CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG
2.2. Khái quát hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội tại Hà Giang
2.3.3. Kết quả cho vay hộ nghèo
Dư nợ cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH Hà Giang có sự tăng lên trong giai đoạn từ 2011-2015, quy mô tín dụng ngày càng lớn mạnh. Năm 2011 tăng 0,93% so với năm 2010; năm 2012 giảm 0,26% so với năm 2011; năm 2013 tăng 1,71% so với năm 2012; năm 2014 tăng 1,54% so với năm 2013; năm 2015 giảm 0.2% so với năm 2014.
Trong năm 2012 và 2015 dư nợ cho vay hộ nghèo có giảm xuống, điều
Luận văn thạc sĩ Kinh tế49
này phần nào là hiệu quả tín dụng hộ nghèo tăng lên nhiều hộ vay vốn đã thoát nghèo làm cho số hộ nghèo giảm xuống. Ngoài ra, mức cho vay ngày càng được nâng lên trong khi nguồn vốn cho vay chưa đáp ứng nhu cầu, bên cạnh đó đối tượng hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn ngày càng giảm đi. Từ năm 2011 dư nợ cho vay hộ nghèo là 946.254 triệu đồng thì đến 31/12/2015, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 972.832 triệu đồng, tăng 26.578 triệu đồng (tỷ lệ tăng 2,81%). Đồng thời, nếu xét dư nợ tín dụng bình quân/hộ nghèo sau 4 năm (2011-2015), mức dư nợ tăng từ 12,68 triệu đồng lên 17,91 triệu đồng, tăng 5,22 triệu đồng.
Kết quả thực hiện Chương trình cho vay hộ nghèo trong những năm qua được phản ánh cụ thể qua các số liệu của bảng dưới đây:
Luận văn thạc sĩ Kinh tế50
Bảng 2.8 - Kết quả cho vay hộ nghèo giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền
Tăng (+) giảm (-)
so với 2010
Số tiền
Tăng (+) giảm (-) so với 2011
Số tiền
Tăng (+) giảm
(-) so với 2012
Số tiền
Tăng (+) giảm (-) so với 2013
Số tiền
Tăng (+) giảm
(-) so với 2014 - Doanh số cho vay 131.904 -19.137 167.71
7 35.813 167.95
9 242 128.69
3
- 39.266
203.34
6 74.653 - Số lượt hộ vay vốn 12.077 -1.470 10.242 -1,835 7.782 -2.460 6.957 -825 10.188 3.231 - Mức cho vay bình quân 10,92 -0,23 16,38 5,45 21,58 5,21 18,50 -3,08 19,96 1,46 - Doanh số thu nợ 122.250 26.332 170.18
9 47.939 148.19
8 -21.991 122.62 7
- 25,571
203.95
2 81.325 - Dư nợ cuối năm 946.254 8.709 943.79
0 -2.464 959.92
1 16.131 974.74
4 14.823 972.83
2 -1.912
Trđó: + Ngắn hạn 4.057 1.713 2.081 -1,976 943 1.138 222 -721 153 -69
+ Trung, dài hạn 942.197 6.996 941.70
9 -488 958.97
8 17.269 974.52
2 15.544 972.67
9 -1.843
- Nợ quá hạn 16.454 -2.451 23.634 7.180 18.398 -5.236 6.647 -
11.751 4.527 -2.120
- Tỷ lệ nợ quá hạn 1,74 -0,28 2,50 0,77 1,92 0,59 0,68 -1,23 0,47 -0,22
- Nợ khoanh 3.084 -1.210 8.740 5.656 27.371 18.631 30.351 2.980 22.448 -7.903 - Số hộ còn dư nợ 74.607 -4.458 68.822 -5.785 64.391 -4.431 58.889 -5.502 54.332 -4.557 - Dư nợ bình quân (triệu 12,68 0,83 13,71 1,03 14,91 1,19 16,55 1,64 17,91 1,35
Luận văn thạc sĩ Kinh tế52
đồng/hộ)
- Số hộ vay vốn thoát nghèo
(hộ) 5.717 729 5.542 -175 4.577 -965 4.854 277 3.921 -933
(Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang)
Luận văn thạc sĩ Kinh tế53
Phân tích doanh số cho vay và số lượt hộ vay vốn và dư nợ:
