CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
Điều 6: Thẩm quyền quyết định việc đưa khoản vay sang cơ quan có thẩm quyền xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự
2.3. Đánh giá kết quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đạt được
Có thể thấy BIDV chi nhánh Đông Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong vấn đề xử lý nợ xấu. Ban lãnh đạo chi nhánh thường xuyên phân tích, đánh giá về nợ xấu, ảnh hưởng của nợ xấu tới kết quả hoạt động kinh doanh, xác định nhiệm vụ xử lý nợ xấu là một nhiệm vụ trọng tâm. Các chỉ tiêu về xử lý, thu hồi nợ xấu được giao cụ thể đến từng cán bộ nhân viên và là
căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua, thành tích của từng cá nhân. Hàng tuần, các bộ
Tiểu luận Tư tưởng HCM
phận kinh doanh đều có báo cáo Ban lãnh đạo chi nhánh tình hình nợ xấu, kết quả
thu hồi nợ qua Phòng Tín Dụng. Cụ thể như sau:
Nợ xấu
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ của Chi nhánh theo nhóm nợ 2012-2014
Đơn vị: tỷ đồng
Tiêu chỉ
2012 2013 2014 Chênh lệch
2014-2013 Tỷ
đồng % Tỷ
đồng % Tỷ
đồng % Tỷ
đồng % Nợ đủ tiêu chuẩn
(nợ nhóm 1) 4.880 76,24 5.224 73,59 5.984 70,11 760 14,55
Nợ cần chú ý
(nợ nhóm 2) 989 15,45 1.343 18,92 2.107 24,69 764 56,89
Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3)
109 1,70 95 1,34 113 1,32 18 18,95
Nợ nghi ngờ
(nợ nhóm 4) 194 3,03 135 1,90 103 1,21 -32 -23,70
Nợ có khả năng mất vốn
(nợ nhóm 5)
229 3,58 302 4,25 228 2,67 -74 -24,50
Nợ xấu 532 8,3 532 7,5 444 5,2 -88 -16,54
Tổng 6.401 100 7.099 100 8.535 100 1.436 20,23
Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của BIDV Chi nhánh Đông Hà Nội năm 2012-2014 Dựa vào bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ theo nhóm của BIDV chi nhánh Đông Hà Nội khá tốt trong năm vừa qua, tổng dư nợ qua các năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2013, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (73,59%) còn nợ nhóm 2, 3, 4 và 5 chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ trong đó: Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) chiếm (18,92%) , nợ nhóm 3 (nợ dưới
Tiểu luận Tư tưởng HCM
tiêu chuẩn) chiếm 1,34%, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) chiếm 1,90%, nợ nhóm 5 (nợ có
khả năng mất vốn) chiếm 4,25%. Năm 2014 nợ nhóm 1 tăng 760 tỷ đồng so với năm 2013, tăng tương ứng với tỷ lệ 14,55%, đồng thời nợ nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt giảm với mức 32 tỷ đồng và 74 tỷ đồng so với năm 2013, giảm tương đương với tỷ lệ lần lượt là 23,7% và 24,5%. Trong khi đó nợ nhóm 2 và nợ nhóm 3 lại tăng, nhưng đáng kể hơn cả là nợ nhóm 2 tăng với tỷ lệ khá cao so với năm 2013, tăng 764 tỷ đồng, tăng tương đương với 56,89% so với năm 2013.
Xét về nợ xấu, khoản nợ xấu năm 2013 là 532 tỷ đồng, không thay đổi so với năm 2012 nhưng tỷ lệ nợ xấu của năm 2013 là 7,5% lại giảm so với năm 2012(8,3%). Năm 2014 khoản nợ xấu giảm còn 444, giảm 88 tỷ đồng so với năm 2013, giảm tương đương với tỷ lệ 16,54%, đồng thời tỷ lệ nợ xấu của năm 2014 cũng giảm xuống còn 5,2%.
Năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc chạy đua tín dụng diễn ra trong thời gian dài, chi nhánh ngân hàng đã nới lỏng điều kiện cho vay, thiếu sự kiểm soát cho vay trong công tác tín dụng, cùng với đó là tác động kinh tế thế giới phục hồi chậm và
kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hàng tồn kho tăng cao, không còn khả năng trả
nợ cho chi nhánh ngân hàng, khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Hai năm tiếp theo, trong năm 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành đã giúp chi nhánh ngân hàng xác định đúng và đủ nợ xấu, phản ánh đúng thực trạng, tình hình nợ xấu, từ đó
giúp ngân hàng đưa ra những biện pháp giải quyết, xử lý hợp lý và đúng đắn, tình hình chi nhánh ngân hàng dần ổn định và tăng trưởng an toàn hơn. Bước sang năm 2014, Thông tư 09/2014/TT-NHNN được ban hành, chi nhánh ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với điều kiện chặt chẽ hơn, quy định này cũng giúp ngân hàng làm giảm và trì hoãn áp lực về nợ xấu, tránh được cú sốc về nợ xấu tăng lên. Điều này có thể thấy rõ, trong hai năm 2013 và 2014 nợ nhóm 2 được điều chỉnh tăng dần lên, và nợ xấu có chiều hướng giảm dần. Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng đã tiến hành theo dõi và đôn đốc việc thu nợ đối với các khách hàng một cách thường xuyên hơn, các khoản nợ quá hạn được chi nhánh ngân hàng
Tiểu luận Tư tưởng HCM
gia hạn kèm theo các yêu cầu, cùng với các khoản phí phạt và mức lãi suất quá hạn mới nhằm thúc đẩy quá trình thu hồi nợ, đồng thời chi nhánh cũng đã đưa ra những phương án, thực hiện những biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý, để công tác xử lý nợ xấu diễn ra tốt hơn.
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của BIDV Chi nhánh Đông Hà Nội qua các năm vẫn còn quá cao so với ngưỡng an toàn là 3%, song so với các các chi nhánh khác trong cùng hệ thống BIDV nói riêng và các chi nhánh Ngân hàng khác nói chung thì tỷ lệ
đó là vẫn còn thấp, và đã được cải thiện tích cực khi con số này có chiều hướng giảm dần qua các năm trong tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nó phán ánh được sự nỗ lực của chi nhánh Ngân hàng trong công cuộc xử lý nợ xấu.
Nợ quá hạn theo thời gian
Trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn việc thực hiện đầy đủ, đúng quy trình cho vay, đảm bảo an toàn tín dụng nhằm giảm nợ quá hạn là hết sức cần thiết.
Căn cứ theo thời hạn của khoản vay ta có bảng nợ quá hạn giai đoạn 2012 – 2014 của chi nhánh ngân hàng như sau:
Bảng 2.7: Nợ quá hạn giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu/ Năm 2012 2013 2014
Nợ quá hạn 275 223 103
Nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn 208 172 80
Nợ quá hạn của các khoản vay dài hạn 67 51 23
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 4,30% 3,14% 1,21%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 – 2014, báo cáo tổng kết năm 2012 – 2014 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng qua các năm có xu hướng giảm đáng kể, từ 4,30% vào năm 2012 xuống còn 1,21% vào
Tiểu luận Tư tưởng HCM
năm 2014. Có được kết quả này là do trong giai đoạn 2012 – 2014 BIDV chi nhánh Đông Hà Nội đã phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn, và khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp một cách có khoa học, đồng thời kiểm tra đầy đủ, đúng đắn tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn của khách hàng qua các năm ngày càng khắt khe hơn trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó chi nhánh ngân hàng đã chủ động, tích cực thường xuyên đôn đốc nhắc nhớ doanh nghiệp trả nợ theo đúng cam kết với ngân hàng như gửi giấy báo nợ, theo dõi trực tiếp…
Quỹ dự phòng rủi ro
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu nợ xấu của BIDV Chi nhánh Đông Hà Nội 2012-2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Thay đổi 2014-2013
Tỷ đồng %
Tổng dư nợ 6.401 7.099 8.535 1.436 20,23
Tổng số nợ xấu 532 532 444 -88 -16,54
Tổng DPRR 404 476 462 -14 -2,94
Dự phòng cụ thể 361 429 406 -23 -5,36
Dự phòng chung 43 47 56 9 19,15
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 8,3 7,5 5,2 -2,3 -30,67 Tỷ lệ DPRR/ nợ xấu (%) 75,94 89,47 104,05 14,58 16,30
Nguồn: Trích báo cáo trích lập dự phòng toàn ngành BIDV năm 2012-2014 Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà Nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.
