CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX
2.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu tại Công ty
2.1.3. Hiệu quả sử dụng yếu tố sản xuất
Lao động là nguồn lực không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh, đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Đo lường hiệu quả sử dụng lao động tức là so sánh tỷ lệ giữa kết quả kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh với số lao động bình quân trong kỳ.
Tuy nhiên có nhiều nhân tố phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu, giá trị gia tăng và lợi nhuận nên cũng có tương ứng những cách tính hiệu quả sử dụng lao động.
- Cách 1: Tính hiệu quả lao động dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp:
H =
Công thức này phản ánh một lao động bình quân sẽ đóng góp bao nhiêu phần doanh thu cho doanh nghiệp.
- Cách 2: Tính hiệu quả lao động dựa trên giá trị gia tăng của doanh nghiệp:
H =
Công thức này phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị gia tăng cho doanh nghiệp của một lao động bình quân.
- Cách 3: Tính hiệu quả lao động dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp H =
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Công thức này phản ánh tỷ lệ lợi nhuận được tạo ra bởi mỗi lao động bình quân của doanh nghiệp
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kết
quả SXKD
Doanh thu 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012 Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Lợi nhuận 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021
Số lao động (người) 110 116 120 130
Hiệu quả (lần)
DT/ LĐ 632.652 1.135.028 1.495.882 1.896.261
GTGT/ LĐ 97.103 98.247 139.933 140.778
LN/ LĐ 30.447 52.320 37.192 45.585
Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Biểu đồ 2.2: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Nguồn: Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Lao động đóng góp một phần không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dưới mọi góc độ, mức độ đóng góp đó có xu hướng tăng qua các năm.
Nếu xem xét hiệu quả nhập khẩu dưới góc độ doanh thu, giá trị của lao động tạo ra là cao nhất và tăng nhanh nhất. Từ năm 2006 đến 2009, mức độ đóng góp của lao động cho doanh thu của Công ty tăng lên đến 3 lần.
Nếu xem xét hiệu quả nhập khẩu dưới góc độ giá trị gia tăng, hàng năm, mỗi lao động tạo ra thêm khoảng 1 triệu đồng giá trị gia tăng. Năm 2009 một lao động đóng góp 140,778 triệu đồng cho giá trị gia tăng của Công ty, đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Đối với chỉ tiêu lợi nhuận, mức độ đóng góp của lao động có tăng nhưng không đều, tăng mạnh nhất vào năm 2007 đạt 52,32 triệu đồng lợi nhuận trên một lao động, nhưng lại giảm vào năm 2008, 2009 cuối cùng đạt 45,585 triệu đồng trên một lao động. Hoạt động kinh doanh của Công ty không thu được kết quả tốt trong những năm nền kinh tế trở nên rất nhạy cảm này giải thích cho sự suy giảm về chất lượng sử dụng lao động.
Ngoài ra, còn có nhiều cách khác nhau được dùng để đo lường hiệu quả sử dụng lao động như năng suất lao động tính theo năm hay là hiệu suất tiền lương:
Hiệu suất tiền lương =
Hiệu suất tiền lương phản ánh một phần tiền lương tương ứng với bao nhiêu phần kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và nó chỉ tăng khi tốc độ tăng của năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của tiền lương lao động.
Bảng 2.9: Hiệu suất tiền lương của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Tiền lương trung bình lao động (1000 VNĐ) 6.016 5.985
Doanh thu/ Tiền lương (lần) 29.838 41.188
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
GTGT/ Tiền lương (lần) 2.791 3.058
Lợi nhuận/ Tiền lương (lần) 742 990
Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Hiệu suất tiền lương của Công ty có tăng mặc dù tiền lương trung bình một lao động thì lại giảm. Nhất là tỷ suất doanh thu trên tiền lương năm 2008, 2009 có sự biến động lớn. Năm 2009 con số này là 41.188 nghìn đồng/ lao động, bằng 138% năm 2008. Như vậy, muốn tăng cường hiệu quả sử dụng lao động, Công ty phải tìm biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh của mình.
2.1.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) của một doanh nghiệp là cơ sở vật chất, hạ tầng, máy móc, nhà xưởng, kho bãi... chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời, tài sản cố định có vai trò quyết định đến năng lực và các hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp đó.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là thước đo được tính dựa theo kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tình trạng tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó có thể được tính theo hai cách:
H =
Theo cách tính này có thể biết được vai trò của tài sản cố định đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoặc có thể tính hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo công thức ngược lại:
H =
Công thức này phản ánh để có được kết quả kinh doanh tốt thì phải đầu tư vào tài sản cố định như thế nào.
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty
Đơn vị: 1000VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kết
quả SXK
D
Doanh thu 69.591.73 2
131.663.28 0
179.505.90 1
246.514.01 2 GTGT 10.681.34
6 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Lợi nhuận 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021
TSCĐ 16.920.10
2 15.058.440 10.682.089 9.967.483 Hiệu
quả (lần)
DT/ TSCĐ 4,11 8,74 16,8 24,73
GTGT/
TSCĐ 0,63 0,75 1,57 1,83
LN/ TSCĐ 0,2 0,4 0,42 0,59
Nguồn:Phòng kế toán – tài chính của Công ty Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty
Nguồn: Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Tài sản cố định có những đóng góp nhất định cho kết quả kinh doanh của Công ty. Mức độ hiệu quả của tài sản cố định năm sau đều tăng hơn năm trước, thể hiện sự thành công của doanh nghiệp.
2.3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn
Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng vốn cố định và vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng được tính theo cách tính hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kết quả
SXKD
Doanh thu DT 69.591.732 131.663.28 0
179.505.90 1
246.514.01 2 Giá trị gia tăng
GTGT
10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128
Lợi nhuận LN 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Vốn SXKD (V) 180.000.00
0
195.000.00 0
200.000.00 0
250.000.00 0 Hiệu quả
(lần)
DT/ V 0,38 0,67 0,9 0,98
GTGT/ V 0,06 0,058 0,084 0,073
LN/ V 0,018 0,03 0,022 0,024
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II của Công ty Biểu đồ 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
SV: Bùi Kim Quy
Líp: KTQT 48B
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Nguồn: Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Doanh thu và giá trị gia tăng, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện rõ bằng sự tăng dần giá trị qua các năm. Tuy nhiên xét về mặt lợi nhuận, do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn không cao và lên xuống thất thường.
Ngoài ra, có thể đo lường hiệu quả thông qua số vòng chu chuyển của vốn lưu động trong năm hay là số ngày bình quân vốn chu chuyển.
Vòng chu chuyển =
Trong đó vốn lưu động bình quân trong năm bằng tổng vốn lưu động của 360 ngày trong năm chia bình quân cho 365 ngày.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, do đó nó cũng mang tính chất không ổn định của tài sản lưu động.
Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong kỳ sản xuất kinh doanh, có thể luân chuyển toàn bộ giá trị một lần hay nhiều lần khi kết thúc kỳ.