Doanh số cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh năm 2011 giảm 19.137 triệu đồng so với năm 2010, năm 2014 giảm 39.266 triệu đồng so với năm 2013, do năm 2009 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong khi Hà Giang là tỉnh có 6 huyện nghèo, nên Chi nhánh được NHCSXH Việt Nam quan tâm bổ sung nguồn vốn để chi nhánh thực hiện cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết 30a, với mức tăng trưởng dư nợ hộ nghèo so với năm 2008 tăng 47%, số tuyệt đối 283.070 triệu đồng; năm 2010 và năm 2011 số hộ nghèo nhu cầu vay vốn giảm, mặt khác về cơ bản những hộ nghèo theo tiêu chí đang còn dư nợ NHCSXH, chưa đến kỳ hạn trả nợ, không có nhu cầu vay vốn bổ sung. Riêng năm 2015, doanh số cho vay tăng mạnh do NHCSXH thực hiện nâng mức cho vay tối đa hộ nghèo từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng.
Dư nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2011–2015 vẫn tăng trưởng không ngừng qua các năm, năm 2015 đạt 203.346 triệu đồng, tăng 52.305 triệu đồng (tương đương 34,63%) so với năm 2011 trong khi đó số hộ nghèo đang còn dư nợ có xu huống giảm, điều đó chứng tỏ cùng với sự đi lên của toàn xã hội, các hộ nghèo đã mạnh dạn vay nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn để phát triển kinh tế với mong muốn cải thiện cuộc sống và thoát nghèo, được thể hiện rõ ở dư nợ bình quân hộ nghèo vay vốn qua các năm.
Phân tích hoạt động thu nợ, thu lãi
Trong quá trình thực hiện, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng được vay vốn thuận tiện, tiết giảm chi phí đi lại giao dịch cho người nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận với các hoạt động dịch vụ tài chính, NHCSXH có chủ trương xây dựng hệ thống điểm giao dịch cố định tại UBND các xã, phường, thị trấn. Hoạt động giao dịch tại xã được NHCSXH Hà Giang thực hiện theo lịch cố định vào 01 ngày trong tháng; nhờ có sự phối hợp và tạo điều kiện của chính quyền địa phương cấp xã nên hầu hết Điểm giao dịch của NHCSXH đều được bố trí tại hội trường UBND các xã, đảm bảo an toàn, thuận tiện, rộng rãi cho hoạt động giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, họp giao ban giữa ngân hàng và khách hàng, tổ TK&VV, các hội đoàn thể. Tất cả các hoạt động thu nợ, thu lãi, giải ngân đều được thực hiện tại điểm giao dịch xã.
Phân tích nợ quá hạn, nợ khoanh:
Tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất vào năm 2012, chiếm 2,5% dư nợ cho vay hộ nghèo. Thực tế đó là do tăng trưởng tín dụng cho vay hộ nghèo năm 2012 giảm, thêm vào đó các món nợ từ NHNo chuyển giao từ khi chi nhánh NHCSXH tỉnh
Luận văn thạc sĩ Kinh tế53
thành lập. Tuy nhiên, điều đó cũng phản ánh chất lượng tín dụng uỷ thác Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn hạn chế. Kết quả này là do tín dụng chính sách chưa tách bạch với tín dụng thương mại nên hoạt động cho vay hộ nghèo chưa được quan tâm nhiều. Sau khi nhận bàn giao về NHCSXH, tín dụng ưu đãi được quan tâm hơn.
Các năm tiếp theo, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đáng kể so với các năm trước, điều này không hoàn toàn là do tổng dư nợ cho vay hộ nghèo từng năm tăng lên.
Thể hiện là, số tuyệt đối nợ quá hạn có giảm và đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm xuống. Tính đến 31/12/2015, tổng nợ quá hạn là 4.527 triệu đồng, giảm 2.120 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ lệ 0,47%. Như vậy, có thể khẳng định, chất lượng tín dụng của NHCSXH tỉnh Hà Giang được đảm bảo; tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm đều nằm trong định mức cho phép của Ngân hàng nhà nước.
Đối với nợ khoanh do thiên tai, bệnh dịch và nguyên nhân khách quan khác, Chi nhánh đã phối hợp với các hội đoàn thể, tổ chức CT-XH thực hiện kiểm tra và xử lý theo đúng quy định của ngành, lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ, cho vay bổ sung và động viên người vay trả dần hàng tháng để giảm nợ.
Chi nhánh đã phối hợp với UBND cấp xã, các tổ chức Hội đoàn thể tập trung phân tích nguyên nhân nợ quá hạn để có giải pháp tích cực thu hồi nhằm giảm nợ quá hạn, tuy nhiên nợ quá hạn của chi nhánh vẫn ở mức cao so với bình quân chung toàn quốc (0,36%). Tập trung thu hồi đối với nợ hết thời hạn khoanh nợ theo quy định của NHCSXH Việt Nam.
Phân tích số hộ thoát nghèo:
Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo, đặc biệt nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH hộ nghèo có điều kiện phát huy nội lực thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống vươn lên thoát nghèo. Thu nhập bình quân đầu người tăng và tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Tính đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 3.921 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh từ 35,38% cuối năm 2011 xuống còn 18,10% vào cuối năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 6,2 triệu đồng/người/năm,đến hết năm 2015 tăng lên 14,9 triệu đồng/người/năm, tăng so 2011 là 8,7 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, chất lượng giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo tương đối cao, đến cuối năm 2015 số hộ tái nghèo là 604 hộ.
Phân tích xử lý nợ rủi ro
Bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, NHCSXH tỉnh Hà Giang luôn quan tâm đến việc xem xét
Luận văn thạc sĩ Kinh tế54
xử lý các khoản nợ của khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan. Bám sát các quy định về cơ chế xử lý nợ, hàng năm chi nhánh đã chỉ đạo các Phòng giao dịch làm tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro, kết quả từ 2011 đến cuối năm 2015:
tổng số nợ bị rủi ro đã đề nghị và được xử lý là 68.124 triệu đồng tiền gốc, trong đó nợ khoanh 56.023 triệu đồng, xóa nợ 12.101 triệu đồng; miễn lãi là 8.238 triệu đồng. Giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn khi vốn vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo trong tổng dư nợ của ngân hàng những năm đầu có xu hướng tăng lên và đạt mức kỷ lục vào năm 2005 là 83,3%, sau đó có xu hướng giảm dần. Tuy vậy, cho đến hết năm 2015 dư nợ cho vay hộ nghèo vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm 49,75% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.2 - Kết cấu dư nợ năm 2015
49,75%
1,33%
4,43%
0,27%
4,59%
23,50%
1,70%
4,86%
0,28%
0,35%
0,00%
8,23%
0,72%
Kết cấu dư nợ cho vay 2015
1. Cho vay Hộ nghèo 2. Cho vay HSSV 3. Cho vay NS&VSMT 4. Cho vay XKLĐ 5. Cho vay GQVL 6. Cho vay Hộ SXKD 7. Cho vay hộ DTTS 8. Cho vay HN về nhà ở 9. Cho vay thương nhân 10. DTTS và HN QĐ 755 11. Cho vay KFW
12. Cho vay hộ cận nghèo 13. Hộ mới thoát nghèo
(Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang)