CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
2.1. Khái quát ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập vào năm 1967 với tên gọi là Chi điểm 4 Đông Anh trực thuộc ngân hàng kiến thiết Hà Nội. Năm 1983 tách ra làm Phòng đầu tư và xây dựng Đông Anh và Chi nhánh Ngân hàng Sóc Sơn. Năm 1987 nhập về thành Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng Đông Anh, cho đến năm 1990, chi nhánh đổi tên thành Ngân hàng ĐT&PT Đông Anh, và là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội.
Từ tháng 1/2005, Ngân hàng ĐT&PT Đông Anh được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam theo quyết định số 241/QĐ- HĐQT ngày 25/11/2005 của HĐQT Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Tháng 10/2008, theo chỉ đạo chung của BIDV, BIDV chi nhánh Đông Anh cùng các chi nhánh BIDV trên cả nước đã hoàn tất việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình tổ chức theo dự án TA2.
Ngày 28/11/2008, được sự chấp thuận của BIDV Việt Nam, chi nhánh BIDV Đông Anh đổi tên thành chi nhánh BIDV Đông Hà Nội theo quyết định số 983/QĐ- HĐQT. Ngày 01/05/2012, Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam đã có quyết định số
30/QĐ-HĐQT về việc thành lập các chi nhánh, giao dịch trực thuộc Ngân hàng TMCP ĐT&PT VN, theo đó BIDV – chi nhánh Đông Hà Nội sẽ chính thức hoạt động theo Ngân hàng TMCP. Theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số chi nhánh 0100150619086 đăng ký thay đổi lần 5 ngày 16/08/2012.
Tiểu luận Tư tưởng HCM
2.1.2. Mô hình tổ chức
Cơ cấu tổ chức(phòng, tổ) của BIDV Đông Hà Nội theo mô hình TA2 được Hội đồng quản trị BIDV phê duyệt theo Quyết định số 828/QD – HĐQT ngày 23/09/2008. Tính đến ngày 31/12/2013 BIDV Đông Hà Nội đã có 15 phòng nghiệp vụ, trong đó có 4 Phòng giao dịch, với bộ máy quản lý đứng đầu là Ban Giám Đốc gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám Đốc và đội ngũ đông đảo các đồng chí Trưởng Phòng/ Tổ/Giám đốc phòng; Các Phó Trưởng Phòng/ Phó Giám Đốc Phòng.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Khối Quan hệ
khách hàng
Khối Quản lý rủi ro
Khối Quản lý nội bộ
P. Quản lý rủi ro P. Giao dịch KHDN P. Quản trị tín dụng
P. Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ
P.Giao dịch KHCN
P. Tổ chức hành chính P. Tài chính kế toán P. Kế hoạch Tổng hợp Khối Tác nghiệp
P. Khách hàng doanh nghiệp1 P. Khách hàng doanh nghiệp2 P. Khách hàng cá nhân
Khối Trực thuộc
P. Giao dịch Đông Anh P. Giao dịch Phù Lỗ P. Giao dịch Sóc Sơn P. Giao dịch Dục Tú PHÓ
GIÁM ĐỐC 1
PHÓ GIÁM ĐỐC 2
PHÓ GIÁM ĐỐC 3 GIÁM
ĐỐC GIÁM
ĐỐC
Tiểu luận Tư tưởng HCM
2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội qua các năm 2012 – 2014
2.1.3.1. Huy động vốn
Một Ngân hàng thương mại cũng như một doanh nghiệp bất kỳ, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay mở rộng sản xuất thì phải có vốn. Và vốn huy động là một trong những nguồn hình thành nên vốn của Ngân hàng thương mại, đóng vai trò hết sức quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, nó dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Do đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nói chung và chi nhánh Đông Hà
Nội nói riêng luôn coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu trong mọi hoạt động của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, nguồn vốn tạo chủ
lực cho hoạt động kinh doanh, không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Các hình thức huy động vốn được sử dụng chủ yếu hiện nay ở Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội là: Nguồn vốn tiền gửi của khách hàng, vốn tự tạo của ngân hàng, nguồn vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá, huy động Bảo Hiểm xã hội, vay từ các tổ chức tín dụng khác và NHNN… với thời hạn và lãi suất thích hợp. Nhìn chung trong điều kiện chung của nền kinh tế đang gặp khó khăn, cùng với toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển chi nhánh Đông Hà
Nội đã bám sát chủ trương của Chính Phủ, NHNN linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, đồng thời chủ động, sang tạo nổ lực phấn đấu để thực hiện tốt công tác huy động vốn nhằm đảm bảo quy mô nguồn vốn luôn tăng trưởng theo kế hoạch đã định, cũng như đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh diễn ra một cách hiệu quả nhất.
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn từ năm 2012 đến 2014
Đơn vị:tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Số tiền (%) Số tiền (%)
+ (-)
Số tiền (%)
+ (-)
2013/2012 2014/2013
ST (%) ST (%)