VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho phù hợp với tình hình hiện nay
Hiện tại, BIDV đang áp dụng chính sách quản lý vốn theo cơ chế tập trung, theo đó căn cứ trên FTP bán vốn trong từng thời kỳ của Hội Sở Chính, các Chi nhánh trong hệ thống BIDV được quyền chủ động trong việc xác định lãi suất cho vay tại Chi nhánh. Lãi suất cho vay của BIDV Tây Hồ hiện nay chỉ phân biệt thứ hạng của khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ vì vậy cơ chế lãi suất này chưa tạo ra ưu đãi cho từng đối tượng khách hàng. Như chúng ta đã biết, lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Nếu chính sách lãi suất phù hợp thì không những ngân hàng thu được lợi nhuận mà còn mở rộng được nền khách hàng, tăng trưởng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Để có một cơ chế lãi suất hợp lý thì ngoài việc xác định mức lãi suất theo xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng, trong thời gian tới BIDV Tây Hồ cần quan tâm thêm các khía cạnh sau đây:
Đối với các khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có quan hệ tín dụng với Chi nhánh từ 2 năm trở lên và trong thời gian quan hệ luôn trả nợ gốc, nợ lãi vay đầy đủ, đúng hạn thì Chi nhánh sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay cùng loại.
Trường hợp các khách hàng vừa có quan hệ tín dụng vừa sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như tài trợ thương mại, bảo lãnh v.v….đem lại nhiều lợi ích cho Chi nhánh thì Chi nhánh không những giảm mức lãi suất thấp hơn
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
so với lãi suất cho vay cùng loại mà còn giảm cả phí dịch vụ 3.2.1.2. Về chính sách khách hàng
Hiện nay, BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để thực hiện xếp hạng khách hàng. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ, BIDV cũng đã ban hành chính sách khách hàng để đưa ra các chính sách đa dạng, phù hợp áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng theo định hướng phát triển của BIDV nhằm lựa chọn và thu hút được các khách hàng mục tiêu, khách hàng chiến lược và khách hàng có chất lượng tốt đồng thời duy trì và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như đảm bảo an toàn, kiểm soát được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Do đó, Chi nhánh cần tiếp tực thực hiện xếp loại khách hàng một cách nghiêm túc, chính xác. Đồng thời, trên cơ sở chung của toàn ngành, Chi nhánh cần phải xây dựng chính sách riêng phù hợp với điều kiện, đặc điểm khách hàng của Chi nhánh. Trong xây dựng chính sách khách hàng Chi nhánh phải căn cứ vào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và mục tiêu trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh
Để thực hiện tốt điều này Chi nhánh phải bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, triển vọng ngành nghề hoạt động của khách hàng ……từ đó mới có thể xếp loại doanh nghiệp được chính xác, trên cơ sở đó phát huy được vai trò của chính sách khách hàng thông qua việc ưu đãi, mở rộng quan hệ hay thắt chặt hoạt động tín dụng đối với khách hàng. Việc thực hiện xếp loại khách hàng cần phải được thực hiện ngay từ khi bắt đầu quan hệ và định kỳ thực hiện đánh giá lại giúp ngân hàng có ứng xử phù hợp, tăng trường tín dụng an toàn. Các chính sách thực hiện tập trung chủ yếu ở các nội dung sau:
- Giữ và tiếp tục mở rộng quan hệ với các khách hàng uy tín, truyền thống đặc biệt là các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, có khả năng phát triển. Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro, lợi ích tổng thể mà khách hàng mang lại thông qua việc vay vốn, sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng để từ đó có sự ưu đãi về phí, lãi suất. Việc xây dựng chính sách ưu đãi có thể áp dụng cho nhóm khách hàng tương đồng. Định kỳ, Chi nhánh cần có đánh giá tổng kết về khách
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hàng mang lợi nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh
- Tích cực chủ động tìm kiếm các khách hàng mới nhất là các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có tài sản bảo đảm. Việc phát triển khách hàng mới cần phải được giao chỉ tiêu cụ thể tới từng cán bộ và cần phải bám sát quá trình thực hiện. Việc phát triển khách hàng mới có thể được thực hiện thông qua sự giới thiệu của các khách hàng hiện có, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp gặp gỡ khách hàng để giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
- Thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo ý kiến đóng góp của khách hàng để có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng cũng như giúp ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn nữa những cơ chế, chính sách, sản phẩm dịch vụ hướng đến sự thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng
- Định kỳ tổ chức hội thảo, hội nghị với khách hàng, tăng cường sự giao lưu hiểu biết giữa ngân hàng với khách hàng cũng như giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng, đồng thời thông qua đó ngân hàng cũng nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng.