Trong khi đó: dự phòng cụ thế = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)
Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy tỷ lệ DPRR/ nợ xấu ngày càng tăng, năm 2012 tỷ lệ này chỉ ở mức 75,94%, sang năm 2013 tỷ lệ này đạt 89,47%. Nhưng năm 2014 tỷ lệ này đã là 104,05%, tăng 16,30% so với năm 2013. Điều đó cho thấy tỷ lệ
quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu luôn được duy trì ở mức an toàn và ổn định (104,05%
Tiểu luận Tư tưởng HCM
năm 2014) đảm bảo cho hoạt động của chi nhánh Ngân hàng. Thực tế, việc trích lập dự phòng rủi ro tăng được lý giải như sau: từ ngày 01/06/2014 theo tinh thần Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro quy định Ngân hàng phải gọi tên đúng nợ xấu, các khoản nợ vào năm 2012, 2013 như tiền gửi quá hạn tại ngân hàng khác, các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp không thể đáo hạn cũng được xem là nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng trong năm 2014. Và dù phải tới 01/01/2015, chi nhánh Ngân hàng mới phải thực hiện phân loại nợ theo cơ chế chặt chẽ hơn nhưng hầu như để tránh việc dồn cục khi tới thời điểm quy định bắt buộc thì chi nhánh Ngân hàng đã trích lập sớm hơn. Mặt khác, khi áp dụng thông tư 02, cách tính nợ quá hạn sẽ bao gồm cả nợ nhóm 2. Ngoài ra, tỷ lệ
trích lập dự phòng theo quy định mới cũng có điều chỉnh tăng lên ở một số nhóm, điều này khiến cho chi nhánh Ngân hàng phải tăng lượng tiền trích lập dự phòng để
đảm bảo trích đủ, trích đúng theo quy định. Bên cạnh đó, việc VAMC dồn dập mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng tuy khiến cho các ngân hàng tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của công ty, nhưng việc mua nợ xấu của VAMC từ đầu năm 2014 gần như đã chững lại. Vì vậy trong khi nền kinh tế vẫn còn trì trệ, chưa có dấu hiệu rõ ràng về khởi sắc và phục hồi như hiện nay thì các doanh nghiệp sẽ còn khó khăn và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này cũng suy giảm. Điều đó khiến cho tỷ lệ trích lập dự phòng của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng cần phải tăng lên.
Song, nếu xét về tỷ lệ nợ xấu thì đây là điều đáng nói đối với chi nhánh Ngân hàng khi hầu hết qua các năm BIDV chi nhánh Đông Hà Nội có tỷ lệ vượt qua 3% - Ngưỡng an toàn do Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế đặt ra. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 8,3%, sang năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 7,5%, giảm 9,64% so với năm 2012, năm 2014 con số này giảm xuống còn 5,2%, giảm 30,67% so với năm 2013. Nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu qua các năm là đã giảm theo chiều hướng tích cực, điều này phán ánh đúng tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng, khi mà tổng nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng qua các năm đã giảm đáng kể so với những năm trước.
Tiểu luận Tư tưởng HCM
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu
Mặc dù thời gian vừa qua BIDV chi nhánh Đông Hà Nội đã chú trọng trong công tác xử lý nợ xấu tuy nhiên công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh vẫn chưa thực hiện một cách toàn diện và mang lại hiệu quả như kỳ vọng, và điểm nhấn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu cao, vượt quá mức 3% trong ba năm, và điều đó là một số hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu, cụ thể:
Thứ nhất: Việc xác định nợ xấu chưa chuẩn xác
Việc xác định và phân loại nợ không đúng đúng quy định dẫn đến phân loại nợ không chính xác. Chất lượng của kết quả chưa phản ánh đúng tình hình cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Việc dư nợ ở một số nhóm tăng đột biến trong những năm qua, đặc biệt là nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 đã phản ánh những sai lầm do chủ quan hoặc cố ý của bộ phận phân loại nợ, cụ thể: phân loại nhóm 1 nhưng thực chất là nợ nhóm 2,3,4 hoặc cá biệt là lên đến nợ nhóm 5 (nợ có khả
năng mất vốn). Cơ cấu nơ, phân loại nợ không đúng với thực tế, kéo dài thời gian giải ngân, thời gian ân hạn, cơ cấu lại nợ cho khoản vay không đúng với quy định khi mà tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn không có hiệu quả, không có khả năng trả nợ…
Thứ hai: Kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu chưa cao
Nhìn chung công tác quản lý nợ xấu của chi nhánh vẫn chưa mang lại hiệu quả
như kỳ vọng, nợ xấu vẫn đang ở mức cao, vượt quá mức cho phép. Tỷ lệ nợ xấu cao phản ánh một mặt của việc xử lý, thu hồi nợ đối với những khoản cho vay phát sinh trước năm 2012 không thu được nhiều kết quả, đặc biệt là những khoản vay có bảo lãnh của các Doanh nghiệp Nhà nước cho vay không có tài sản đảm bảo, hoặc một số khoản vay mặc dù có tài sản bảo đảm nhưng không thể xử lý để thu hồi được.
