Giai đoạn từ năm 2006 đến 2017

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam (Trang 27 - 36)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM

1. Tình hình tỷ giá và chính sách của Việt Nam trong các giai đoạn

1.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến 2017

Tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần: từ tốc độ tăng trường GDP năm 2006 là 8,23%, đến năm 2007 đánh dấu mốc Việt Nam gia nhập WTO tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc đạt mốc 8,46% và sau đó tụt giảm mạnh mẽ xuống còn 6,31% năm 2008 và xuống thấp nhất trong vòng 5 năm xuống còn 5,32% vào năm 2009. Đến năm 2010 nền kinh tế có sự khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP 6,78%, nhưng lại tụt xuống mức 5,89 vào năm 2011.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP 1985-2017 (%)

Nguồn: Worldbank.org

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 của Việt Nam đạt mức 5,25%, tăng dần đều vào các năm tiếp theo đến năm 2015 thì đạt ở mức 6,68%. Năm 2016, chỉ số có suy giảm tuy nhiên vẫn ở mức cao là 6,2% và năm 2017 là 6,81%.

1.2.2. Lạm phát

Lịch sử kinh tế vĩ mô Việt Nam có 4 lần lạm phát lớn nhất: Mất cân đối tiền hàng năm 1986-1991, khủng hoảng tài chính khu vực 1997-2000, lạm phát do tác động của kinh tế thế giới năm 2008, và hiện tại. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998. Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm. Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%. Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều. Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này có thể không được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng sắp tới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao trong giai đoạn này trong đó có sự tác động của chi phí đẩy bao gồm cả việc điều chỉnh tỷ giá, việc điều chỉnh tăng tỷ giá 9,3% vào tháng 2/2011 có thể khiến CPI năm 2011 tăng thêm 1,2%.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 1997 – 2017(%)

Nguồn: Worldbank.org Theo công bố của World Bank, CPI tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và cả năm 2012 tăng 5,25%. Như vậy, lạm phát năm 2012 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra là 8%. Kết quả này là rất tích cực so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và 18,13% của năm 2011. Tuy nhiên, bước sang năm 2013, chỉ số CPI bắt đầu tăng dần, đạt 5,42% vào năm 2013 và đến năm 2015 đạt 6,679%. Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát đang gia tăng trở lại, không cho thấy có sự suy giảm, sang năm 2017, chỉ số CPI đã đạt mức 6,81%, cao thứ 2 trong suốt 12 năm từ năm 2006. Nhưng điều đáng mừng là chỉ số giá tiêu dùng trong cả thời kỳ nghiên cứu khá ổn định và không có sự thay đổi quá lớn như những năm trước. Chỉ số này luôn được duy trì ở ngưỡng từ 5-7%, trong khoảng mục tiêu mà nhà nước đề ra.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

1.2.3. Đầu tư

Nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam được thể hiện dưới 04 hình thức chính: (1) Đầu tư trực tiếp (FDI); (2) Đầu tư gián tiếp (FII); (3) Tín dụng quốc tế (chủ yếu thu hút qua hình thức thu hút vốn ODA); (4) Nguồn kiều hối gửi về Việt Nam hàng năm.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI):

Giai đoạn 1998-2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nên trong số 3.968 dự án mới trong giai đoạn này, phần lớn có quy mô nhỏ. Nếu năm 1998 có hơn 5 tỷ USD vốn đăng ký, thì sang năm 1999 đã giảm còn một nửa với 2,565 tỷ USD và hồi phục dần đến năm 2004 là 4,547 tỷ USD. Giai đoạn 2006-2009, bắt đầu một làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam. Đỉnh điểm là năm 2008 khi vốn đăng ký đạt hơn 71 tỷ USD. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, tình hình thu hút có chiều hướng giảm xuống. Cụ thể, năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt mục tiêu thu hút khoảng 20-21 tỷ USD vốn FDI, nhưng kết quả là chỉ đạt 14,7 tỷ USD. Năm 2012, mặc dù đã giảm mục tiêu thu hút xuống còn 15-17 tỷ USD, nhưng tính đến hết tháng 11, Việt Nam mới thu hút được 12,181 tỷ USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2011 là một năm đáng buồn với nền kinh tế Việt Nam khi nguồn thu FDI giảm mạnh so với năm đỉnh điểm 2008.

