CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX
2.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu tại Công ty
2.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận nhập khẩu tại Công ty
Xét về mặt kinh tế, lợi nhuận là nhân tố phản ánh chính xác nhất hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, là mục đích cuối cùng của bất kỳ mọi hình thức kinh doanh nào. Vì thế, đánh giá hiệu quả nhập khẩu cũng phải xem xét lợi nhuận dưới nhiều góc độ khác nhau
2.1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận là một nhân tố tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây là nhân tố tiền đề để duy trì và phát triển quy mô hoạt động kinh doanh.
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị: 1000VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 A. Tổng doanh thu
69.591.732 131.663.28 0
179.505.90
1 246.514.012 1.Thu hoạt động kinh
doanh 61.432.586 130.779.37
7
178.311.22
5 246.346.434 Phí ủy thác 5.934.662 6.760.051 12.822.148 13.801.173 Bán hàng XNK
52.340.000 102.783.34 9
148.080.83
9 209.774.775 Hoa hồng bán vé 600.000 8.708.485 1.494.270 1.188.490 Dịch vụ vận chuyển 388.000 9.870.384 13.430.047 17.990.904 Cho thuê văn phòng 2.169.924 2.657.108 3.483.921 3.591.092 2.Thu hoạt động khác 540.000 883.903 194.676 167.578 B. Tổng chi phí
65.995.566 111.935.99 0
157.339.39
6 152.579.877 Chi phí HĐKD
63.262.566 96.353.868 152.725.44
5 148.615.771 Chi phí cho nhân công 4.937.160 3.534.683 9.712.508 9.985.892 BHYT, BHXH, KPCĐ 191.376 326.468 446.215 485.236 Chi phí vật tư, vốn hàng
52.597.720 2.046.012 135.653.96
2 131.882.377
Khấu hao TSCĐ 1.956.644 982.801 923.436 800.107
Chi phí dịch vụ ngoài 3.425.080 1.600.021 5.989.324 5.462.159 SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chi phí khác bằng tiền 1.954.586 5.920.700 3.564.089 3.058.765 Chi phí hoạt động khác 933.000 1.000.057 1.049.862 905.341 C. Lợi nhuận trước
thuế 3.596.166 6.069.211 5.155.722 522.223.081 D. Lợi nhuận sau thuế 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II của Công ty Lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong kỳ sản xuất:
LN = DT – CP
Trong đó: LN là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu DT là doanh thu nhập khẩu
CP là chi phí cho hoạt động nhập khẩu
Tổng doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu từ hoạt động khác. Trong đó, thu từ hoạt động kinh doanh lại bao gồm: phí ủy thác, doanh thu bán hàng xuất nhập khẩu, hoa hồng bán vé, dịch vụ vận chuyển và cho thuê văn phòng kinh doanh.
Tỷ trọng lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh phản ánh mức độ hiệu quả trong kinh doanh của Công ty, là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng doanh thu của doanh nghiệp. Nó được thể hiện bằng công thức như sau:
H =
Lợi nhuận ở đây là lợi nhuận ròng, sau khi đã trừ đi thuế.
Tỷ trọng lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh càng lớn thể hiện hiệu quả hoạt động của Công ty càng cao. Tuy nhiên, đây là một chỉ tiêu thể hiện mối tương quan tương đối giữa lợi nhuận và doanh thu nên không thể dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh của hai Công ty khác nhau. Có hiện tượng này là do mỗi mặt hàng có một tỷ trọng lợi nhuận khác nhau. Có thể có loại mặt SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hàng mà tỷ trọng lợi nhuận thấp nhưng giá trị tuyệt đối lợi nhuận của nó lại cao vì đó là loại mặt hàng có giá trị cao, doanh thu lớn. Do đó, khi so sánh các Công ty, phải so sánh tùy từng mặt hàng kinh doanh có tương ứng với nhau không và so sánh bằng giá trị lợi nhuận tuyệt đối.
Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh của Công ty
Đơn vị: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng lợi nhuận 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Tổng doanh thu 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012
Tỷ suất (lần) 0,048 0,046 0,025 0,024
Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Dựa vào bảng 2.3, có thể thấy chỉ tiêu hiệu quả tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh cao nhất vào năm 2006 và giảm dần xuống mức thấp nhất vào năm 2009. Một đồng doanh thu doanh nghiệp thu về mang lại 0,048 đồng lợi nhuận năm 2006 và tương ứng 0,046; 0,025; 0,024 vào các năm tiếp theo 2007, 2008, 2009. Hiệu quả nhập khẩu năm 2009 tính theo chỉ tiêu này chỉ bằng một nửa hiệu quả đạt được năm 2006 là 0,048 mặc dù doanh thu năm 2009 là cao nhất và lợi nhuận cao nhất là năm 2007. Điều này chứng tỏ rằng doanh thu cao chưa hẳn hiệu quả sẽ cao. Hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận đạt được, khi mức tăng trưởng của doanh thu cao hơn so với mức tăng của chi phí thì lợi nhuận thu được sẽ giảm từ đó kéo theo hiệu quả kinh tế thấp.
Sự suy giảm về hiệu quả nhập khẩu trong giai đoạn này là kết quả của sự gia nhập thị trường của các công ty xuất nhập khẩu Hàng Không trong và SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
ngoài nước đã thu hẹp thị phần của Công ty, số lượng đơn đặt hàng giảm kéo theo doanh thu giảm và hiệu quả thấp dần.
2.1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất là thước đo phản ánh một đồng chi phí sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận, là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này được tính theo công thức như sau:
P =
Theo đó, để tăng hiệu quả hoạt động thì Công ty cần phải giảm bớt chi phí hết mức có thể.
Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của Công ty
Đơn vị: 1000VNĐ
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng chi phí 65.995.566 111.935.990 157.339.396 152.579.877 Tổng lợi nhuận 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021
Tỷ suất (lần) 0,041 0,054 0,028 0,039
Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Bảng số liệu 2.4 cho thấy hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp tính theo tiêu chí Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí năm 2007 là cao nhất ứng với 0,054, thấp nhất vào năm 2008 với 0,028 và tăng lên tương đối năm 2009 với mức hiệu quả 0,039.
Theo đó, một đồng chi phí sẽ mang lại 0,054 đồng lợi nhuận năm 2007;
năm 2006 là được tạo ra 0,041 đồng, tương tự qua các năm 2008 và 2009 là 0,028 và 0,039. Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh, chỉ tiêu này cũng giảm nhiều so với mức ban đầu là do thị trường các nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu Hàng Không được mở rộng tương đối, chi phí sản xuất ngày càng tăng trong khi lợi nhuận bị cạnh tranh gay gắt. Như SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
vậy, điều quan trọng là phải cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết để có thể tăng thêm hiệu quả cho doanh nghiệp, góp phần tạo ra giá trị.
2.1.2.3. Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí
Giá trị gia tăng (GTGT) là giá trị tăng thêm của sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất thông qua hình ảnh của doanh nghiệp và marketing. Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh ở tầm hiệu quả kinh tế xã hội. Nó thể hiện khả năng hoàn vốn và sinh lời của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khả năng mở rộng sản xuất phát huy các tiềm năng thế mạnh; đồng thời thể hiện phần đóng góp cho ngân sách nhà nước dưới các hình thức như thuế, tiền lương và tiền thưởng cho người lao động...
Trong đó, giá trị gia tăng được đo lường như sau:
Giá trị gia tăng = tiền công, tiền lương, tiền thưởng của người lao động + Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn + Thuế sản xuất kinh doanh các loại
+ Khấu hao tài sản cố định + Lợi nhuận sau thuế
Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị:1000VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền lương, thưởng 4.937.160 3.534.683 9.712.508 9.985.892 BHYT, BHXH, CPCĐ 191.376 326.468 446.215 485.236 Các khoản thuế 246.996 483.647 1.246.748 1.103.872 Khấu hao TSCĐ 1.956.644 982.801 923.436 800.107 Lợi nhuận sau thuế 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Về mặt giá trị tuyệt đối, giá trị gia tăng của Công ty đều tăng dần qua các năm. Tuy nhiên trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng là cao nhất từ 11396739 nghìn đồng tăng lên 16791979 nghìn đồng bằng 147,3% năm 2007, ứng với 157,2% năm 2006 và tương đương với 91,7% giá trị gia tăng tạo ra năm 2009.
Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí là chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả của chi phí doanh nghiệp bỏ ra, cụ thể nó thể hiện một phần chi phí đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu phần giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và xã hội.
Chỉ tiêu này được đo lường như sau:
P =
P cho giá trị càng cao thì mức độ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn.
Bảng 2.6: Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí của Công ty Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Tổng chi phí 65.995.566 111.935.990 157.339.396 152.579.877
Tỷ suất (lần) 0,16 0,11 0,10 0,12
Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Theo như bảng 2.6, tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí giảm từ năm 2006 đến năm 2008 và tăng nhẹ vào năm 2009 tuy nhiên xu hướng đi xuống vẫn thể hiện rõ nét hơn. Nếu như năm 2006, một đồng chi phí tạo ra được 0,16 đồng giá trị gia tăng thì năm 2008 con số này đã giảm hẳn xuống chỉ còn SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
0,10 đồng giá trị gia tăng ứng, sụt 37,5%. Năm 2009, tình hình có được cải thiện hơn khi con số này là 0,12 tăng 20% so với năm 2008 nhưng vẫn chỉ bằng 75% năm 2006. Giá trị gia tăng cũng như doanh thu và lợi nhuận giảm đã dẫn đến hiệu quả thấp. Điều đó cho thấy, nếu xét về góc độ này, Công ty kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, thậm chí yếu kém.
2.1.2.4. Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu thể hiện một phần giá trị kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu phần giá trị gia tăng cho xã hội. Đây đồng thời cũng là cơ sở để tính toán tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế quốc gia, được tính theo công thức sau:
P =
Bảng 2.7: Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu của Công ty
Đơn vị: 1000VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Tổng doanh thu 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012
Tỷ suất (lần) 0,15 0,086 0,093 0,074
Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Nếu xét hiệu quả kinh tế nhập khẩu dựa trên chỉ tiêu này, tình hình họat động nhập khẩu của Công ty cũng không thu được thành công. Trong 4 năm mà tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu giảm hơn 2 lần, từ 0,15 xuống tận 0,074. Năm 2007 hiệu quả chỉ bằng 60% năm trước đó, năm 2008 hiệu quả tăng 8% so với 2007 nhưng lại tiếp tục giảm xuống mạnh hơn vào năm 2009. Rõ ràng, một đồng doanh thu của Công ty tạo ra giá trị gia tăng ngày SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
càng thấp hơn. Muốn tăng hiệu quả, cần nhất là phải tăng được cả giá trị gia tăng lẫn doanh thu nhưng mức tăng của giá trị gia tăng phải lớn hơn mức tăng của doanh thu.