CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG THỜI GIAN TỚI
7. Vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro
Nhà nước cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những c ơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt, đòi hỏi không chỉ ttheo d õi biến động trên thị trường mà quan trọng hơn là phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế của các nước đó hiện tại và cả trong tương lai.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Hoạt động dự báo có một tầm quan trọng rất lớn trong việc phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ. Dự báo tốt có thể tránh được những cuộc khủng hoảng tài chính. Để duy trì sự ổn định của tỷ giá, Ngân hàng Trung ương Việt Nam hiện nay đang can thiệp vào tỷ giá kỳ hạn bằng cách khống chế mức trần v à thời gian đáo hạn. Điều n ày khiến cho việc dự báo là không chính xác vì tý giá kỳ hạn lúc đó sẽ không phản ánh giá trị thật của nó. Tỷ giá giao ngay phải đ ược xem như một dự báo hợp lý của tỷ giá kỳ hạn.
Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng các nhân tố cơ bản như thuyết PPP, hiệu ứng Fisher quốc tế để dự báo. Ví dụ lạm phát cao trong nước sẽ tạo áp lực giảm giá VNĐ.
8. Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá hối đoái với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Đối với chính sách t ài chính tiền tệ, tăng cường sử dụng nguồn vốn trong n ước để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Khả năng thu hẹp thâm hụt ngân sách nhà nước trong những năm sắp tới là rất khó khăn do nhu cầu đầu tư phát triển ngân sách từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.
Thực trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tính tự chủ trong sử dụng chính sách t ài chính như một công cụ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, từ đó tất yếu sẽ hạn chế khả năng phối hợp các chính sách. Đây là điều không tránh khỏi trong một thời gian dài trước mắt. Do đó, những giải pháp nhằm hạn chế và từng bước thu hẹp thâm hụt ngân sách là cần thiết ngay cả tr ên góc độ phối hợp các chính sách.
Chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ
Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Tuy nhi ên, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là công cụ quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng, vì vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, nện cạnh đó nó còn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chình sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ tạo ra lạm phát. Để giảm lạm phát ng ười ta tiến hành
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
bán hàng hóa giao d ịch trong thị tr ường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ v à lạm
phát do đó cũng giảm theo.
Để góp phần hoàn thiện công cụ này có thể sử dụng các giải pháp sau:
- Tạo thêm hàng hóa cho thị trường, bên cạnh những hàng hoá hiện nay cần đưa ra những lọai giấy tờ có giá khác như trái phiếu trung dài hạn mà thời gian đáo hạn của nó còn dưới 1 năm vào giao dịch.
- Tổ chức thị trường thứ cấp cho thị tr ường mở (mua bán các l oại tín phiếu giữa tổ chức tín dụng (TCTD) và khách hàng của họ) nhằm nâng cao tính thanh khoản cho các khoản vốn tham gia vào nghiệp vụ này.
- Kết hợp đấu thầu theo khối lượng và đấu thầu để các TCTD nhỏ có thể tham gia góp phần làm sôi động thị trường.
Bản thân mỗi phương án bù đắp điều có hiệu ứng khác nhau đối với tỷ giá. Nếu bù đắp bằng giải pháp vay nợ nước ngoài tất yếu sẽ có tác động trực tiếp đến ngay tình hình cung cầu ngoại tệ và có thể dẫn đến những biến động lớn về tỷ giá. Hơn nữa nếu quy mô thâm hụt quá lớn mà tài trợ bằng phương án này sẽ là gánh nặng của nền kinh tế trong tương lai và có thể dẫn đến khủng hoảng nợ. Chính vì vậy mà phương án tốt nhất vẫn là thực hiện bù đắp thâm hụt bằng vốn vay trong nước.
9. Một số giải pháp khác
Khuyến khích XK, hạn chế NK
Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Vì vậy, trước mắt phải tận dụng lợi thế này, cần tạo điều kiện phát triển các ng ành thâm dụng lao động thành ngành xuất khẩu.
Xây dựng chiến lược xuất khẩu rõ ràng, nhất quán, chủ động đi đôi với phát triển thị trường trong nước. Xác định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực dựa trên những lợi thế cạnh tranh không chỉ trên giá cả mà bằng cả chất lượng.
Bên cạnh đó, cần thiết lập mối quan hệ, thường xuyên trao đổi thông tin giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực thông
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
tin về khách hàng, thị trường, giá cả, mặt h àng xuất khẩu, thông tin về pháp luật của các quốc gia mà Việt Nam có giao dịch mua bán.
Thành lập các Hiệp hội xuất khẩu để hỗ trợ các doanh n ghiệp, tránh tình trạng cạnh tranh, phá giá lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.
Đối với nhập khẩu, có chính sách nhập khẩu hợp lý các mặt hàng thiết yếu, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị cải tiến công nghệ để chế biến hàng xuất khẩu, nâng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa thâm dụng kỹ thuật, chất xám, có giá trị gia tăng cao.
Hạn chế nhập khẩu tràn lan, không nhập khẩu các mặt h àng mà trong nước đã sản xuất được, các mặt hàng xa xỉ để tiết kiệm ngoại tệ đồng thời khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nội địa.
Thu hút đầu tư nước ngoài
Thu hút đầu tư nước ngoài là yêu cầu tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới, kể cả các nước tư bản có trình độ phát triển cao. Vì vậy, Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế – chính trị – xã hội ổn định, an to àn để thu hút đầu tư nước ngoài.
Các yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một quốc gia là: thị trường, nguồn cung ứng, c ơ sở hạ tầng, nguồn lao động, sự thân thiện của môi trường, sự thân thiện của chính quyền địa phương, chính sách thuế...Do đó, để thu hút đầu tư nước ngoài, cần thực hiện một số giải pháp như hoàn thiện quy hoạch đầu tư quốc gia, trên cơ sở đó xác định danh mục dự án quốc gia cần kêu gọi đầu tư nước ngoài; tích cực cải thiện môi trường đầu tư: hoàn thiện hệ thống luật pháp; triển khai cải cách hành chính mạnh mẽ theo hướng rõ ràng và đơn giản về thủ tục, thu gọn đầu mối; chống tham nhũng...;khuyến khích việc cổ phần hóa các doanh nghiệp FDI để huy động vốn từ các tầng lớp dân cư và trên cơ sở đó giúp cho việc thâm nhập của người Việt Nam trong việc quản lý và điều tiết đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN; tiếp tục cải tiến các chế độ hành chính liên quan đ ến quy trình thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu t ư theo hướng đơn giản hóa và rút ngắn thời hạn thẩm định dự án; kết hợp việc ưu đãi với sự kiểm soát chất l ượng, chi phí và giá cả hàng hóa của những doanh nghiệp có vốn ĐTNN; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác vận động,
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
xúc tiến đầu tư; tiếp tục thực hiệc việc mở rộng việc phân cấp quản lý nhà nước về ĐTNN theo hư ớng mở rộng quyền tự chủ cho các tỉnh và thành phố trực thuộc TW (các dự án đến 100 triệu USD nếu không thuộc các lĩnh vực đặc biệt thì nên để cấp tỉnh quản lý).
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Kết luận
Nền kinh tế thế giới vận động và phát triển không ngừng với xu thế ngày càng biến đổi. Từ những mô hình kinh tế “bế quan, toả cảng” đến nay, Việt Nam đã có sự thay đổi hoàn toàn, đó là nền kinh tế mở cửa, hội nhập để cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, muốn hội nhập nền kinh tế để cùng tồn tại và phát triển mỗi nước đều phải có chính sách tiền tệ nói chung và chính sách quản lý ngoại hối nói riêng khác nhau phù hợp với thực tiễn mỗi nước, nhằm tạo điều kiện phát triển hài hoà kinh tế trong nước và đối ngoại. Đối với Việt Nam việc phát triển thị trường tỷ giá là hết sức cần thiết nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiến tới đưa Việt Nam thành một trung tâm tài chính của khu vực. Để có thể từng bước phát triển cho Việt Nam theo đúng chuẩn mực quốc tế thì việc hoàn thiện khung pháp lý của thị trường là điều kiện tiên quyết. Có được khung pháp lý và cơ chế quản lý phù hợp thị trường sẽ phát triển đúng hướng và lành mạnh. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng thứ hai là chính sách của nhà nước với tư cách là người tham gia và người quản lý điềt tiết cần chủ động và tích cực hơn nữa trong việc điều hành thị trường, thúc đẩy thị trường phát triển. Việc áp dụng công cụ hợp lý cho thị trường Việt Nam cần có sự phối kết hợp của nhiều biện pháp và nhân tố khác như phát triển thị trường liên ngân hàng, tăng cường sự tham gia của các thành viên, hiện đại hoá công nghệ và trang thiết bị.
Bài viết này đã tìm hiểu tổng quan cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái, phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển cho thị trường Việt Nam đồng thời đánh giá những đóng góp của nhà nước trong việc phát triển thị trường này. Tuy nhiên do tỷ giá hối đoái ở Việt Nam còn rất mới mẻ nên việc tìm hiểu còn có nhiều hạn chế, nên đề tài của em cần được đóng góp bổ sung thêm.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp