Diễn biến chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam (Trang 36 - 49)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM

1. Tình hình tỷ giá và chính sách của Việt Nam trong các giai đoạn

1.3. Diễn biến chính sách tỷ giá

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Nhìn lại diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2012 cho thấy, vào đầu năm duy trì ổn định với biến động không quá +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng và với chiều hướng giảm từ 21.030 VND/1USD, xuống còn khoảng 20.850 VND/1USD vào cuối năm.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, còn 6 tháng cuối năm giảm, tính chung cả năm tỷ giá giảm gần 0,88%. Đây là một hiện tượng ngược lại diễn biến tỷ giá trên thị trường trong những năm xáo trộn (2008 - 2011) khi tỷ giá luôn biến động theo chiều hướng tăng dần từ đầu năm đến cuối năm.

Biểu đồ 2.5: Tỷ giá USD/VND từ năm 2006 đến năm 2013

Nguồn: Vietstock.com Điều đáng nói, diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra dường như theo quy luật trong các năm gần đây là vào những tháng cuối năm tỷ giá thường có xu hướng biến động rất mạnh, kèm với sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do thường ở mức khá cao. Tuy nhiên, trong năm 2012 hiện tượng này lại được loại trừ hoàn toàn. Có được kết quả trên là do sự kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong suốt năm 2012, nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ. Theo đó, tỷ giá VND/USD sẽ được điều chỉnh biên độ dao động không quá 2 - 3% trong cả năm 2012.

Ngoài ra, diễn biến thuận lợi của cán cân thương mại, cán cân tổng thể trong năm 2012,

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

đã hỗ trợ khá đắc lực cho những cam kết của NHNN. Đồng thời, những quy định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng đã khiến cho biến động của thị trường này không còn gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường ngoại hối tự do như trước đây.

2012 2013 2014 2015 2016 2017

20000 20500 21000 21500 22000 22500 23000

20828 20933

21148

21697

21935

22420

Biểu đồ 2.6: Tỷ giá USD/VND bình quân 2012 - 2017

Tỷ giá USD/VND bình quân

Nguồn: Vietstock.com Từ biểu đồ số liệu trên, ta thấy tỷ giá USD/VND liên tục tăng trong suốt 6 năm, tăng từ 20,828 VND năm 2012 đến 22,420 VND vào năm 2017. Đặc biệt tăng nhanh từ năm 2014, khi trung bình mỗi năm tăng từ 300 VND đến 500 VND.

Để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, NHNN đã thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng những biện pháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VND và USD nhằm đảm bảo nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD.

1.3.2. Các công cụ điều tiết của NHNN Việt Nam

Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chúng ta đã từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm, tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do NHNN công bố và một biên độ được ấn định

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

sẵn. Chế độ tỷ giá trong giai đoạn 1997-2017 là chế độ tỷ giá cố định, neo với biên độ điều chỉnh.

Cụ thể là từ cuối 2006, công cụ biên độ dao động bắt đầu được điều chỉnh với tần suất cao hơn và với chiều hướng gia tăng cho đến đầu năm 2009. Sau đó, từ tháng 11/2009, biên độ dao động bắt đầu giảm xuống ± 3%, rồi ±1% vào năm 2011. Ngày 11/2/2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mức tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên 9,3%. Đây là mức điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử qua một lần điều chỉnh, gần với cả mức tăng của cả một năm trong những năm gần đây.

Bước đi đột phá này nhằm kéo giá USD trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do sát lại gần nhau.

Ngoài ra, khá nhiều các công cụ khác, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp, được NHNN Việt Nam áp dụng trong thời gian này nhằm đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, không ổn định, như tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ; giảm giá đồng nội tệ; lãi suất huy động tối đa đối với ngoại tệ; hạn mức cho vay với ngoại tệ; kết hối ngoại tệ đối với các công ty lớn….

Trong năm 2009, khi nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế không đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thậm chí với nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng chiến lược, ngày 23/12/2009 chính phủ đã ban hành văn bản 2578/TTg-KTTH buộc 7 tập đoàn là tập đoàn dầu khí VN, tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản VN, tổng công ty (TCT) lương thực miền Nam, TCT lương thực miền Bắc, TCT lắp máy VN, TCT cảng hàng không miền nam, TCT hóa chất - bán ngoại tệ.