Tuy nhiên, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, thu hút nguồn vốn trở lại khi nguồn thu liên tục tăng cao, đặc biệt từ năm 2014 là 9,1 tỷ USD tăng đến 11,8 tỷ USD vào năm 2015, tăng 29,6%. Con số này tiếp tục tăng đến năm 2017 là 14,1 tỷ USD. Hiện nay, đây là số vốn FDI kỷ lục từ khi mở cửa hội nhập đến nay của Việt Nam. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam ngày càng thu hút và được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài

hơn. Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng GDP khu vực FDI so với cả nước Việt Nam giai đoạn 1989 – 2017

Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Worldbank.org Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII): Giai đoạn 1997-2002:Khủng hoảng tài chính châu Á cũng có những tác động tiêu cực tới thu hút vốn FII vào Việt Nam. Từ năm 1998- 2002 không có quỹ đầu tư mới ra đời. Trái lại, các quỹ “đua nhau” rút vốn, giảm quy mô:

5/7 quỹ rút khỏi Việt Nam; một quỹ thu hẹp 90% quy mô; chỉ còn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund (Veil) bám trụ. Giai đoạn 2003 đến nay: Từ năm 2003, dòng vốn FII vào Việt Nam hồi phục, tăng dần từng năm và tăng đột biến vào năm 2006-2007.

Báo cáo của Ngân hàng ANZ cho biết, từ năm 2001-2006 vốn FII đạt khoảng 12 tỷ USD và năm 2007 đạt khoảng 5,7 tỷ USD. Năm 2008 và đầu năm 2009, trước những khó khăn của nền kinh tế, dòng vốn FII có dấu hiệu chững lại và một phần đã được rút ra. Từ cuối quý II/2009, có sự đảo chiều và quay trở lại của vốn FII, nhưng không thật sự mạnh như

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

mong đợi. Trong năm 2010, nguồn vốn FII vào Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, năm 2011 đạt mức 1 tỷ USD.

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

Lãi suất vay ODA thường thấp, bình quân từ 2-4%/năm so với lãi vay thương mại.

Nguồn vốn ODA vào Việt Nam gia tăng đáng kể ở cả 3 giác độ: cam kết, ký kết và giải ngân. Trong đó, nguồn vốn dành cho nhà đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm 40% tổng vốn ODA đã góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế Việt Nam.

Nguồn kiều hối gửi về Việt Nam hàng năm:

Trong 02 năm 2016-2017, bình quân lượng kiều hối gửi về Việt Nam theo đường chính thức thông qua hệ thống ngân hàng mỗi năm khoảng 13 tỷ USD, lọt top 10 thế giới về nguồn thu kiều hối, đây cũng là ngưỡng cao nhất từ trước đến nay; riêng năm 2017, mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động với các sự kiện thế giới, lượng kiều hối gửi về Việt Nam vẫn không giảm, đạt 13,81 tỷ USD, tăng 16% so với 2017. Dự kiến năm nay, kiều hối trên 14 tỷ USD. Như vậy, nếu tính từ năm 2006 đến nay, thì tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam khoảng 110 tỷ USD. Đây là một lượng tiền rất lớn nằm trong dân cần khai thác, đưa vào phục vụ đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.

1.2.4. Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ năm 1997 đến 2017

Xuất khẩu và nhập khẩu

Thời kỳ 2006 đến 2017, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh,một phần nhờ vào việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế. Trong giai đoạn 2006-2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trung bình đạt 73 tỷ USD/năm; Năm 2017 cũng ghi nhận một kỷ lục mới của xuất nhập khẩu Việt Nam khi tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD.

Cụ thể, tính chung cả năm 2017, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 58,53 tỷ USD, tăng 16,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 155,24 tỷ USD, tăng 23%.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2017 ước tính đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 84,7 tỷ USD, tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 126,4 tỷ USD, tăng 23,4%. Độ mở của nền kinh tế trong giai đoạn này có xu hướng tăng, tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP năm 2010 ở mức 155,4% và đạt 169,8% vào năm 2011. Thời kỳ 2007 đến 2011, kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng cao, đặc biệt trong hai năm 2010 -2011, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 105,77 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2010. Nhập siêu giai đoạn 2007-2010 tăng mạnh, bình quân đạt 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3 lần con số 3,8 tỷ USD của thời kỳ 5 năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu lại giảm mạnh trong năm 2011.

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2006-2016

Đơn vị: triệu USD Nguồn: Tổng cục thống kê 1.2.5. Thị trường tài chính

Thị trường chứng khoán (TTCK)

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Năm 1998, TTCK Việt Nam chính thức ra đời. Từ đó đến năm 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm 2001(chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001.

Trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến130 điểm. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69%

tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch .Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt gần 1%.

Trong những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá mạnh. Cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm. Giai đoạn tiếp theo, do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường đi xuống mạnh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Những dấu hiệu phục hồi được xác lập vào nửa cuối của năm 2009 với mức tăng khá cả về chỉ số cũng như khối lượng giao dịch, nhưng sau đó thị trường trở lại với sự giằng co với xu thế giảm trong suốt năm 2016 và giảm mạnh trong 2017. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2017. Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%, VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh giá.

Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch của cả 2 sàn trong nhiều phiên dưới mức 1.000 tỷ đồng. Giá trị và khối lượng giao dịch bình quân 1

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

phiên tính chung cả HNX và HSX (theo phương thức khớp lệnh) trong năm 2017 là 790,72 tỷ đồng và 53,25 triệu cổ phiếu giảm 65% và 30% so với năm trước.

Thị trường tiền tệ

Giai đoạn từ năm 1998 đến 2006, để đạt mục tiêu tăng trưởng, chính sách tiền tệ nới lỏng theo hướng: lãi suất ổn định (từ 01/12/2005 đến 01/02/2008, lãi suất cơ bản luôn giữ ở mức 8,25%/năm), tỷ giá cũng ổn định nhưng tín dụng được mở rộng. Trong 9 năm từ năm 1998 đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hang năm khoảng 25% riêng năm 2007, con số đạt kỷ lục là 37,8%. Bên cạnh hoạt động tín dụng tiền còn được lưu thông qua đường chi tiêu ngân sách, thu mua ngoại tệ…

Việt Nam bước vào giai đoạn 2011-2012 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Lạm phát của thế giới có xu hướng tăng lên, trong đó giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ (bản đầu vào của sản xuất), giá lương thực, và thực phẩm trên thế giới tăng cao. Trong khi đó, vào năm 2011, giá cả trong nước tăng cao, áp lực lạm phát ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay và chính sách nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian 2008-2010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta

Mục tiêu trung gian của CSTT 2016 là: điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%;

và mục tiêu trung gian của CSTT 2017 là: kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng 15% - 17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% -16%.

Bảng 1: Diễn biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng 2006-2014

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 M2 Mục tiêu 22 22 23-25 20-23 32 18-20 25 15-16 14-16 Thực hiện 30.4 29.6 33.6 46.1 20.3 29 33.3 12.4 17 Tín

dụng

Mục tiêu 25 25 18-20 17-21 30 21-23 25 20 15-17 Thực hiện 41.6 31.1 25.4 53.9 25.4 37.5 31.2 14.4 5.5

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Tổng phương tiện thanh toán: Từ trước đến nay, NHNN đã chọn biến số khối lượng tiền cung ứng M2 để tính toán Tổng phương tiện thanh toán, dùng hoạch định và điều hành mục tiêu trung gian của CSTT. Xu hướng chênh lêch lớn giữa chỉ tiêu thực hiện với mục tiêu đề ra và diễn ra liên tục, trong suốt cả thời kỳ dài từ 2004-2010, với mức tăng M2 bình quân mục tiêu đề ra 24.14%/năm, thực hiện bình quân 31.17%, chênh lệch + 7.03 điểm %. Mức chênh lệch của năm 2011 là +3.63% (mục tiêu 15-16%, thực hiện 12.37%) và mức thực hiện của 2012 được dự báo khoảng 16-17%, vượt mục tiêu không đáng kể, giảm 50% mức cung tiền thực tế thực hiện bình quân của 2006-2014.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn: Áp lực thanh khoản một mặt đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao do các NHTM cạnh tranh huy động tiền gửi, mặt khác gây nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi CSTT được thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Về nguyên nhân, có thể thấy, việc tín dụng luôn tăng nhanh hơn M2 cũng góp phần làm tăng áp lực lên thanh khoản của hệ thống.

Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng ngày một xấu hơn do hệ quả tăng trưởng tín dụng quá cao trong những năm qua trong khi năng lực quản lý rủi ro thấp và những bất cập trong điều hành CSTT, lãi suất của cơ quan quản lý nhà nước. Nợ xấu tăng nhanh trong khi tín dụng tăng thấp cho thấy chất lượng tín dụng đang suy giảm và phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp trong năm 2016, làm tăng rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng.

Nợ xấu ngân hàng chưa được xử lý dứt điểm: Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến cuối năm 2017, nợ xấu là 4,93%; còn theo đánh giá của NHNN, nợ xấu khoảng 8,82%. Sự khác nhau giữa số liệu trong báo cáo và từ kết quả thanh tra, theo giải thích từ phía NHNN, là do các ngân hàng đã phân loại và ghi nhận nợ trong báo cáo gửi NHNN thấp hơn so với thực tế, nhằm giảm chi phí trong việc trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời với số lượng số xấu tăng thì tốc độ tăng trưởng của nợ xấu cũng đáng quan ngại, năm 2008 nợ xấu tãng 74%, nãm 2009 tăng khoảng 27%, năm 2010 tăng 41%, nãm 2016 tăng 64%, đến tháng đầu năm 2017 tăng 66%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)