Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM

1. Tình hình tỷ giá và chính sách của Việt Nam trong các giai đoạn

1.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005

Từ năm 1989 đến nay, Nhà nước đã xoá bỏ các tỷ giá hối đoái trước đây như tỷ giá kết toán nội bộ và thực hiện chế độ một tỷ giá. Tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh sát với thị trường. Nhà nước đã giao cho NHNN công bố tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh đặc biệt là USD và cho phép NHTM được xây dựng tỷ giá hàng ngày với mức chênh lệch 5% so với tỷ giá chính thức.

Ngoại trừ sự đột biến về tỷ giá vaò cuối năm 1991 và đầu năm 1992 thì giao động của tỷ giá là tương đối ổn định. Nhờ áp dụng tỷ giá hối đoái mới nên đã mang lại những kết quả thiết thực và quan trọng cho ngoại thương Việt Nam. Kinh doanh xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu góp phần tăng nhanh doanh số xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước nhưng việc điều hành của nhà nước trong từng năm có khác nhau, ta có thể chia làm 3 thời kỳ.

Thời kỳ từ 1989-1993: Nhìn tổng thể trong thời gian này tỷ giá có khuynh hướng tăng và được điều chỉnh sát với thị trường tự do làm cho khuynh hướng xuất khẩu tăng, tuy nhiên tình trạng nhập siêu vẫn là phổ biến: thâm hụt năm 1993 là 890 triệu USD, ngoại trừ năm 1992 có thặng dư là 40 triệu USD.

Do tỷ giá hối đoái hình thành và vận động căn cứ hàng loạt yếu tố như giá vốn xuất khẩu, cung cầu trên thị trường nội địa, chính sách đối với đồng nội tệ, tình hình lạm phát... cộng với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp nên tình trạng thâm hụt cán cân thương mại sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng để đạt được chi phí xuất nhập khẩu thấp hơn tỷ giá hối đoái hình thành trên thị trường, chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

trên thị trường và chi phí xuất khẩu càng lớn thì doanh nghiệp càng có lợi.Như vậy mức tỷ giá hợp lý phải nằm giữa giới hạn tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu.

Tỷ giá xuất khẩu < Tỷ giá hối đoái < Tỷ giá nhập khẩu

Mặt khác, vào thời gian những năm 1989-1991 giá trị đồng Việt Nam không ổn định, lạm phát cao bội chi ngân sách lớn lại được bù đắp bằng nguồn phát hành tiền không được kiểm soát hợp lý, quản lý ngoại tệ vừa lỏng lẻo vừa cứng nhắc hành chính đã góp phần làm chao đảo tỷ giá hối đoái VND/USD, tạo nên cơn sốt ngoại tệ, làm trầm trọng thêm lạm phát và ảnh hưởng không nhỏ đến cán cân thương mại.Từ năm 1992-1993 những đổi mới trong chính sách tài chính tiền tệ như chấm dứt bù đắp thiếu hụt ngân sách bằng phát hành tiền, duy trì lãi suất tiết kiệm,quản lý lượng cung ứng ngoại tệ theo tốc độ tăng trưởng và mục tiêu chống lạm phát... do đó đã ổn định được sức mua của đồng tiền.

Thời kỳ 1993-1996: Trong thời kỳ này Nhà nước đã chủ động can thiệp và giữ tỷ giá hối đoái trong suốt khoảng thời gian 1993-1996 với mức biến động rất nhỏ, tốc độ tăng của tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc độ tăng của lạm phát vì các nhân tố kinh tế đối ngoại tác động đến việc duy trì một tỷ giá hối đoái ổn định trong một thời gian dài đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sức mua của đồng tiền Việt Nam,kiềm chế được lạm phát, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, khuyến khích đầu tư của nước ngoài... Tuy nhiên, tỷ giá ổn định từ 19931996 đã không khuyến khích được xuất khẩu, làm cho ngoại thương kém phát triển.

Tình trạng nhập siêu liên tục trong thời gian này đã dẫn tới tình trạng phải tiêu giảm dự trữ quốc gia hoặc phải vay nợ nước ngoài để bù đắp cán cân thanh toán Tuy cơ cấu nhập khẩu có thay đổi, tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ ngày càng tăng nhưng nhập siêu kéo dài đã khó khăn cho nền tài chính quốc gia.

- Từ năm 1997 đến 2005, Nhà nước đã có những chỉ đạo:

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Chỉ đạo xử lý nợ quá hạn từ năm 1994, hạn chế kịp thời tình trạng mở tài khoản L/C thanh toán một cách tràn lan và cuối năm 1996 thông qua khống chế mức mở L/C trả chậm, xem xét cho nhập khẩu những mặt hàng cần thiết chủ yếu là những mặt hàng về tư liệu sản xuất, dựa vào huy động vốn trung và dài hạn càng được nâng cao và huy động vốn bằng mọi biện pháp thông qua ký quỹ bắt buộc.

Điều hành tỷ giá hối đoái theo tín hiệu thị trường: Nhà nước thực hiện chính sách thả nổi có kiểm soát. Nhà nước đã mở rộng biên độ giao dịch của các ngân hàng thương mại từ 1% đến 5% rồi lên 10%,giải pháp này đã góp phần giảm sức ép đối với tỷ giá hối đoái. Mặc dù có những biến động phức tạp về tỷ giá hối đoái song tổng kim nghạch xuất khẩu năm 1997 vẫn tăng xấp xỉ 9%, đạt được 20050 triệu USD. Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn song năm 1997 Việt Nam đã đạt được một số thành công đáng kể.Chính sach tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh từng bước linh hoạt, một mặt tạo điều kiện cho giá trị đồng Việt Nam phản ánh tương đối xác thực cung cầu ngoại tệ, góp phần kiềm chế lạm phát,một mặt hỗ trợ xuất khẩu.

Sang năm 1998, tình hình tỷ giá hối đoái trong nước ngày càng biến động phức tạp,tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD ngày càng tăng, thậm chí có ngày thay đổi vài lần điều này đã ảnh hưởng không tốt tới đời sống kinh tế xã hội .Nhiều doanh nghiệp cố gắng nắm giữ ngoại tệ trong tài khoản chờ tăng giá để kiếm chênh lệch.Một số doanh nghiệp khác có nhu cầu ngoại tệ để trả nợ, mua máy móc thiết bị hoặc L/C đến hạn thanh toán nhưng lại không dám vay vì sợ tỷ giá biến động đột ngột sẽ không trả được nợ. Đồng ngoại tệ đóng băng, các ngân hàng không mua, không bán hoặc cho vay bằng ngoại tệ được. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ra quyết định 37/1998/QĐ-TTg (ngày 14/2/1998) về một số biện

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

pháp nhằm quản lý ngoại tệ và đã kiểm soát được lượng ngoại tệ, ngăn chặn cơn sốt tỷ giá. Tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá trên thị trường chính thức đã sát lại gần nhau. Ngân hàng đã kiểm soát được 90% lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)