Theo số liệu thống kê từ NHNN cho biết, đến cuối ngày 30/11/2009, tổng tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức doanh nghiệp là 10,3 tỉ USD, trong đó tiền gửi có kì hạn của 7 tập đoàn này là 1,2 tỉ USD và tiền gửi không kì hạn khoảng 700 triệu USD. Cần lưu ý là quỹ dự trữ ngoại hối của VN năm 2009 khoảng 14 tỉ USD. Việc buộc kết hối đã ko làm hài lòng các tập đoàn, tuy nhiên, vì các tập đoàn đã được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách hỗ trợ lãi suất 4% trong gói kích cầu số 1 của chính phủ nên đây là nghĩa vụ của họ trong việc cân đối ngoại tệ, bình ổn tỉ giá trong nền kinh tế.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Thật vậy, ngay khi ý tưởng buộc các tập đoàn kết hối, tình trạng găm giữ chờ ngoại tệ lên giá của các tổ chức trong nền kinh tế giảm đáng kể. theo vụ quản lí ngoại hối, từ 11 đến 17/11/2009 trước khi chính phủ ban hành văn bản 2578 doanh số giao dịch liên ngân hàng đạt mức 2,03 tỉ USD tương đương 406 triệu USD/ ngày, tăng trung bình 580 triệu USD so với tuần trước đó. Việc làm này đã góp phần hạn chế căng thẳng ngoại tệ và kiềm chế sự biến động của tỉ giá.

Ngày 30/12/ 2009, với chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, NHNN chính thức ban hành thông tư hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thăng.

Ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3%

xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường.

Ngay sau đó, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm.

Đây được xem là một “cú hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4%-4,5%/năm. Quy định được coi như là đặt các tổ chức đó vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.

Với thông tư Thông tư 11/2011/TT–NHNN, NHNN Việt Nam công bố điều chỉnh tỷ giá VND so với đồng USD ở mức 20.693 VND/ 1 USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%. Đây là biện pháp chính phủ đưa ra nhằm đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về tỷ giá giao dịch đồng USD giữa thị trường chính thức và thị trường

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

“chợ đen” - yếu tố đã và đang làm cho tình trạng lạm phát phi mã của Việt Nam tăng cao nhất trong 2 năm 2009- 2011.

1.3.3. Các công cụ quản lý cơ bản

Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) được chính thức triển khai kể từ khi Thống đốc NHNN phê duyệt Đề án triển khai NVTTM theo Quyết định số 340/1999/QĐ- NHNN ngày 30/9/1999. Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2000.

Mục tiêu ban đầu đặt ra là thông qua hoạt động của NVTTM, NHNN có thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) và kiểm soát lãi suất thông qua việc mua hoặc bán các chứng từ có giá ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ (CSTT) trong từng thời kỳ. Luật NHNN (sửa đổi), năm 2010 quy định NVTTM là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện CSTT quốc gia.

Sự thay đổi mạnh mẽ của NVTTM bắt đầu từ cuối năm 2011. Đây là thời điểm hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, sau những biến cố tại một số NHTM yếu kém. Trong bối cảnh, thị trường biến động rất mạnh, thanh khoản của nhiều NHTM căng thẳng, đặt hệ thống trước nguy cơ đổ vỡ, NHNN đã bơm ra khối lượng tiền lớn hỗ trợ kịp thời các TCTD vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đến năm 2015, việc triển khai NVTTM cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời.

NVTTM dần trở thành kênh chủ đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khả dụng của các NHTM.

Trong giai đoạn 2014-2016, thực tiễn điều hành NVTTM cho thấy, NHNN đã giúp các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 6,5% - 6%/năm và tương đối ổn định suốt thời gian qua.

Lãi suất của kỳ hạn 28 ngày cũng giảm xuống ở mức khoảng 6,5%/năm. Hoạt động thị trường mở được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu liên tục ở

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

mức cao, khoảng 5.000 - 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia. Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy, NHNN đang bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các NHTM.

Động thái này đã mang lại những lợi ích sau:

- Các NHTM có thêm vốn để cấp tín dụng, tức là gia tăng được lượng vốn khả dụng;

- Lãi suất cho vay có điều kiện giảm do các NHTM có nhiều vốn để cho vay hơn;

- Các chủ thể kinh tế gia tăng được cơ hội tiếp cận nguồn vốn, do lượng cung nhiều hơn và lãi suất giảm thấp hơn.

Cùng với các biện pháp tiền tệ như tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các NHTM quy mô nhỏ, giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu… việc NHNN mua vào giấy tờ có giá với lãi suất thấp hơn đã góp phần không nhỏ ổn định thị trường tiền tệ.

 Lãi suất chiết khấu

Từ 2012 đến 2017 việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành linh hoạt trần lãi suất đã giúp giảm mặt bằng lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay; trần lãi suất huy động đã được dỡ bỏ từng phần nhưng mặt bằng lãi suất vẫn ổn định, kỷ luật thị trường được thiết lập.

Như vậy, lãi suất huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng đã giảm khá sâu trong năm 2017. Việc NHNN kêu gọi NHTM điều chỉnh lãi suất cho và trung và dài hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên về mức không quá 10%/năm đã nhận được sự ủng hộ giúp mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường giảm. Hiện nay mức chênh lệch giữa trần lãi suất của VNĐ và USD được cho là đủ hấp dẫn để người gửi tiếp tục duy trì gửi tiền VNĐ. Điều này đã tiếp thêm nguồn lực cho nên kinh tế, thúc đầy khu vực tài chính tăng trưởng và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh chiều hướng kinh tế vĩ mô ổn định hơn.

Tỷ lệ lạm phát ở nước ta thời gian vừa qua được đánh giá là khống chế hiệu quả.

Từ 2004 đến 2011 lạm phát nước ta có xu hướng gia tăng, cao điểm lên mức 2 con số, do

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

đó chống lạm phát là nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Đến thời điểm 2012 đến 2017, lạm phát xuống còn một con số và đặc biệt 2017 đạt mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Đây là một sự kiện ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế và là một trong những sự kiện kinh tế nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2014. Cụ thể: CPI năm 2012 là 6.81%, năm 2016 là 6.04% và năm 2017 là 4.09%.

Nhờ lạm phát thấp, mặt bằng lãi suất được kéo dần xuống mức thấp, doanh nghiệp và cá nhân dễ thở hơn khi đi vay, giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời doanh thu bán lẻ cũng tăng trưởng tốt hơn, nhờ đó thúc đầy tăng trưởng toàn nền kinh tế.

Việc điều hành lãi suất đã định hướng dẫn dắt thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ. Tín dụng năm 2012 thấp ở mức kỷ lục 8.91%, đây là lần đầu tiên từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở mức một chữ số.

Đến hết năm 2013, tăng trưởng tín dụng tăng 12.51%, đặc biệt trong quý 4/2013 tín dụng tăng trưởng 4%, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống.

Hết quý 3/2014, tín dụng toàn hệ thống của các TCTD với nền kinh tế tăng 7.26%

so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Theo số liệu đến 24/10/2014 thì tổng phương tiện thanh toán tăng 11.85%, huy động vốn tăng 11.88% so với cuối năm 2013; trong đó huy động vốn VNĐ tăng 13.17% chủ yếu ở khu vực dân cư trong điều kiện lãi suất VNĐ giảm cho thấy tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đang là kênh lựa chọn của người dân.

Từ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát, đồng thời hài hoà trong mối quan hệ tỷ giá đã phát huy được tác dụng trong việc hỗ trợ sự ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá. Trong vòng 3 năm, thị trường ngoại hối về cơ bản là ổn định do được sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô như cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, các dòng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ổn định bên cạnh chính sách duy trì tỷ giá ổn định. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh tỷ giá không tạo rủi ro lớn lên lạm phát. Bởi hiện nay cầu nội địa còn yếu, tăng giá đầu vào của các doanh nghiệp nhưng khó tăng giá đầu ra. Thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi sát thị

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

trường điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và ổn định tỷ giá, trường hợp cần thiết, NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định tỷ giá trong biên độ đề ra. Trong điều hành, NHNN sẽ điều tiết vốn khả dụng của hệ thống một cách hợp lý để hỗ trợ ổn định tỷ giá; ổn định các mức lãi suất điều hành như hiện nay.

1.4. Tác động của chính sách tỷ giá đến nền kinh tế

Việc NHNN liên tục nới biên độ dao động của tỷ giá từ năm 2006 đến năm 2009 làm cho các ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư có được sự chủ động và linh hoạt hơn trong tính toán hiệu quả đầu tư, làm cho tỷ giá sát với điều kiện thị trường hơn, hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời hạn chế doanh nghiệp nhập khẩu.

Bên cạnh đó, tỷ giá thực thấp hơn tỷ giá danh nghĩa trên thị trường cũng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Một tỷ giá thực thấp hơn kết hợp với sự đa dạng của các sản phẩm tín dụng đã giúp cho vay đầu tư mở rộng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định xã hội, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ hộ sản xuất kinh doanh khó khăn cũng được mở rộng góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên chính sách giảm giá VND cũng không tránh khỏi một số rủi ro nhất định:

Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vay USD từ các ngân hàng trong và ngoài nước, gánh nặng tỷ giá lên khoản nợ tăng lên, rủi ro không trả được nợ và ngân hàng phải chịu thêm các khoản nợ xấu.

Thứ hai, giá nội tệ giảm làm hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, mà trong khi có nhiều sản phẩm trong nước không thể sản xuất do đó phải nhập khẩu, kết quả là nền kinh tế sẽ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài khi VND giảm giá.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)