3.2.1.3. Về chính sách TSBĐ
TSBĐ là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi xảy ra rủi ro, vì vậy, trong thời gian tới trên cơ sở chính sách TSBĐ do BIDV ban hành, Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định giá trị tài sản thông qua các biện pháp sau:
- Cần có quy định cụ thể, chặt chẽ trong việc nhận TSBĐ của khách hàng: Chi nhánh ưu tiên hoặc kiên quyết chỉ nhận những tài sản của bên thứ ba là người có mối quan hệ ruột thịt với bên vay, tài sản của chính lãnh đạo/thành viên Hội đồng quản trị/thành viên Hội đồng thành viên công ty vay vốn nhằm nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Trong trường hợp tài sản nằm cách xa trung tâm Hà Nội, không có số nhà và vị trí rõ ràng, người sở hữu tài sản có trình độ dân trí thấp, không có mối quan hệ ruột thịt gần gũi với bên vay hoặc không phải tài sản của lãnh đạo/thành viên Hội đồng quản trị/thành viên Hội đồng thành viên công ty vay vốn, Chi nhánh không nhận hoặc cần xem xét đánh giá thận trọng trước khi nhận những tài sản này đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay trong từng
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
trường hợp cụ thể. Ngoài ra, đối với bên thế chấp/cầm cố tài sản là bên thứ ba không có mối quan hệ ruột thịt đối với bên vay, BIDV Tây Hồ cần quy định hệ số TSBĐ thấp hơn so với quy định của BIDV khi tiến hành định giá TSBĐ.
- Cần đa dạng các nguồn thu thập thông tin: Hiện nay, việc thu thập thông tin làm cơ sở cho công tác định giá tài sản tại Chi nhánh vẫn chỉ đơn thuần dựa trên thông tin rao bán trên các trang web nên mức độ tin cậy chưa cao. Vì vậy, để kết quả định giá được chính xác hơn, Chi nhánh cần tham khảo và thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau như:
+ Thông tin thu được từ quá trình định giá thực tế TSBĐ: Khi đi định giá, cán bộ thẩm định cần tìm hiểu giá trị mua bán khu vực xung quanh tài sản cần định giá (hỏi người dân ở khu vực xung quanh, các quán nước……) để xác định giá trị thực tế đang giao dịch.
+ Thông tin từ các trang web mua bán nhà đất trên mạng internet: Chi nhánh tiếp tục khai thác thông tin từ kênh này, tuy nhiên việc lựa chọn những trang web để làm căn cứ định giá cần phải được thẩm định, đánh giá và cụ thể hóa trong quy trình định giá tài sản. Trên cơ sở giá mua bán rao trên mạng, CBTD cần phải chọn lọc để loại bỏ các giao dịch khống, ảo. Đồng thời, BIDV Tây Hồ cũng cần chú ý đến số lượng tài sản chọn mẫu để lấy giá trị (số lượng chọn mẫu càng lớn, mức độ chính xác càng cao), đảm bảo giá trị của những tài sản thu thập được đại diện cho phần lớn giá trị giao dịch ở xung quanh tài sản cần định giá.
