CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX
2.2. Đánh giá về hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế hoạt động nhập khẩu tại Công ty
Hiệu quả nhập khẩu thiếu ổn định qua các năm
Trong thời kỳ 2006 – 2009 hầu hết hiệu quả hoạt động nhập khẩu thông qua các chỉ tiêu, yếu tố sản xuất và dưới các hình thức tuy có tăng nhưng mức tăng không đều, một số chỉ tiêu có xu hướng giảm mạnh. Trong đó, sụt giảm mạnh nhất là tỷ suất giá trị gia tăng trên doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu, chỉ đạt phân nửa so với hiệu quả tính toán được ở đầu kỳ. Năm 2007 – 2008 là hai năm thể hiện rõ sự không ổn định đó, năm 2007 các chỉ tiêu hiệu quả đều có sự tăng trưởng vượt bậc trong khi năm 2008 các chỉ tiêu ấy lại giảm một cách nhanh chóng.
Sự tăng trưởng của các chỉ tiêu hiệu quả còn thấp
Một số chỉ tiêu có sự phục hồi nhẹ như tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, giá trị gia tăng trên chi phí, kết quả kinh doanh trên vốn, song sự gia tăng đó cũng không bù đắp lại được sự tăng trưởng ban đầu về hiệu quả của Công ty.
Trong đó, có thể kể đến tỷ suất giá trị gia tăng trên lao động hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua bốn năm, sự khác biệt về hiệu quả kinh tế nhập khẩu theo các chỉ tiêu này hầu như không đáng kể.
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Những điều này thể hiện sự thiếu ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty, nhất là giá trị gia tăng và lợi nhuận biến động không tương xứng với quy mô doanh thu đạt được và vốn huy động. Nói một cách khác, hoạt động nhập khẩu tại Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, chi phí sản xuất kinh doanh chưa có biện pháp kiềm chế nhằm duy trì sự tăng trưởng đều của kết quả kinh doanh.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Như đã phân tích, hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào các chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty, cho nên hiệu quả thấp là do doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng thu được không cao, các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng và khai thác hết tiềm năng của nó.
Mà nguồn gốc của những sự việc này có thể nói bắt đầu từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
Mức độ chủ động trong các thương vụ nhập khẩu còn thấp.
Có thể nói, AIRIMEX là một Công ty lớn có uy tín lâu năm trên thị trường nhập khẩu chủ yếu phục vụ ngành Hàng Không nên có rất nhiều khách hàng cũng như đối tác lớn tự tìm tới Công ty để hợp tác kinh doanh. Đa số các hợp đồng nhập khẩu của Công ty là hợp đồng nhập khẩu ủy thác, phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thị trường trong nước. Song, hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước vẫn chưa có một quy trình cụ thể để mở rộng lĩnh vực kinh doanh và tận dụng cơ hội trên thị trường. Mặc dù mạng lưới kết nối của Công ty đã ngày càng tăng cường với nhiều đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới, sự chủ động trong việc sáng tạo mặt hàng và các hình thức nhập khẩu cũng như tìm kiếm đối tác sẽ mang lại cho Công ty nhiều lợi nhuận hơn. Từ đó hiệu quả kinh tế có thể tăng cao.
Mạng lưới văn phòng đại diện, công tác quảng cáo chưa thực sự hoạt động hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng và đối tác.
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Công tác marketing, giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Công ty cho các khách hàng và đối tác trong và ngoài nước hấu như chưa được chú trọng đúng mức. Công ty cho đến nay vẫn chưa xây dựng được một hệ thống riêng biệt cho hoạt động marketing và chiến lược dài hạn để nâng cao uy tín cũng như thương hiệu. Hầu hết các hoạt động marketing diễn ra rất nhỏ lẻ, manh mún và nhất thời. Dự án quảng cáo không được thực hiện một cách bài bản, thiếu kế hoạch ngân sách cũng như mục đích, nội dung cụ thể. Trong khi đó, thị trường nhập khẩu ngành Hàng không ngày càng xuất hiện thêm nhiều Công ty do quy định ban hành của chính phủ năm 1995, doanh nghiệp tư nhân được tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, Công ty không chỉ chưa khuyếch trương được hoạt động kinh doanh của mình mà còn đứng trước nguy cơ giảm thị phần vì nhiều đối thủ khác.
Đội ngũ cán bộ nhân viên còn mỏng, trình độ nghiệp vụ chưa được sâu sắc
Cho đến năm 2009, đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty dừng ở mức 130 người, trong số đó mặc dù 60% đạt trình độ đại học song vẫn có nhiều nhân viên còn chưa theo kịp được sự phát triển của nền kinh tế thị trường, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty.
Mặt khác, ban lãnh đạo và cán bộ quản lý nhân sự cũng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho nhân viên một cách thường xuyên để có thể nâng cao năng suất lao động, tạo thêm nhiều lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó, còn tồn tại một số bộ phận mang nặng tâm lý hành chính sự nghiệp của kinh doanh nhà nước tạo sức ỳ cho công việc.
Chính vì những điểm đó, quy trình hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng như các hoạt động kinh doanh khác của Công ty còn bị gián đoạn, thiếu hiệu quả.
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chưa tận dụng lợi thế quốc gia để tăng cường thêm các hình thức nhập khẩu như tạm nhập, tái xuất...
Tạm nhập tái xuất là việc mua hàng hóa của nước ngoài sau đó bán lại hay xuất khẩu lại cho một nước khác. Về cơ bản dưới các hình thức này, hàng hóa không có sự thay đổi, không được sản xuất hay chế tác lại. Để có thể phát triển các hình thức kinh doanh này, quốc gia nhập khẩu phải có lợi thế về vị trí địa lý. Nước ta rất phù hợp với hình thức này, là một quốc gia nằm ở cửa ngõ Đông Nam Á, ba mặt giáp biển và một mặt ở đất liền thuận tiện cho việc đưa đón, xếp giữ hàng hóa. Lợi thế tuyệt đối là thế, song Công ty vẫn chưa chú trọng đến những hình thức này, làm lãng phí một khối lượng ngoại tệ tương đối lớn cho quốc gia. Hiệu quả kinh tế vì thế chưa đạt được mức cao nhất có thể.
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
CHƯƠNG 3