1.3. NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố xuất phát từ phía khách hàng và từ phía môi trường vĩ mô. Cũng giống như ở mục 1.3.1, trong từng nhóm nhân tố ảnh hưởng tại mục này Luận văn cũng chỉ nêu ra những yếu tố cơ bản sau đây:
1.3.2.1. Các nhân tố xuất phát từ phía khách hàng:
Xuất phát từ quan hệ tín dụng thì khách hàng là người nhận tiền vay và là người trực tiếp sử dụng vốn vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu đời sống của mình do vậy mà CLTD ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn bởi nhân tố khách hàng đó là:
Thứ nhất, năng lực quản lý và đạo đức của khách hàng:
Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng, có ý nghĩa trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng. Những người lãnh đạo giỏi sẽ biết nắm bắt và tận dụng thời cơ trong kinh doanh, để hoạt động của doanh nghiệp thích ứng được với những thay đổi của thị trường và hoạt động có hiệu quả. Khi việc kinh doanh diễn ra thuận lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng cũng như hiệu quả các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho doanh nghiệp. Hiện nay, các NHTM thường đánh giá năng lực quản lý và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
theo những tiêu chí như sau: Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp;
năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp; tính năng động và độ nhạy bén của ban lãnh đạo doanh nghiệp với những thay đổi của thị trường; trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp; sự phân tách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ngoài năng lực quản lý thì tư cách đạo đức của khách hàng cũng là nhân tố tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn vay cũng như thiện chí trả nợ của người vay vốn thông qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả các khoản cấp tín dụng của ngân hàng.
Thứ hai, năng lực tài chính của người vay
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính. Trên cơ sở báo cáo tài chính phản ánh được tình hình tài sản, nguồn vốn, hiệu quả tài sản (các khoản phải thu, hàng tồn kho……), chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời……ngân hàng sẽ thẩm định và quyết định việc cấp tín dụng cho khách hàng. Thẩm định chính xác khả năng tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện vay trả đúng hạn, hiệu quả các khoản cấp tín dụng cho khách hàng này thường là tốt.
Thứ ba, chiến lược kinh doanh của khách hàng
Trên cơ sở nhận định, đánh giá chính xác khả năng phát triển của doanh nghiệp; khả năng cạnh tranh và thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp cùng với những yếu tố khó khăn thuận lợi, doanh nghiệp sẽ quyết định kế hoạch chiến lược mở rộng, thu hẹp hay giữ quy mô kinh doanh ổn định để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể về sản xuất, tiêu thụ. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp qua đó tác động đến khả năng huy động vốn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các nguồn vốn vay
1.3.2.2. Các nhân tố xuất phát từ môi trường vĩ mô
Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và ngân hàng
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
từ đó ảnh hưởng đến CLTD
Thứ nhất, môi trường kinh tế
Đây là nhân tố đầu tiên, quan trọng trong nhóm nhân tố khách quan vì bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng diễn ra trong một môi trường kinh tế nhất định và chịu tác động mạnh mẽ của môi trường đó. Hoạt động tín dụng ngân hàng có quan hệ mật thiết với nền kinh tế trong từng giai đoạn. Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, CLTD được nâng cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát tăng cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã tài trợ cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng. Ngoài ra, sự phù hợp giữa lãi suất cho vay với mức lợi nhuận của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến CLTD do lợi nhuận ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lợi nhuận của các doanh nghiệp sử dụng vốn vay của ngân hàng. Nếu lãi suất vay vốn cao, sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, trong trường hợp mức lợi nhuận của doanh nghiệp thấp, các doanh nghiệp sẽ không trả được nợ vay ngân hàng hoặc không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó hoạt động tín dụng ngân hàng không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất phát triển và CLTD cũng giảm sút.
Thứ hai, môi trường chính trị - xã hội:
Một quốc gia ổn định về chính trị sẽ là yếu tố thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bởi bên cạnh lợi nhuận các nhà đầu tư còn quan tâm đến môi trường kinh doanh để đảm bảo an toàn vốn. Mặt khác, sự ổn định chính trị xã hội cũng sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế từ đó gián tiếp tác động đến số lượng, quy mô các khoản cấp tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, khi tình hình chính trị bất ổn dẫn đến nhu cầu đầu tư giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
rủi ro nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng.
Hiện nay, không chỉ có tình hình chính trị xã hội trong nước mà cả tình hình chính trị xã hội ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới CLTD của ngân hàng bởi vì do ngày nay các quan hệ kinh tế xã hội ngày càng được mở rộng nên các loại hình doanh nghiệp đa quốc gia cũng ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động.
Vì vậy, mọi biến động về chính trị xã hội ở nước ngoài cũng đều ảnh hưởng tới tình hình chính trị xã hội trong nước từ đó ảnh hưởng tới CLTD của ngân hàng.
Thứ ba, môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản quy phạm liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước, pháp luật đóng vai trò quan trọng, là hành lang pháp lý tạo lập môi trường cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn. Nếu hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật còn chưa được đồng bộ, đầy đủ, hợp lý sẽ tạo ra nhiều rào cản cho hoạt động của các doanh nghiệp và của các ngân hàng, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dẫn đến suy giảm chất lượng các khoản cho vay của NHTM. Ngược lại, nếu hành lang pháp lý đầy đủ thì đây sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong các khoản vay và TSBĐ, từ đó các NHTM rút ngắn được thời gian xử lý các khoản nợ xấu, làm lành mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng. Như vậy, pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và CLTD nói riêng.
Thứ tư, môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến CLTD của ngân hàng bởi vì thiên tai là một yếu tố bất khả kháng, chúng ta không thể dự đoán một cách chắc chắn khi nào sẽ xảy ra thiên tai và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của khách hàng là như thế nào, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
doanh trong lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: ngành nông nghiệp; ngành khai thác thủy hải sản, khai khoáng v.v….Thời tiết ổn định, thuận lợi sẽ giúp khách hàng thu được lợi nhuận như đã dự kiến, thực hiện đúng lịch trả nợ đã cam kết. Ngược lại, những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, động đất, lũ lụt), hỏa hoạn không chỉ làm cho khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có thể dẫn tới tình trạng mất trắng, phá sản từ đó ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả các khoản nợ vay khiến cho chất lượng các khoản tín dụng bị suy giảm.
Thứ năm, môi trường cạnh tranh
Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế là tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới. Tháng 11 năm 2006 nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong xu thế ấy, hệ thống ngân hàng không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra khu vực và thế giới. Đó chính là yêu cầu đòi hỏi của mỗi ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao CLTD để phát triển bền vững. Ngay 1 tháng 4 năm 2006, theo quyết định của thống đốc NHNN các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ thành lập ở Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về tài chính mạnh, đánh giá thị trường một cách nhạy bén và chính xác, chất lượng hoạt động tín dụng cao… đã cạnh tranh với các ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy, các ngân hàng trong nước phải khẳng định được vị thế của mình trên sân nhà thì mới có thể tồn tại và phát triển được
CHƯƠNG 2
Luận văn thạc sĩ Kinh tế