CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG
2.2. Khái quát hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội tại Hà Giang
2.2.1. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức hoạt động
2.2.1.1. Nhiệm vụ
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang trực thuộc NHCSXH, được thành lập theo quyết định số 40/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2003. Được sự chỉ đạo của HĐQT, Tổng Giám đốc NHCSXH, sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang, sự phối hợp tạo điều kiện của các Sở, ngành và các Hội đoàn thể cùng sự cố gắng khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên của cán bộ nhân viên NHCSXH Hà Giang đã từng bước ổn định, phát triển về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được NHCSXH Việt Nam và UBND tỉnh Hà Giang giao như:
- Hoạt động huy động vốn:
+ Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
+ Nhận vốn từ NHCSXH Việt Nam theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng được NHCSXH Việt Nam giao.
+ Được nhận các đồng vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc hoàn trả
Luận văn thạc sĩ Kinh tế38
gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.
- Hoạt động thanh toán
+ Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
+ NHCSXH Hà Giang thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ.
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.
+ Các dịch vụ khác theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Cho vay ưu đãi theo các chương trình Chính phủ giao
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội
+ Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.
Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện việc cho vay 6 danh mục đối tượng chính sách như sau:
(1) Hộ nghèo;
(2) Học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn;
(3) Cho vay vốn giải quyết việc làm;
(4) Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
(5) Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135;
(6) Các đối tượng khác khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang đang thực hiện cho vay 13/28 chương trình tín dụng chính sách, cụ thể:
(1) Cho vay hộ nghèo;
(2) Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
(3) Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
Luận văn thạc sĩ Kinh tế39
(4) Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (cho vay xuất khẩu lao động);
(5) Cho vay giải quyết việc làm;
(6) Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn;
(7) Cho vay hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn;
(8) Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ;
(9) Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn;
(10) Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020;
(11) Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (dự án KFW).
(12) Cho vay hộ cận nghèo;
(13) Cho vay hộ mới thoát nghèo theo quyết định 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
- Phương thức cho vay:
NHCSXH được thực hiện chủ yếu thông qua cơ chế uỷ thác từng phần qua 4 tổ chức Hội, đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên), theo hợp đồng uỷ thác trực tiếp cho vay đến người vay. Cho vay uỷ thác của NHCSXH tỉnh Hà Giang được thực hiện thông qua hoạt động bình xét người vay tại các Tổ TK&VV do các hội, đoàn thể thành lập tại từng địa phương trong tỉnh.
2.2.1.2. Bộ máy tổ chức
Mô hình tổ chức của NHCSXH do 4 bộ phận hợp thành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy CT-XH và sức mạnh của toàn dân, chung sức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN.
Một là: Bộ máy quản trị gồm Hội đồng quản trị ở Trung ương và Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, huyện do lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội. Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh gồm 12 thành viên do Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm trưởng ban; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc NHCSXH, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc Sở LĐTB&XH, Trưởng Ban dân tộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh tỉnh; 11 Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, thành phố do các Chủ tịch (Phó chủ tịch) UBND huyện, thị làm trưởng ban và các thành viên như ở tỉnh. Nhiệm vụ của BĐD HĐQT các cấp là tham gia hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và giám sát việc thực hiện các chính sách, nhằm đảm bảo nguồn lực
Luận văn thạc sĩ Kinh tế40
của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả.
Hai là: Bộ phận điều hành bao gồm: ban Giám đốc, và các phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý vốn, đưa vốn tín dụng kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, đào tạo tay nghề cho cán bộ và hướng dẫn các đối tượng vay vốn thực hiện các chính sách tín dụng của Chính phủ.
Đến nay Chi nhánh đã có bộ máy tổ chức ổn định, với trụ sở chính tại Tổ 5, Phường Nguyễn Trãi, Thành phố Hà Giang, gồm có 5 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng Kiểm tra - kiểm toán nội bộ, Phòng Hành chính tổ chức, Phòng Tin học và 10 Phòng giao dịch NHCSXH tại các huyện, 195 cán bộ màng lưới tại các xã, phường. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong quan hệ giao dịch với ngân hàng, Chi nhánh đã tổ chức 195 điểm giao dịch tại xã. Khi mới được tách ra, chi nhánh chỉ có 07 cán bộ từ NHNo&PTNT chuyển sang, đến 31/12/2015 toàn tỉnh có 156 cán bộ nhân viên.
Ba là: Các tổ chức CT-XH làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ TK&VV tại cơ sở, có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng.
Bốn là: Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở thôn, ấp, bản, làng do các tổ chức CT- XH chỉ đạo xây dựng và quản lý được giao nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên để lập quỹ tự lực của Tổ, cam kết sử dụng vốn vay có hiệu quả và kiểm tra, giám sát Tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích.