSBĐ có thể thay đổi nhiều so với giá trị khi định giá cho vay hoặc giá trị định giá của TSBĐ đã quá
hạn kể từ ngày định giá gần nhất.
Lập tờ trình, báo cáo gửi ban xử lý nợ - Phòng giám sát kinh doanh và xử
lý nợ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt biện pháp xử lý.
Sau khi được phê duyệt biện pháp xử lý nợ, chuyên viên xử lý nợ của ban GSKD & XLN có trách nhiệm phối hợp với đơn vị kinh doanh triển khai thực hiện thông qua sự tư vấn, hỗ trợ từ chuyên viên xử lý nợ của ban xử lý nợ được phân công hỗ trợ theo khu vực, định kỳ hoặc đột xuất. Chuyên viên xử lý nợ của ban GSKD & XLN phải báo cáo tiến độ thực hiện công việc cho Trưởng ban xử lý nợ để kiểm soát, chỉ đạo và cập nhật báo cáo cho các cấp có thẩm quyền.
Chuyên viên xử lý nợ của ban xử lý nợ được phân công là đầu mối trực tiếp quản lý các khoản nợ xấu có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá, theo dõi khoản nợ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi các khoản nợ theo phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.
Trong từng giai đoạn xử lý, ban xử lý nợ sẽ yêu cầu ĐVKD cung cấp hồ sơ nếu cần thiết.
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Bước 2: các bước xử lý các khoản nợ xấu
Sơ đồ 1.2: Quy trình các bước xử lý các khoản nợ xấu của Ngân hàng thương mại
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các NHTM).
Theo sơ đồ trên, quy trình xử lý các khoản nợ xấu được thực hiện qua 3 bước sau đây:
Bước 2.1. Thông báo tình trạng nợ và cung cấp hồ sơ
Bước thông báo tình trạng nợ và cung cấp hồ sơ được quy định tại số 1 của sơ đồ 1.2.
Quy trình các bước xử lý các khoản nợ xấu
ĐVKD hàng tháng cập nhật và thông báo về ban GSKD
&XLN các khoản nợ cần xử lý và cung
cấp hồ sơ về ban GSKD và XLN để
phối hợp xử lý nợ xấu. (1)
Ban GSKD &XLN đánh giá chi tiết hồ sơ
khoản nợ, các điều kiện, khả năng của khách hàng, xây dựng kế hoạch và biện pháp xử lý trình cấp thẩm
quyền. (2)
Ban GSKD & XLN triển khai biện pháp XLN đã được phê duyệt, ĐVKD là đơn vị phối hợp xử lý. (5)
Chuyên viên xử lý nợ của ban GSKD &
XLN đánh giá lại hồ
sơ khoản nợ, các điều kiện, khả năng của khách hàng, xây dựng
đề xuất độc lập với ĐVKD và cung cấp hồ sơ cho ban XLN – Phòng GSKD & XLN đệ trình các cấp có
thẩm quyền phê duyệt biện pháp. (3) Các chuyên viên xử lý
nợ được phân công xử
lý nhận hồ sơ từ ĐVKD và tờ trình phương án XLN thông
qua các ban GSKD &
XLN. (4)
Chuyên viên XLN của ban XLN phụ trách địa bàn có trách nhiệm
hỗ trợ ban GSKD &
XLN trong công tác XLN và kiểm tra, đốc
thúc công tác XLN của ban GSKD &
XLN. (6)
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Hàng tháng, các khoản nợ cần xử lý được đơn vị kinh doanh cập nhật và
thông báo về ban GSKD & XLN và cung cấp hồ sơ theo danh mục cụ thể về ban GSKD & XLN để phối hợp xử lý.
Bước 2.2. Đánh giá hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Bước đánh giá hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt được quy định tại số 2, 3, 4 của sơ đồ 1.2.
ĐVKD phát sinh nợ xấu: đánh giá chi tiết hồ sơ khoản nợ, các điều kiện, khả năng của khách hàng, xây dựng kế hoạch và biện pháp xử lý trình cấp thẩm quyền thông qua ban GSKD & XLN.
Các chuyên viên xử lý nợ của ban GSKD & XLN: là đầu mối (dưới sự giám sát và tư vấn của ban xử lý nợ) để đánh giá lại hồ sơ khoản nợ, các điều kiện, khả năng của khách hàng, xây dựng đề xuất độc lập với ĐVKD và cung cấp hồ sơ cho ban xử lý nợ - phòng GSKD & XLN đệ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt biện pháp.
Các chuyên viên xử lý nợ của ban xử lý nợ được phân công xử lý nhận hồ
sơ từ ĐVKD và tờ trình phương án xử lý nợ thông qua các ban GSKD & XLN. Các chuyên viên xử lý nợ của ban xử lý nợ thực hiện đánh giá lại hồ sơ khoản nợ, các điều kiện, khả năng của khách hàng, xây dựng kế hoạch, trình Trưởng ban xử lý nợ thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Bước 2.3. Triển khai các biện pháp xử lý nợ đã được phê duyệt
Bước triển khai các biện pháp xử lý nợ đã được phê duyệt quy định tại số 5, 6 của sơ đồ 1.2.
Sau khi biện pháp xử lý nợ được phê duyệt, phòng GSKD & XLN sẽ thông báo tới ban GSKD & XLN. Ban GSKD & XLN là đơn vị triển khai biện pháp xử lý nợ đã được phê duyệt, đơn vị kinh doanh là đơn vị phối hợp xử lý. Chuyên viên xử
lý nợ của ban xử lý nợ phụ trách địa bàn có trách nhiệm hỗ trợ ban GSKD & XLN trong công tác xử lý nợ và kiểm tra, đốc thúc công tác xử lý nợ của ban GSKD &
XLN. định kỳ hoặc đột xuất, ban GSKD & XLN phải báo cáo cho ban xử lý nợ về kết quả xử lý nợ để báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định. ĐVKD có trách nhiệm phối hợp cung cấp các thông tin liên quan.
Tiểu luận Tư tưởng HCM
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại Đánh giá kết quả xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại chúng ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
Tổng số nợ xấu
Tổng nợ xấu không phải phát sinh tại một thời điểm mà nó được tích lũy trong một khoảng thời gian dài, phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ nợ xấu của ngân hàng, nhưng không phản ảnh được trong tổng dư nợ đó có bao nhiêu là nợ không có khả năng thu hồi và bao nhiêu là nợ có khả năng thu hồi. Tuy nhiên, nếu tổng nợ xấu của ngân hàng gia tăng trong thời gian dài chứng tỏ một điều rằng NHTM yếu kém về quản trị rủi ro nói chung và kết quả xử lý nợ xấu là chưa được hiệu quả, bên cạnh đó nó cho biết chính sách minh bạch hóa quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng. Nếu tổng số nợ xấu của Ngân hàng thương mại cao, gia tăng phản ánh một điều rằng, NHTM đã và đang chủ trương minh bạch hóa quan hệ
tín dụng, thông tin tài chính và ngược lại.
Tỷ lệ Tổng nợ xấu/Tổng dư nợ
Bên cạnh con số về tổng nợ xấu của Ngân hàng thương mại thì chúng ta còn dùng tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tổng nợ xấu của Ngân hàng thương mại bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, và
như vậy chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi Ngân hàng cho vay thì có
bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà Ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, cũng như phản ánh mức độ
hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu, công tác đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại, tuy nhiên con số này được đo tại một thời điểm nhất định nên không phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Theo Thông tư số 02/2013/NHNN khoản 6 điều 3 nêu rõ: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả
đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Khi một món nợ không được trả vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ tín dụng phản ánh chỉ số tương đối giữa dư nợ mà ngân hàng không thu hồi được đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng và tổng dư nợ mà ngân hàng đã cho vay. Khi chỉ số này tăng cho thấy rằng rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng gia tăng.
Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ tổng nợ xấu
Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro tín dụng có khả năng bù đắp được bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành nợ mất vốn. Nó càng cao thể
hiện rằng Ngân hàng thương mại chủ tâm vào vấn đề ngăn ngừa rủi ro tín dụng có
thể xảy ra thay vì ưu tiên lợi nhuận thu được. Trên thực tế, việc Ngân hàng trích lập dự phòng cao phản ánh một điều rất rõ đó là nợ xấu đang thực sự ám ảnh Ngân hàng, và cho thấy rằng công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng yếu kém, không đạt được kết quả cao, do đó, dẫn đến Ngân hàng có những động thái trên. Tuy nhiên, tùy tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ, so sánh thực trạng của nợ xấu để từ đó xây dựng quỹ dự phòng rủi ro một cách hợp lý.
Tỷ lệ Nợ khó đòi/ Tổng dư nợ và Nợ khó đòi/ Nợ xấu
Theo luật ngân hàng hiện nay, khi khách hàng vay vốn đến hạn hoàn trả vốn vay mà khách hàng không thể thực hiện được việc trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến khoản nợ đó quá hạn trên 360 ngày thì tất cả những khoản nợ đã quá hạn đó được gọi là nợ khó đòi.
Chỉ tiêu này phản ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi – một cấu phần quan trọng của nợ xấu. Đây là những chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của ngân hàng càng cao và ngược lại. Cụ thể, với hai ngân hàng có cùng số nợ xấu thì ngân hàng nào có tỷ lệ nợ khó đòi/ nợ xấu cao hơn sẽ có chỉ tiêu tuyệt đối về nợ khó đòi lớn hơn và tất nhiên nguy cơ mất vốn sẽ cao hơn.
Tiểu luận Tư tưởng HCM