Khái quát về tình trạng người nghèo tại tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG

2.1. Khái quát về tình trạng người nghèo tại tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh miền núi, dân tộc, vùng cao biên giới cực Bắc của Tổ quốc thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài 274km. Phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, Phía Đông giáp Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai. Diện tích tự nhiên rộng 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km, địa hình phức tạp có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt, hàng năm thường xảy ra lũ quét, rét đậm, rét hại ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của nhân dân.

2.1.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội

Hà Giang có 10 huyện và 1 thành phố. Dân số trên 79.000 người, gồm 22 dân tộc anh em, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm 85% số hộ trong toàn tỉnh (Trong đó: người Mông chiếm 32,0%; người Tày chiếm đến 23,3 %; người Dao chiếm đến 15,1 %; người Nùng với 9,9 % và một số dân tộc thiểu số khác). Đất đai rộng nhưng thiếu đất sản xuất, xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông đi lại khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, phần lớn sản xuất vẫn đang ở trình độ tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá nhỏ bé, phân tán, kém hiệu quả, trình độ canh tác còn lạc hậu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu bền vững, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; nguồn nhân lực vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, đặc biệt đội ngũ cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, năng lực hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội nhất là các huyện vùng cao còn hạn chế, chất lượng lao động, trình độ dân trí của đại bộ phận dân cư thấp.

2.1.2. Tình trạng nghèo đói tại tỉnh Hà Giang

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Công tác xóa đói giảm nghèo là nền tảng quan trọng để xây dựng thành công nông thôn mới hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang về trước mắt và lâu dài. Xuất phát từ mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình, dự án

Luận văn thạc sĩ Kinh tế28

ưu tiên cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn cả nước và của riêng tỉnh Hà Giang. Nổi bật là các Chương trình 134, 135, 139, Nghị quyết 30a…. và nhiều Chương trình, Dự án khác. Bên cạnh những hiệu quả thiết thực mà các Chương trình, Dự án mang lại đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân…tạo ra động lực quan trọng góp phần đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhưng hiện tượng giảm nghèo không bền vững (tái nghèo) còn khá phổ biến ở nhiều vùng đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo tỉnh Hà Giang đã nỗ lực phấn đấu vượt khó triển khai thực hiện chủ trương này một cách quyết liệt và triệt để, nhiều mô hình triển khai của tỉnh đã đi vào đời sống người dân và nhờ đó đã đạt được những thành tựu, kết quả nhất định. Qua số liệu Sở Lao đông Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang thời điểm 31/12/2015 về điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ không nghèo như sau:

- Theo chuẩn nghèo cũ áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: tổng số hộ nghèo thời điểm 31/12/2015 là 30.815 hộ, chiếm tỷ lệ 18,1%.

- Theo chuẩn nghèo mới tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020 tính đến 31/12/2015 là: số hộ nghèo 74.313 hộ, chiếm tỷ lệ 43,65%; số hộ cận nghèo 19.371 hộ, chiếm tỷ lệ 11,38%; số hộ không nghèo 76.537 hộ, chiếm tỷ lệ 44,97%.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế29

Bảng 2.1 - Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo tại tỉnh Hà Giang (Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015)

Đơn vị: Hộ TT Huyện/Thành

phố

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Mèo Vạc 7.923 56,93 7.180 50,55 6.661 45,53 6.055 40,28 5.349 34,99

2 Đồng Văn 8.648 63,25 8.018 56,79 7.445 51,09 6.857 45,89 6.034 39,69

3 Yên Minh 7.134 47,42 6.199 39,85 5.466 34,32 4.648 28,54 3.433 20,55

4 Quản Bạ 4.473 45,94 3.834 37,84 3.264 31,30 2.584 24,27 2.106 18,99

5 Xín Mần 6.494 55,16 5.648 46,81 4.933 39,77 4.004 31,53 3.076 23,62

6 Hoàng Su Phì 5.945 48,76 5.028 40,67 4.078 32,33 3.182 24,68 2.352 18,00

7 Bắc Quang 2.089 8,38 1.612 6,40 1.696 6,65 1.672 6,41 1.072 4,02

8 Quang Bình 1.940 15,93 1.768 14,03 2.276 17,74 2.168 16,62 1.518 11,31

9 Vị Xuyên 6.284 29,35 5.317 24,05 4.911 21,77 4.577 19,74 3.493 14,70

10 Bắc Mê 3.569 38,63 3.240 33,94 3.049 31,44 2.851 28,77 2.351 23,09

11 TP. Hà Giang 415 3,73 167 1,46 310 0.79 57 0,48 31 0,26

Toàn tỉnh 54.914 35,38 48.011 30,13 43.871 26,95 38.655 23,21 30.815 18,10 (Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo 2015 của Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Giang)

Luận văn thạc sĩ Kinh tế35

Bảng 2.2 - Báo cáo kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo tỉnh Hà Giang (Theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị: Hộ T

T

Huyện/

Thành phố

Tổng số hộ dân cư

Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Hộ không nghèo Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

A B 1 2 3=2/1 4 5=4/1 6 7=6/1

1 Mèo Vạc 15.288 10.09

1

66,0

1 1.744 11,4

1 3.453 22,5 9 2 Đồng Văn 15.203 10.81

5

71,1

4 1.701 11,1

9 2.687 17,6 7 3 Yên Minh 16.706 10.26

1

61,4

2 2.182 13,0

6 4.263 25,5 2

4 Quản Bạ 11.091 6.784 61,1

7 1.062 9,58 3.245 29,2 6

5 Xín Mần 13.022 8.102 62,2

2 1.703 13,0

8 3.217 24,7 0 6 Hoàng Su Phì 13.069 7.977 61,0

4 1.464 11,2

0 3.628 27,7 6 7 Bắc Quang 26.655 3.704 13,9

0 1.811 6,79 21.14 0

79,3 1 8 Quang Bình 13.419 4.516 33,6

5 1.730 12,8

9 7.173 53,4 5 9 Vị Xuyên 23.765 7.962 33,5

0 3.427 14,4 2

12.37 6

52,0 8

10 Bắc Mê 10.182 3.943 38,7

3 2.236 21,9

6 4.003 39,3 1 11 TP. Hà Giang 11.857 158 1,33 311 2,62 11.38

8

96,0 4 Toàn tỉnh 170.25

7

74.31 3

43,6 5

19.37 1

11,3 8

76.57 3

44,9 7 (Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo 2015 của Sở LĐTB&XH

tỉnh Hà Giang)

Việc hỗ trợ người dân đôi khi được ví như cho người nông dân con cá mà không trang bị cho họ cần câu và dạy họ cách câu cá. Xác định đối tượng cây trồng, vật nuôi, qui mô sản xuất chưa phù hợp với từng đối tượng hộ nghèo, ví dụ chỉ hỗ trợ hộ nghèo con bò, con lợn nái, một cặp dê với vài loại cây ăn quả…

thì chưa thể xoá được nghèo; hay cho hộ nghèo vay vốn nhưng tập huấn kỹ thuật không kỹ, kỹ năng tập huấn không phù hợp với trình độ và nhận thức của người

Luận văn thạc sĩ Kinh tế36

dân nên không mang lại hiệu quả; không có cán bộ theo dõi giám sát hoặc có nhưng trách nhiệm không cao. Bên cạnh đó những phong tục tập quán lạc hậu, tính ỷ lại của người dân đối với Nhà nước và chính quyền cơ sở đã ăn sâu vào tiềm thức của không ít đồng bào, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, kéo theo sự thiếu bền vững, có nơi nguy cơ tái đói nghèo.

Như vậy, mặc dù tỷ lệ đói nghèo có giảm nhanh nhưng vẫn ở mức cao và chưa chắc chắn, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng kinh tế, nhóm dân cư trên địa bàn tỉnh vẫn còn là nỗi băn khoăn của toàn xã hội, nhất là ở các huyện vùng cao như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Xín Mần, Hoàng Su Phì. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh cuối năm 2015 là 14,9 triệu đồng/người/năm dưới mức bình quân của cả nước. Toàn tỉnh hiện đang có 172/195 xã thuộc vùng khó khăn, có 6 huyện trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, 141 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 18,1%, mức sống giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn, sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày càng gay gắt. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo khá lớn.

Nghèo đói do nhiều nguyên nhân nhưng qua số liệu điều tra cuối năm 2015 ở Bảng 2.3, chúng ta thấy nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo được tập trung cao nhất là thiếu vốn. Do vậy vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo là một vấn đề cấp thiết hiện nay, phục vụ mục tiêu XĐGN, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.

Bảng 2.3 - Nguyên nhân nghèo của Hộ gia đình tỉnh Hà Giang năm 2015

Đơn vị: Hộ

ST

T Nguyên nhân nghèo

Thành thị Nông thôn Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Thiếu vốn sản xuất 630 47,70 15.85

0

53,7 4

2 Thiếu đất canh tác 164 12,39 5.994 20,3

2 3 Thiếu phương tiện sản xuất 493 37,36 6.327 21,4 5

4 Thiếu lao động 128 9,71 2.856 9,68

5 Đông người ăn theo 153 11,56 3.538 12,0

0

Luận văn thạc sĩ Kinh tế37

6 Có lao động nhưng không có việc

làm 65 4,92 1.997 6,77

7 Không biết làm ăn, không có tay

nghề 267 20,24 6.653 22,5

6

8 Ốm đau nặng 102 7,73 990 3,36

9 Mắc tệ nạn xã hội 30 2,23 93 0,32

10 Chây lười lao động 29 2,17 846 2,87

(Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Giang năm 2015)

Công tác XĐGN đã được cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ, quan tâm thường xuyên, gắn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nội lực tại địa phương với sự tham gia tích cực, trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân, địa phương, doanh nghiệp.

Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện có hiệu quả. Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2010-2015 giảm từ 41,8% năm 2010 (với 63.453 hộ nghèo/128.432 hộ) đến cuối 2015 giảm còn 18,1% (với 30.815 hộ nghèo/170.257 hộ).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh hà giang (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)