Điều đó cho ta thấy rằng, chi nhánh Ngân hàng còn mắc nhiều khuyết điểm, sai sót trong việc chưa đánh giá định kỳ, định giá lại theo quy định đối với một số tài sản đảm bảo…
2.3.4. Nguyên nhân ảnh hưởng kết quả xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Việc tồn tại nhiều vấn đề trong công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân
Tiểu luận Tư tưởng HCM
hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là xuất phát từ sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, hay nền kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, cũng như những yếu kém còn tồn tại trong chi nhánh Ngân hàng… Tuy nhiên tất cả những nguyên nhân nêu trên được chia làm hai nhóm chính là: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan
-Đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế
Đạo đức và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên để giải quyết những vấn đề nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng kém về năng lực, trình độ chuyên môn có thể bồi dưỡng thêm, nhưng khi bị tha hóa về đạo đức nghề nghiệp thì vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Khi đó họ sẽ cố tình làm sai quy định, tham ô để chuộc lợi cho bản thân mà tổn hại đến lợi ích của Ngân hàng, kết quả thật là khó mà lường trước được.
Đối với cán bộ tín dụng ngân hàng việc phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều vùng khác nhau đòi hỏi cán bộ tín dụng ngân hàng phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên ngành tốt, cũng như những am hiểu về xã hội nhất định. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém sẽ dẫn đến hàng loạt những nguyên nhân gây bất lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng như: thiếu khả năng phân tích khách hàng, khả năng thẩm định tài chính dự án nên nhiều khi cho vay mà
không đánh giá được tính khả thi của dự án, hoặc không phân tích được báo cáo tài chính một cách chính xác, không biết được tình hình tài chính cũng như tiềm lực thực sự của khách hàng. Và cũng chính việc thiếu năng lực mà khiến cho cán bộ tín dụng không tích cực trong việc theo dõi, giám sát khoản vay của khách hàng có sử
dụng đúng mục đích hay không… Như vậy, họ cần phải được đào tạo và rèn luyện bản thân, liên tục trau dồi và toàn diện.
Tiểu luận Tư tưởng HCM
- Những nguyên nhân từ Hội sở chính
Những biện pháp xử lý nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng trong thời gian vừa qua đã phát huy vai trò và hiệu quả song vẫn còn bộc lộ những bất cập và hạn chế
nhất định trong quy trình xử lý nợ xấu. Trong giai đoạn 2012 – 2014 các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động là khách hàng của Chi nhánh Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, mất khả năng trả nợ, hầu hết với những khoản nợ xấu giá trị lớn, khó thu hồi, điều này đòi hỏi Chi nhánh Ngân hàng phải gấp rút hoàn thành đầy đủ hồ sơ, trình lên các cấp lãnh đạo, gửi lên Hộ sở chính để được phê duyệt phương án xử lý nợ xấu. Việc quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt các phương án xử lý nợ đã khiến cho quá trình xử lý một khoản nợ kéo dài, một khoản nợ xấu từ khi hoàn thành hồ sơ tại Chi nhánh Ngân hàng đến khi nhận được chỉ thị, quyết định xử lý nợ xấu từ Hội sở chính cũng mất gần 7 đến 8 tháng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán, điều này khiến cho Ngân hàng còn thiếu bộ
phận chuyên thẩm định về mặt kỹ thuật của các dự án cho vay, mặc dù cán bộ tín dụng tiếp xúc nhiều với khách hàng nhưng những cán bộ tín dụng không hiểu biết hết về mọi vấn đề chuyên môn kỹ thuật xây dựng, công nghệ hiện đại… nên họ
không thể thẩm định chính xác toàn bộ thông số kỹ thuật của dự án, dẫn đến sai sót, và trong khi những khoản nợ xấu cũ chưa được xử lý thì lại phát sinh thêm những khoản nợ xấu mới. Gây ảnh hưởng kết quả xử lý nợ xấu, khiến cho vấn đề xử lý, thu hồi nợ xấu không cao, và đó là một trong những vấn đề còn tồn tại tại Chi nhánh Ngân hàng…
Nguyên nhân khách quan
-Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, với quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước nói chung và các hoạt động ngân hàng nói riêng, sự hưng thịnh hay suy thoải của nền kinh tế sẽ tác động đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tiểu luận Tư tưởng HCM