+ Từ các cá nhân môi giới bất động sản và các công ty kinh doanh về bất động sản: Đây là những đối tượng mà công việc chính của họ liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản nên họ có rất nhiều thông tin và cũng cập nhập thường xuyên, kịp thời những biến động liên quan đến giá cả thị trường, vì vậy đây cũng là một kênh thông tin Chi nhánh có thể tham khảo được.
+ Từ các Chi nhánh khác có địa bàn hoạt động nằm trong hoặc gần khu vực tài sản cần định giá: Đây là nguồn thông tin rất hữu ích và đáng tin cậy, đặc biệt đối với tài sản cần định giá nằm ngoài địa bàn Chi nhánh hoạt động hoặc nằm xa trung tâm Hà Nội. Do tài sản cần định giá nằm trong hoặc gần địa bàn hoạt động của các
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chi nhánh khác trong hệ thống BIDV nên các Chi nhánh này có rất nhiều thông tin, kể cả vấn đề quy hoạch của địa phương và hướng phát triển liên quan đến tài sản.
Hơn nữa do cùng hệ thống BIDV nên chất lượng các thông tin được cung cấp luôn được đảm bảo.
- Chọn lựa giá trị định giá phù hợp: Trên cơ sở thu thập các thông tin về giá trị tài sản, Chi nhánh cần loại bỏ một số giá trị gây loãng hoặc ảo, không phản ánh đúng giá trị thực tế. Sau khi loại bỏ, Chi nhánh sẽ có một khoảng giá giao động để định giá tài sản. Chi nhánh xem xét, đánh giá vị trí, đặc điểm và những bất lợi của tài sản cần định giá so với các tài sản tham khảo để đưa ra mức giá cao, thấp, trung bình trong khoảng giá giao động này, như thế sẽ đảm bảo được sự chính xác hơn khi tiến hành định giá.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng
Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới việc mở rộng cũng như nâng cao CLTD, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng phát triển một cách an toàn, bền vững. Qua xem xét tình hình hoạt động của BIDV Tây Hồ ta thấy có sự mất cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn huy động với cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian nên Chi nhánh đã phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, điều này làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với BIDV Tây Hồ là phải đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Để đẩy mạnh công tác huy động vốn trong thời gian tới, Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp như sau:
- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn: Bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống, cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới như: tiết kiệm dự thưởng, tiệt kiệm bậc thang v.v….Đặc biệt Chi nhánh cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung dài hạn thông qua phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Chi nhánh cần có hướng đi đúng
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
đắn bằng cách chuyên biệt hóa sản phẩm của mình, làm nổi bật sản phẩm bằng những đặc tính riêng và các dịch vụ hoàn hảo hơn (thủ tục nhanh chóng, thuận tiện giảm bớt thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng v.v…)
- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt: Hiện tại, BIDV đang áp dụng chính sách quản lý vốn theo cơ chế tập trung nghĩa là toàn bộ nguồn vốn Chi nhánh huy động được sẽ được bán lại cho Hội Sở Chính với mức giá bằng với FTP mua vốn trong từng thời kỳ. Với cơ chế quản lý vốn nêu trên, các Chi nhánh trong hệ thống BIDV được quyền chủ động trong việc xác định lãi suất huy động tại Chi nhánh. Lãi suất luôn là yếu tố chính để thu hút khách hàng gửi tiền. Vì vậy, lãi suất huy động cần phải cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng khách hàng. Đây là vấn đề mà thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt hơn, chi tiết, đa dạng nhiều mức lãi suất ứng với từng nguồn vốn.
- Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng: Chiến lược thu hút và giữ khách hàng cần phải được quan tâm đúng mực. Cần tạo thêm những dịch vụ bổ sung cho khách hàng bằng các ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như miễn phí phát hành thẻ ATM, giảm phí dịch vụ chuyển tiền v.v…..